Tránh dị ứng giao mùa ở trẻ trở nên trầm trọng
Thời điểm giao mùa hè thu trong năm luôn là vấn đề lớn đối với các bậc phụ huynh vì đây là thời điểm nhạy cảm làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ nhỏ khi giao mùa xảy ra.
Sự chuyển biến từ nóng sang lạnh gây ra các bất thường về vấn đề sức khỏe của trẻ. Trong khi đó hệ thống trong cơ thể của trẻ chưa được hoàn thiện một cách tốt nhất nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và không khí hanh khô của thời tiết giao mùa.
1. Giao mùa hè thu làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ nhỏ
Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là bệnh lý thường gặp, không chỉ riêng trẻ nhỏ mà bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải bệnh. Dị ứng ở trẻ nhỏ khi giao mùa không gây ra các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh khó chịu.
Dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cha mẹ tuyệt đối không chủ quan. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phụ huynh cần chủ động theo dõi, có chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến của bệnh thường xuyên tránh các trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.
Nguy cơ dị ứng ở trẻ nhỏ khi giao mùa hè thu tăng cao – Ảnh Internet
2. Biểu hiện của dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ
Dị ứng ở trẻ nhỏ xuất hiện mà các phụ huynh có thể quan sát được với các biểu hiện điển hình như sau:
- Trẻ xuất hiện nổi mẩn toàn thân, nổi mề đay, phát ban.
- Khi trẻ bị ngứa ngáy trên da khiến trẻ khó chịu.
- Dấu hiệu trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi.
- Các trường hợp trẻ thở hơi, thở khó, hắt hơi.
- Có thể xảy ra triệu chứng mắt đổ ghèn, sưng đỏ ở trẻ.
Chứng bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ không có thuốc đặc trị hay vaccine phòng ngừa. Vì vậy, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh đơn giản có thể đem lại hiệu quả giúp trẻ dễ dàng thoát khỏi bệnh hoặc làm giảm tình trạng bệnh của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ – Ảnh Internet
Video đang HOT
3. Chuẩn bị và phòng vệ cho trẻ thời điểm giao mùa hè thu
Muốn bảo vệ sức khỏe của trẻ và tránh tình trạng trẻ bị dị ứng khi giao mùa cha mẹ cần để ý:
- Chủ động và thường xuyên cập nhật dự báo thời tiết, các thời điểm giao mùa trong năm để lên kế hoạch, phòng tránh và giữ gìn sức khỏe cho trẻ.
- Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Nếu trẻ nhỏ có các biểu hiện dị ứng thì cần xác định nguyên nhân gây bệnh để chủ động điều trị kịp thời.
Dị ứng ở trẻ nhỏ khi giao mùa hè thu cha mẹ cần chủ động phòng tránh cho trẻ – Ảnh Internet
- Cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm làm mềm da, mát da,… giúp tăng cường sức khỏe làn da và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi sử dụng.
- Chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ để trẻ không bị dị ứng thời tiết khi giao mùa.
Phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ dị ứng. Trong quá trình điều trị dị ứng cho trẻ nếu tình trạng của bé không được cải thiện thậm chí còn xuất hiện các dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng hơn thì cha mẹ cần lập tức ngưng điều trị cho trẻ bằng phương pháp tại nhà và lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, người bệnh cần sử dụng bổ sung các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh từ thảo dược thiên nhiên sẽ giúp làm giảm và dịu nhẹ các triệu chứng dị ứng của trẻ giúp bảo vệ trẻ an toàn và không sử dụng hoạt chất hóa học can thiệp khiến tình trạng dị ứng ở trẻ trầm trọng hơn.
Gia tăng tỷ lệ bệnh nhân bị dị ứng, miễn dịch
Bệnh dị ứng xảy ra đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, các nguy cơ cao của nhiều bệnh và tình trạng y khoa xảy ra. Trong khi đó, hiểu biết về bệnh dị ứng không phải ai cũng nắm rõ.
Hiện nay, các hiểu biết về bệnh dị ứng và miễn dịch của các bệnh dị ứng đang tăng dần lên khiến mọi người lo lắng về bệnh dị ứng và điều trị của mình đối với các bệnh về dị ứng này.
1. Dị ứng là gì?
Tình trạng dị ứng là bệnh lý của phản ứng miễn dịch với các nguyên nhân gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của một số cơ quan.
Trong khi đó bệnh dị ứng rất hay gặp ở mọi đối tượng, có khi chỉ gây mẩn ngứa, hắt hơi và đau bụng. Tuy nhiên, phản ứng xảy ra quá mức có thể sẽ dẫn đến tình trạng tử vong ở bệnh nhân bị dị ứng.
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, tỷ lệ bệnh nhân đến thăm khám vì dị ứng, miễn dịch thời điểm hiện tại so với trước đây tăng cao. Trong khi đó các loại dị ứng thường gặp xảy ra như: nổi mề đay, hen, dị ứng thuốc, thức ăn, thời tiết,...
