Tranh hiện thực, cực thực – vượt qua giới hạn của máy móc
10 năm trở lại đây, dòng tranh hiện thực, cực thực đã trở lại đời sống mỹ thuật một cách đầy sôi động.
Nói là sôi động bởi các cuộc triển lãm luôn thu hút được rất đông người thưởng lãm, bao gồm cả các nhà sưu tập. Tranh thường được bán hết từ trước
Thật quá cũng… khổ
Trong các trường phái hội họa, thể loại hiện thực là dễ xem nhất và gần gũi với số đông công chúng. Chính vì thế, các cuộc triển lãm tranh hiện thực, cực thực gần đây như các cuộc trưng bày của nhóm Hiện thực, triển lãm tranh cá nhân của dịch giả – họa sĩ Trịnh Lữ, triển lãm của nhóm Anh Em… đã hút người xem từ mọi lứa tuổi, ngành nghề. Từ phố Hà Nội, cho tới gương mặt trẻ thơ, góc bếp lửa bập bùng… đã được các họa sĩ vẽ thực đến mức người xem như có thể chạm tay vào các đồ vật, hoa lá, cây cối trong tranh. Nhưng cũng vì thực quá, thật quá mà lại có ý kiến cho rằng, tranh hiện thực đã làm thay công việc của nhiếp ảnh.
Một tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Cao Hoàng
Thậm chí, “tranh vẽ như thế thì thà xem ảnh cho xong”. Ý kiến này đến từ chính quan điểm cố hữu của các họa sĩ Việt Nam ngay từ khi học trong trường với ảnh hưởng của trường phái ấn tượng – vẽ sao chép hiện thực là không hay mà cần phải khác đi, ghi lại cảm xúc, ấn tượng của mình trước các sự vật, hiện tượng. Quan điểm này đã mở rộng và phát triển ngay cả với người xem – vẽ giống và thật là thừa thãi với thị giác.
Trước ý kiến phản biện này, họa sĩ Lê Thế Anh – giảng viên Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cho rằng, giá trị của bức tranh và bức ảnh khác nhau. Trong khi, nhiếp ảnh là khoảnh khắc chớp lấy ngay tức thì, hội họa lại là cả quá trình để họa sĩ hoàn thành tác phẩm, mang nhiều tình cảm của con tim và lý trí. Chưa kể, trong khi nhiếp ảnh được chuyển tải bằng in ấn, hội họa lại được thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu, sơn mài, acrylic, bút chì…
Dù máy ảnh có giỏi đến đâu cũng không tinh tế bằng mắt người. Họa sĩ có kỹ năng đôi tay và óc quan sát, vẽ còn đẹp hơn máy ảnh, rung cảm hơn. Đó là trường phái cực thực. “Trường phái hiện thực hay cực thực hội họa cuối cùng cũng để chứng minh cho khả năng vượt qua mọi giới của con người. Có những bức tranh cực thực làm người xem bất ngờ và kinh ngạc không thể tưởng tượng nổi” – họa sĩ Lê Thế Anh nói.
Một tác phẩm của họa sĩ Lê Thế Anh
Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân thì hào hứng khi nói về dòng tranh hiện thực. Theo ông, hiện thực không phải là cách vẽ mà là một thái độ sống, sự khác biệt giữa cách nhìn và cách thấy một tác phẩm nghệ thuật. Điều đó có nghĩa rằng, việc giống hay không giống hiện thực không quan trọng, điều quan trọng là tác phẩm ấy truyền đến người xem cảm xúc ra sao.
Video đang HOT
Họa sĩ có tay nghề vững vàng
Trong giới hội họa, các họa sĩ hiện thực là những người sống tốt, sống khỏe với nghề. Họa sĩ Lê Thế Anh cho biết: “Các triển lãm của dòng tranh hiện thực có đông người đến xem, tỉ lệ mua tranh cao. Nhìn chung so với các họa sĩ đương đại, họa sĩ hiện thực ổn hơn”. Nhưng trước khi nói đến việc tranh hiện thực bán tốt, điều không ai phủ nhận được, đó là dòng tranh này phô diễn kỹ thuật của họa sĩ rõ ràng nhất. Hiện thực là dòng tranh có kỹ thuật căn bản. Hình họa phải vững, tỉ lệ mặt mũi, chân tay đúng. Họa sĩ phải giỏi về luật xa gần để vẽ phố không méo mó, có cảm về mặt không gian.
Vì thế, có thể khẳng định, họa sĩ hiện thực là những người vững về nghề. Những tên tuổi trong dòng tranh hiện thực trước đây có thể kể đến như Đỗ Quang Em, Lê Huy Tiếp, Vũ Ngọc… Sau này có Phạm Bình Chương, Lê Thế Anh, Bùi Văn Tuất, Quảng Tâm, Lưu Tuyền… Sự chuyển giao và nối tiếp thế hệ của dòng tranh hiện thực Việt Nam có sự học hỏi của dòng tranh hiện thực thế giới nhờ sự phổ cập của Internet. Đặc biệt, từ khi nhiếp ảnh trở nên phổ biến, dòng tranh hiện thực đã trải qua nhiều chặng đường thay đổi.
Họa sĩ Phạm Minh Đức cho biết, nếu như trước đây việc phác họa đối tượng chỉ ở mức tương đối thì ngày nay các họa sĩ vẽ tranh hiện thực ngày càng chú ý hơn tới việc tạo gờ, khối cho chi tiết, để nâng mức độ tả thực của tranh. Bên cạnh đó, thông qua sự chuyển biến của kỹ thuật, nội dung sáng tác hiện thực cũng ngày càng đa dạng và rẽ sang nhiều hướng mới mẻ hơn. Không chỉ vẽ chân dung, phong cảnh, các họa sĩ đã đề cập tới các vấn đề của xã hội đương thời như nạn ô nhiễm môi trường mà Nguyễn Đinh Duy Quyền đang thể hiện.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với sự giúp sức của công nghệ, việc vẽ tranh hay chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn. Nhiều người cũng dễ dàng trở thành nghệ sĩ một cách chóng vánh. Trong bối cảnh ấy, dòng tranh hiện thực, cực thực lại không bị ảnh hưởng nhiều và đang có chỗ đứng vững trong đời sống mỹ thuật. Vì chỉ có vững nghề, họa sĩ mới vẽ được tranh hiện thực. Do vậy, hiện thực vẽ như ảnh chụp thật đấy, nhưng với tài năng của mình, các họa sĩ đã tạo ra những giá trị thẩm mỹ riêng, tranh dễ “đọc”, thực mà hấp dẫn, không đơn điệu.
Cuối cùng, cũng giống như các trường phái khác trong hội họa như siêu thực, ấn tượng, lập thể… hiện thực, cực thực sinh ra cũng nhằm hướng đến một mục đích chung là vì con người, hướng tới các giá trị nhân sinh, làm giàu hơn các giá trị thẩm mỹ của đời sống.
Chàng trai Hà Nội vẽ tranh trên sân bóng rổ: Khó khăn khi theo đuổi nghề lạ nhưng thu nhập xứng đáng!
Anh chàng cho biết vẫn còn sức lực là vẫn còn kết hợp bóng rổ và hội họa.
Thời gian gần đây, bóng rổ trở thành môn thể thao thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Dân tình đổ xô lên sân để được tận hưởng không khí cuồng nhiệt, được gặp trực tiếp các cầu thủ nổi tiếng và chứng kiến những pha úp rổ đẹp mắt.
Bên cạnh đó, những nội dung bên lề khác liên quan đến bóng rổ như chuyện vẽ giày, vẽ sân bóng rổ cũng được chú ý. Trong đó Đặng Thanh Hiển (1996, Hà Nội) - tác giả của những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc về quả bóng cam trên giày, trên tường và cả trên mặt sân bóng rổ chính là cái tên được nhiều người biết đến.
Đặng Thanh Hiển
Cơ duyên đến với nghề vẽ tường, giày và vẽ sân bóng rổ
Thanh Hiển cho biết bản thân chơi bóng rổ từ năm lớp 11. Hiển bắt đầu dành tình yêu quả bóng cam thông qua bộ truyện tranh "Slam Dunk - Cao thủ bóng rổ" cũng như sự hâm mộ dành cho các cầu thủ bóng rổ ở NBA - Giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ. Khi đó trong trường cấp 3 của Hiển cũng có CLB bóng rổ, anh chàng thấy mọi người chơi khá hay và vui nên đã lân la xin các anh khóa trên dạy mình chơi, từ đó bắt đầu mê mẩn môn thể thao này cho đến tận bây giờ.
Hội hoạ thì khác, niềm yêu thích hội hoạ đến với Hiển rất tự nhiên. "Từ khi còn là một học sinh Tiểu học, mình đã rất thích vẽ lại những nhân vật truyện tranh. Mình còn vẽ bừa ra bàn ghế ở lớp, chỗ nào có ngồi là y như rằng chỗ đó có hình mình vẽ" - chàng trai kể lại.
Là một người có đam mê với cả bóng rổ và hội hoạ nên Thanh Hiển cho biết mình luôn muốn kết hợp những thứ liên quan giữa hai thứ trên với nhau. Một phần do không có duyên với việc học vẽ nên Hiển đã tự mày mò đi vẽ tường, customize giày bóng rổ, vẽ sân bóng để kiếm tiền.
Các tác phẩm vẽ trên tường của Thanh Hiển
Trước đây Hiển luôn thấy bóng rổ Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung luôn bị thiếu một cái gì đó khó tả, mọi thứ luôn bị một màu. Trong khi đó anh chàng luôn tin rằng những cái đẹp luôn được tạo nên bởi nhiều màu sắc nên quyết định sẽ trở thành người "đổ màu" cho bóng rổ.
