Tranh gà đua sắc trong triển lãm Tết Đinh Dậu
Nối tiếp truyền thống in, vẽ tranh gà chơi Tết – thờ Tết của một số dòng tranh dân gian ở Việt Nam như Đông Hồ hay Kim Hoàng, nhóm họa sĩ G39 Hà Nội tổ chức triển lãm “Dậu Dome” với những tác phẩm phong phú về chất liệu và cách thức thể hiện.
Triển lãm “Dậu Dome” lấy hình tượng con gà là một trong 12 con giáp làm nguồn cảm hứng sáng tạo.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp nhóm họa sĩ G39 cùng nhau thực hiện triển lãm về chủ đề con giáp để chào đón năm mới.
So với hai triển lãm trước vẽ con giáp Mùi, Thân, số lượng các tác phẩm triển lãm lần này nhiều và đa dạng hơn về chất liệu, cách thức thể hiện.
Các họa sĩ G39 mang tới triển lãm 60 tác phẩm để giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật.
Các tác phẩm tạo ra không gian đầy màu sắc. Biến hóa với những chú gà con có tranh của họa sĩ Tào Linh, Phạm Long Quận; tinh tế với từng đường nét có tranh vẽ gà trống choai của họa sĩ Lê Thiết Cương, họa sĩ Lê Phạn Hiền.
Video đang HOT
Mạnh mẽ, bứt phá có tạo hình gà chọi của họa sĩ Phạm Trần Quân, hạnh phúc sum vầy có gợi hình gà – phượng của họa sĩ Vũ Tuyên. Tươi sáng, thanh thản có tranh gà của họa sĩ Quốc Thái, Nguyễn Thanh Hải…
Theo các họa sĩ, triển lãm là cách nối dài hình ảnh gà trong đời sống thường ngày (vật nuôi, thú chơi, đồ cúng lễ) bằng đời sống nghệ thuật, là sáng tạo nối tiếp truyền thống in – vẽ tranh gà chơi Tết – thờ Tết mà một số dòng tranh dân gian ở Việt Nam như Đông Hồ hay Kim Hoàng tiến hành.
Hình tượng con gà vốn đã rất quen thuộc với người Việt Nam, xuất hiện trong triển lãm như những “khúc biến tấu” sinh động bằng các hình khối và sắc màu tinh tế, phá cách.
Ngoài tranh vẽ (bằng sơn dầu, sơn mài, acrylic, bột màu, mực tàu trên toan, giấy báo, giấy dó, lụa), tranh xé dán còn có các tác phẩm vẽ gốm là đĩa gốm, lọ gốm, tượng gốm được các họa sĩ thực hiện tại chỗ ở hai làng nghề gốm là Bát Tràng (gốm có men) và Hương Canh (gốm không men).
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 23/1 tại số 1 Hàng Da, Hà Nội.
Giang Huy
Theo VNE
Khách Tây thích thú với làng tranh giấy ở Huế
Những ngày này, người dân ở làng Sình (xã Phú Mậu huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đang tất bật sản xuất tranh giấy để bán dịp Tết.
Làm tranh giấy là nghề cổ truyền của làng Sình, vốn nổi tiếng xứ Huế và các vùng lân cận.
Tranh làng Sình có nét giống tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) và tranh Hàng Trống (Hà Nội), nhưng vẫn giữ nét riêng biệt và chủ yếu phục vụ việc thờ cúng, tâm linh dịp Tết.
Để làm tranh, người dân tạo nên những bản tranh khắc gỗ mộc mạc.
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho biết, giấy dùng để in tranh là giấy dó hoặc giấy mộc quét điệp. Màu sắc tô tranh được tạo từ chất liệu như sò điệp, các loại lá cây.
Quy trình làm tranh gồm pha giấy, phơi giấy, tạo màu, khắc ván, in tranh, và tô màu là quan trọng nhất.
Người thợ để giấy trắng lên mộc bản đã quét mực để in tranh.
Tranh in trên mộc bản xong, được phơi khô ráo rồi đến công đoạn tô màu, vẽ mắt mũi.
Dòng chủ đạo của làng Sinh là tranh thờ cúng. Theo phong tục địa phương, các bức tranh này sẽ được đốt bỏ sau khi cúng xong.
Nhiều năm nay, cơ sở làm tranh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước là địa điểm du lịch trải nghiệm được yêu thích của khách quốc tế.
Du khách thích thú khi tự mình tạo nên một bức tranh.
Làng Sình hiện có khoảng 30 hộ đang theo nghề làm tranh dân gian.
Bên cạnh sản xuất tranh thờ cúng dịp Tết, cơ sở làm tranh giấy của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cũng sản xuất bộ lịch 2017 bằng tranh giấy đưa ra thị trường.
Tranh làng Sình theo thương lái sẽ đi các các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Bình để tiêu thụ.
Võ Thạnh
Theo VNE
Angela Phương Trinh hết ôm chó lại đến múa quạt trên thảm đỏ Angela Phương Trinh gần đây được gắn mác người đẹp của những chiêu trò, xuất hiện tại các sự kiện hay thảm đỏ, cô luôn chơi trội theo kiểu hết ôm chó lại đến múa quạt. Angela Phương Trinh tại sự kiện thảm đỏ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần 4 Tại Lễ khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà...