Tranh ghép vải không phải cuộc chơi mà là tri kỷ
Họa sĩ Nguyễn Thu Huyền sinh năm 1988 tại Khoái Châu, Hưng Yên, là người sáng lập Trung tâm nghệ thuật House of Art. Chị đi tiên phong trong việc sáng tạo và phát triển dòng tranh ghép vải độc đáo.
House of Art được họa sĩ Thu Huyền thành lập với mong muốn dành cho các em thiếu nhi một cơ hội đến với môn nghệ thuật độc đáo này.
Họa sĩ Thu Huyền tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế thời trang, Viện Đại học Mở Hà Nội và lấy bằng Thạc sĩ Mỹ thuật ứng dụng tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp.
Trong quá trình học tập, chị được tiếp cận với nhiều loại hình mỹ thuật khác nhau, các chất liệu và kỹ thuật vẽ khác nhau. Bản thân chị có thể vẽ nhiều dòng tranh như sơn dầu, bột màu, màu nước, màu phấn… Tuy nhiên, ngay từ khi là sinh viên năm thứ 2 đại học, màu sắc độc đáo cùng với chất liệu đặc biệt của vải đã thu hút chị, khiến chị say mê và gắn bó với tranh vải hơn so với các thể loại tranh khác.
Họa sĩ Nguyễn Thu Huyền, người sáng lập Trung tâm nghệ thuật House of Art, đi tiên phong trong việc sáng tạo và phát triển dòng tranh ghép vải độc đáo
Khi bắt đầu đến với nghệ thuật tranh vải, nữ họa sĩ không suy nghĩ gì nhiều về chỗ đứng của dòng tranh này trên thị trường, khó dễ ra sao vì bản thân chị là một người thích tìm tòi, ưa sáng tạo. Bởi vậy, chị làm tranh vải bằng cả niềm đam mê và tâm huyết của mình và đã gắn bó với dòng tranh này đến nay được 12 năm.
12 năm qua, chị đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và tranh ghép vải như một người bạn đồng hành của chị trong suốt quãng đường ấy. Nữ họa sĩ luôn nỗ lực đổi mới, tìm ra phương pháp và kĩ thuật thể hiện cho mỗi tác phẩm, tự vượt qua cái bóng của chính mình chứ không dập khuôn, một màu.
Tác phẩm “Thuyền giấy”
Video đang HOT
Kể về những ngày đầu dấn thân vào môn nghệ thuật đặc biệt này, họa sĩ cho biết, ban đầu chị thường dùng vải vụn để ghép lại những bức tranh nhỏ tặng bạn bè, người thân. Tuy nhiên, sau đó được sự khen ngợi và động viên của mọi người mà chị quyết định tìm tòi và sáng tạo hơn trong cách làm tranh. Cứ như vậy mỗi năm trôi đi, chị có sự trưởng thành hơn trong sáng tác và kỹ thuật để thể hiện trong các tác phẩm của mình.
“Hồng hoa” – Một tác phẩm gây ấn tượng mạnh với người thưởng lãm
“Tôi có lập một công ty về tranh ghép vải khi còn là sinh viên với mong muốn cung cấp dòng tranh này tới thị trường một cách rộng rãi hơn. Tuy nhiên, với khối lượng công việc lớn cùng với gánh nặng trả lương cho nhiều nhân công, trong khi đó sản phẩm của họ chưa đáp ứng được đúng theo tiêu chuẩn mà tôi đặt ra, vậy nên cũng có khá nhiều áp lực. Cùng với đó là việc lập gia đình, có con khiến cho công việc càng thêm vất vả và khó khăn. Đôi khi tôi cảm thấy đuối sức, mệt mỏi và muốn bỏ cuộc, nhưng tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật với tôi chưa bao giờ tắt. Người ta nói đúng, nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề. Có thời gian tôi đã quyết định từ bỏ hẳn làm tranh để chuyển sang một công việc khác, nhưng rồi cuối cùng lại trở về với “người tình vải” của tôi”, nữ họa sĩ cho biết.
Đối với Thu Huyền, nghệ thuật tranh vải không phải là một cuộc dạo chơi mà là tri kỷ. Nếu như trước đây chị sản xuất hàng loạt thì nhiều năm trở lại đây, chị đã quyết định đi theo một con đường còn chông gai hơn, đó là sáng tác độc bản. Mỗi tác phẩm chỉ có một bức duy nhất với nhiều tâm huyết, sáng tạo cùng với kỹ thuật thể hiện trong đó. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của bản thân thì tranh ghép vải Thu Huyền đã được nhiều người biết đến.
Tác phẩm “Đóa hồng phai”
Tranh ghép vải của họa sĩ Thu Huyền có một phong cách riêng không giống bất kì họa sĩ nào, bởi những tác phẩm này được bắt đầu từ con số không, từ sự mày mò và tìm tòi của riêng chị, không được tiếp thu hay bị ảnh hưởng bởi ai đi trước. Đó là sự kết hợp từ những mảnh vải riêng rẽ để tạo nên một tổng thể hài hòa về màu sắc và bố cục mang lại cảm xúc cho người xem. Người yêu nghệ thuật có thể cảm nhận trước hết ở sự tinh tế, và tỉ mỉ trong từng mảnh ghép sau đó là cảm xúc trong mỗi bức tranh. Chị hạnh phúc khi đem đến cho người sưu tập những tác phẩm độc đáo nhất và họ cũng hài lòng, vui sướng khi được sở hữu tác phẩm của mình, đó chính là động lực để chị cố gắng mỗi ngày.
Trung tâm nghệ thuật House of Art do nữ họa sĩ Thu Huyền sáng tập và hoạt động từ năm 2015, với mong muốn giáo dục nghệ thuật được lan tỏa. Chị thành lập trung tâm xuất phát từ niềm đam mê hội họa của bản thân, sau nữa là mong muốn cho các bạn nhỏ có sự định hướng sớm, có sự hướng dẫn chuyên nghiệp của giáo viên để các em phát huy tốt nhất năng lực của mình và trở thành nhà thiết kế thời trang, họa sĩ… trong tương lai.
Họa sĩ Thu Huyền mong muốn đem kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình để mang đến cho học viên, đặc biệt là các bạn nhỏ một sân chơi nghệ thuật đúng nghĩa, với các bài học sáng tạo bổ ích và thú vị nhất.
“Tôi đã từng dạy một người học trò ở tuổi 60, với cô vẽ tranh là sở thích từ nhỏ, nhưng do sự ngăn cản của gia đình, gánh nặng của cơm áo gạo tiền khiến cô không thể theo đuổi được đam mê. Người phụ nữ đó cũng giúp tôi hiểu rằng 60, 70 chưa phải là muộn để chúng ta tìm lại quá khứ, tìm lại chính con người mình”, nữ họa sĩ chia sẻ.
Hiện tại, với cương vị là họa sĩ, giảng viên đại học, giảng viên và điều hành Trung tâm nghệ thuật House of Art, ở mỗi công việc đều mang đến cho Thu Huyền niềm vui và động lực trong cuộc sống. Ngoài công việc bận rộn mỗi ngày, chị cũng dành thời gian để đưa nghệ thuật đến với công chúng bằng nhiều cuộc triển lãm.
Đặc biệt, triển lãm cá nhân về tranh ghép vải năm 2018 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội) của nữ họa sĩ Thu Huyền đã được đông đảo công chúng đón nhận, toàn bộ các tác phẩm đã được bán sau triển lãm, để từ đó, khi nhắc đến tranh ghép vải, người yêu nghệ thuật không thể không nhắc tới nữ họa sĩ – “người tình vải” Nguyễn Thu Huyền.
Di tích Đền Hàn Sơn: Danh thắng kỳ vỹ trong không gian văn hóa Lý Trần
Đền Hàn Sơn tựa như một bức tranh sơn dầu - thủy mặc, nhưng lại mang trong mình yếu tố tâm linh mà nơi khác không có được.