Vì vậy Hiển mang đến là những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc chứ không chỉ đơn thuần là những đôi giày, những bức tường, những sân bóng rổ với mô típ chung, hầu hết như nhau và không có gì nổi bật.
Khó khăn khi theo đuổi sự khác biệt
Khó khăn ban đầu Thanh Hiển phải trải qua là tìm kiếm khách hàng cũng như tìm kiếm được người có cùng chung đam mê, mục đích. "Thời gian trước, khoảng năm 2015 - 2017, bóng rổ Việt Nam chưa thật sự có sự xuất hiện của nghệ thuật, chưa có cá nhân hay tổ chức nào mạnh về nghệ thuật mà lại thực hiện các tác phẩm liên quan đến bóng rổ. Thực tế này khiến mình phải đắn đo và suy nghĩ xem nên bắt đầu từ đâu và như thế nào" - Hiển cho biết.
Về sau, khi đã có được tệp khách hàng phù hợp, khó khăn lớn nhất mà Hiển gặp phải là những lần vẽ hỏng, vẽ sai hình và không có được sự hài lòng, đánh giá tốt từ phía khách hàng và những người quan tâm mình. Điều này khiến anh chàng phải đối mặt với khoảng thời gian tăm tối gần như suy sụp, muốn từ bỏ.
Những đôi giày bóng rổ được biến hoá vô cùng đặc sắc nhờ khả năng của Hiển
Sau những khoảng thời gian khó khăn ấy, Thanh Hiển cảm nhận đam mê của bản thân dành cho hội hoạ và bóng rổ vẫn luôn âm ỉ cháy trong tim. Anh chàng nhận ra rằng nó đủ lớn để có thể giúp mình tìm được hướng đi và giải pháp tốt nhất. "Mình luôn lấy tinh thần 'Mamba Mentality' của Kobe Bryant - huyền thoại bóng rổ NBA làm cảm hứng cho công việc và đam mê của mình. Tinh thần này đã giúp mình rất nhiều những khi muốn chùn chân bỏ cuộc" - chàng trai trẻ chia sẻ.
"Đừng ngại thất bại,vì thất bại là 1 món quà giúp chúng ta có thể thành công hơn rất nhiều" - Thanh Hiển nói thêm.
Từ đam mê đến công việc với thu nhập hấp dẫn
Nhờ may mắn được nhiều người quan tâm đến nên Hiển cũng có thêm được nhiều mối quan hệ. Từ đó Hiển càng có động lực lấy đam mê nuôi đam mê rồi dần dần những công việc này trở thành nghề nuôi sống bản thân lúc nào không hay biết.
Để mà nói công việc này có mang cho Hiển một nguồn thu nhập đều tăm tắp mỗi tháng thì câu trả lời là không. Thu nhập mỗi tháng của Hiển cũng sẽ hoàn toàn khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào tính chất cũng như số lượng dự án. Tuy nhiên mức thu nhập từ các công việc mà Hiển đang làm đều mang lại cho anh chàng nguồn thu đủ để nuôi sống bản thân cũng như nuôi dưỡng đam mê hội họa bóng rổ .
"Ví dụ như mỗi đôi giày bóng rổ sẽ có chi phí vẽ từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng. Vẽ tường sẽ phụ thuộc vào mức độ khó của hình ảnh, màu sắc,... mà giá sẽ dao động từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng cho 1 mét vuông. Vẽ sân cũng tương tự như vẽ tường, mình sẽ căn cứ vào tình trạng sân để tính độ khó khi vẽ mà ra giá từ 500 nghìn đến 700 nghìn cho 1 mét vuông sân nghệ thuật" - Hiển tiết lộ.
Sân bóng rổ được Hiển hoàn thành gần đây
"Mình dự định sẽ tiếp tục kết hợp hội họa và bóng rổ cho tới khi mình vẫn còn sức lực. Cá nhân mình thấy thay vì những sân bóng rổ truyền thống, đơn sắc thì cộng đồng nên có thêm những sân bóng rổ nghệ thuật để làm phong phú và bắt mắt cũng như thu hút được nhiều người chơi bộ môn lành mạnh này" - Thanh Hiển chia sẻ.
Chân tay co quắp sau trận sốt cao, người phụ nữ nỗ lực cầm cọ vẽ, tự thay đổi cuộc sống Cơn bạo bệnh có thể đánh gục thể lực, cướp đi sức khỏe của nữ họa sĩ, nhưng nó không thể nào dập tắt ngọn lửa đam mê với hội họa của chị. Cánh cửa tương lai khép lại sau cơn bạo bệnh Sinh ra vốn là một cô bé khoẻ mạnh với năng khiếu hội hoạ thiên bẩm, chị Trần Thị Hiền...