Hà Sơn là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam huyện Hà Trung - Thanh Hóa, nổi tiếng bởi cụm di tích danh lam thắng cảnh Hàn Sơn gồm: chùa Ngọc Sơn, đền Hàn Sơn, đền Ba Bông và các thắng cảnh liên quan được Nhà nước công nhận từ năm 1992.
Từ cầu Lèn (thị trấn Hà Trung) ngược về hướng Tây khoảng 9 km là đền Hàn Sơn, du khách có thể đi bằng ô tô, xe máy hay đi bộ. Nhưng thú vị nhất là bằng thuyền, ca nô đến Hàn Sơn. Lòng khách sẽ thấy say đắm về một vùng non nước kỳ vĩ, nên thơ. Khi đi qua xã Hà Ngọc, chúng ta có dịp ghé thăm vùng đất lịch sử đậm đặc không gian văn hóa Lý - Trần như: chùa Linh Xứng và đền thờ Lý Thường Kiệt. Sau đó, khách sẽ đến với cụm di tích danh lam thắng cảnh Hàn Sơn.
Một góc đền Thánh Mẫu Hàn Sơn
Hà Sơn là một vùng đất linh kiệt, sơn thủy hữu tình, có núi non tầng tầng lớp lớp, có mây trời lãng đãng tựa non tiên du khách xưa nay tìm đến trầm tư mặc tưởng và đắm mình vào lễ hội. Xưa kia, thôn Kẻ Nước, Chí Thủy là khu vực đền Hàn Sơn bây giờ, điều này thật thú vị khi ngã ba Bông là nơi sông Mã tách dòng trước khi ra biển cả. Về mặt địa lý, vùng đất này nằm lọt vào vùng rốn nước trung tâm của châu thổ sông Mã. Ở miền sông nước lại có núi non bao quanh, cái tên Hàn Sơn cũng được cắt nghĩa thật đơn giản. Về triết tự, Hàn có nghĩa vực, thác ngầm, Sơn là núi... ở khúc sông chảy qua. Quả núi liền kề nơi dòng sông đi qua chỗ Hàn được gọi là núi Hàn và ngôi đền có tên gọi Hàn Sơn.
Tương truyền vào năm Hồng Đức (Vua Lê Thánh Tông năm 1470) sai Thái úy Lê Thọ Vực chấn ải ngã ba sông Mã, nơi "rừng thiêng nước độc". Trong lúc tình thế nguy cấp bỗng có người phụ nữ xiêm áo trắng (sau này gọi là Mẫu Đệ Tam) từ trên mây bước xuống bên võng mà rằng: "Hãy về nơi Nhị sơn hạ thủy vây hãm, cầu Mẫu thoải (mẹ nước) tất ứng linh". Y lời, mạc Tướng về nơi Chí Thủy (Đền Hàn Sơn bây giờ) bố trí binh trận. Khi nước triều dâng lên cũng là lúc quân Mạc kéo đến, mạc Tướng cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, giả thua chạy về. Khi quân Mạc kéo vào nơi phục binh bị mạc Tướng cho quân ra đuổi đánh, quân giặc chết vô kể, máu nhuộm đỏ sông.
Người con ái ngồi trên kiệu võng về báo mộng cho tướng quân Lê Thọ Vực đêm hôm ấy là con gái Ngọc Hồng thượng đế (Công chúa Mai Hoa), nay gọi là Cô Ba hoặc Cô Bơ thoải phủ đền Ba Bông. Còn người báo mộng hiến kế để tướng quân phá giặc là "Đệ Tam Thủy Tiên Thánh Mẫu Bạch Ngọc Hồ Trung Xích Thủy Tân Xích Lân Long Nữ" hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thoải, Mẫu Hàn Sơn đều là một.
Để đáp lại ân đức của các thánh thần tướng Lê Thọ Vực tâu lên vua, vua Lê cho lập đền thờ Cô Ba ở bãi bồi ven ngã Ba Bông hiện nay, đền thờ thánh Mẫu đệ tam ở non cao Thạch Bàn thác Hàn Chí Thủy (về sau mới di chuyển xuống ven sông để nhân dân thuận lợi thăm viếng). Lại nhớ ơn công đức của tướng Lê Thọ Vực, nhân dân lập đền thờ ông ngay phía dưới trước đền Mẫu, được tách rời bởi sân Đại Bái (từ đó đến nay vẫn giữ nguyên vị trí sắp xếp đó).
Từ đó lễ hội Hàn Sơn được ra đời, tổ chức vào tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Phần chính của Lễ hội là ngày rước kiệu, mà cách thức là rước bóng Cô Bơ từ đền Ba Bông về hầu thánh Mẫu đệ tam đền Hàn (từ ngày mùng 9 - 12/6 âm lịch). Khi thực hiện xong nghi lễ lại rước cô trở về.
Để đáp lại ân đức của các thánh thần tướng Lê Thọ Vực tâu lên vua, vua Lê cho lập đền thờ Cô Ba ở bãi bồi ven ngã Ba Bông hiện nay
Đền Hàn Sơn tựa như một bức tranh sơn dầu - thủy mặc, nhưng lại mang trong mình yếu tố tâm linh mà nơi khác không có được. Ngôi đền được lập ở nơi sườn non sơn thủy. Nhìn bên ngoài, đền Hàn Sơn không tráng lệ nhưng ấn tích và thời gian càng làm tăng thêm giá trị cổ kính, uy nghi và thiêng liêng của ngôi đền. Cổng đền hướng ra bờ sông Lèn, ở giữa là bức đại tự "Hàn Sơn linh từ". Bên trong, đền được lập theo 4 cấp với 4 cung uy nghi, tráng lệ.
Sau hậu cung lên tới đỉnh núi ngự khoảng gần cây số là nơi Mẫu Đệ tam giáng thế. Tuy là đỉnh núi nhưng rất bằng địa ở giữa là một phiến đá rộng khoảng chục mét vuông, xung quanh rừng thông bạt ngàn ngày đêm lộng gió.
Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng rõ nhất cụm danh lam thắng cảnh Hàn Sơn và đồng ruộng, xóm làng con người luôn cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. Lòng du khách nhẹ đi rất nhiều!. Khi về đêm, toàn cảnh TP.Thanh Hóa, TP.Ninh Bình hay biển Đông như hiện ra trước mắt ta trong tiếng gió vi vu của đại ngàn rừng thông. Quả thật là:
"Đỉnh non cao thạch bàn chúa ngự
Dưới thác Hàn sóng vỗ reo ca"
Nằm trong cụm Di tích danh lam thắng cảnh Hàn Sơn, đền Ba Bông (còn gọi là đền cô Ba, cô Bơ) cũng không kém hấp dẫn. Theo lộ trình, du khách thường bắt đầu từ đền Thánh Mẫu, sau đó ngược lên phía tây khoảng 2 km, là đền Ba Bông. Đến đây, ta không chỉ được gọt rửa bao điều phiền muộn trong cuộc sống mà còn cảm thấy được che trở như có một nguồn sức mạnh kỳ diệu truyền vào cơ thể. Người tham gia lễ hội rất đông đúc nhưng không chen lấn, có đủ mọi thành phần đến từ khắp mọi niềm trên cả nước.
Theo lộ trình, Lễ hội xong du khách sẽ đi về phía Đông Bắc (cách quốc lộ 127 khoảng 2 km) để ra Quốc lộ 1A về nhà, chúng ta sẽ còn được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ của vọng cảnh hồ Sun. Nơi đây, sẽ trở thành khu sinh thái nghĩ dưỡng lý tưởng phục vụ lòng khách sau thời gian dài tham quan thắng cảnh, lễ hội Hàn Sơn.
Văn Trường
Thuê phòng 1,5 triệu, cô gái "chơi lớn" chi 10 triệu để biến nơi lộn xộn thành không gian sống xinh xắn tặng bạn Với phương châm "Cứ ở là phải đẹp", cô nàng Hà Mi đã hô biến phòng trọ cũ kĩ của một người bạn trở nên cực kì xinh xắn, dễ thương chỉ trong 3 ngày. Với nhiều người đi học hay đi làm xa nhà, phòng trọ chỉ là một nơi tạm bợ cho những nhu cầu cơ bản. Bởi vậy mà mỗi...