Do đó, GS Thành đã đưa ra cảnh báo về bệnh dị ứng - miễn dịch về bản chất không thể tự ý chẩn đoán hay điều trị mà bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân, chuẩn đoán và được điều trị đúng cách.
Đối với các trường hợp tự ý mua thuốc để bôi có thể khiến bệnh theo chiều hướng nặng hơn.
2. Các bệnh dị ứng
Các loại bệnh dị ứng hiện như:
- Nổi mề đay.
- Bệnh hen phế quản.
- Lupus ban đỏ hệ thống.
Dị ứng Lupus ban đỏ hệ thống - Ảnh Internet
- Bị dị ứng với một số loại thuốc.
- Dị ứng thức ăn (hải sản,...)
- Các dị ứng xảy ra khi thay đổi thời tiết.
Thực tế, các bệnh về dị ứng đang tăng một cách đáng báo động. Các hiểu biết về nhóm bệnh dị ứng không phải mọi người đều hiểu biết rõ.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng
3.1. Chẩn đoán bệnh dị ứng
Muốn đẩy lùi bệnh dị ứng mà bệnh nhân mắc phải nhất định phải tìm đến bác sĩ và nhận chuẩn đoán bệnh chính xác. Có một vài kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh dị ứng, thực hiện xét nghiệm dị ứng cần thiết để cho kết quả về nguyên nhân của các triệu chứng về bệnh dị ứng:
- Thực hiện xét nghiệm da: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh dị ứng phổ biến nhất. Trong xét nghiệm da để kiểm tra tình trạng và phát hiện bệnh dị ứng gồm có 3 phương pháp: xét nghiệm da, xét nghiệm tiêm ngừa, xét nghiệm "lẫy da".
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên.
- Thực hiện các xét nghiệm máu gồm:
Xét nghiệm Immunoglobulin E (IgE) bằng cách đo nồng độ các chất gây bệnh dị ứng có liên quan để kiểm tra bệnh dị ứng.
Đếm tế bào máu toàn phần (CBC), trong khi đó chủ yếu là các tế bào bạch cầu ái toan để tìm kiếm nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng.
- Đối với những trường hợp được khuyên tránh các chất nhất định bạn cần kiểm tra liệu có thể giảm hoặc sử dụng các chất bị nghi ngờ gây ra triệu chứng dị ứng nặng hơn không. Việc thực hiện xét nghiệm này bằng cách kiểm tra các loại thực phẩm hoặc thuốc dị ứng.
Thực hiện xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh dị ứng - Ảnh Internet
Sau đó, chuyên gia da liễu sẽ kiểm tra phản ứng dị ứng của bạn đối với loại chất bị nghi ngờ gây dị ứng bằng cách sử dụng nhiệt, lạnh và có kích thích khác đến cơ để xem phản ứng dị ứng có xuất hiện hay không. Cũng có những trường hợp bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp nhỏ chất gây dị ứng vào mi mắt để quan sát triệu chứng dị ứng.
- Xét nghiệm máu để chuẩn đoán dị ứng.
3.2. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh dị ứng
Đối với việc điều trị bệnh dị ứng, có nhiều phương pháp có thể thực hiện giúp giảm các triệu chứng và tránh xa các tác nhân gây dị ứng đặc biệt là dị ứng xảy ra khi sử dụng thuốc và thực phẩm. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng giúp làm giảm triệu chứng dưới đây:
Sử dụng thuốc là một trong các biện pháp điều trị bệnh dị ứng thì thuốc là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì tùy thuộc và phân loại mức độ triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe của bệnh nhân mà việc chỉ định sử dụng thuốc sẽ khác nhau.
Các loại thuốc được sử dụng như:
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc gồm các viên dạng viên nang uống, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi hay tiêm.
- Kháng viêm chứa steroid: Đây là loại thuốc có sẵn với nhiều hình thức như: thuốc mỡ cho da, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, xịt vào phổi hoặc các loại kem. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng thì có thể kê thuốc uống hoặc tiêm.
- Thuốc chống xung huyết: Loại thuốc này giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở người bệnh.
Ngoài sử dụng thuốc còn có các phương pháp khác như:
- Tiêm ngừa dị ứng: Việc tiêm ngừa chất dị ứng là một phương pháp trị liệu miễn dịch thường được khuyến cáo nếu không ngăn được dị ứng và các triệu chứng dị ứng trở nên khó kiểm soát.
- Liệu pháp chữa trị miễn dịch dưới lưỡi, miễn dịch dưới lưỡi là một trong các cách giúp điều trị dị ứng mà không tiêm. Bác sĩ cho bệnh nhân liều lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới lưỡi để tăng khả năng chịu đựng các chất ở người bệnh và giúp giảm triệu chứng của bệnh dị ứng.
Dị ứng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và nhận điều trị đúng cách.
Chữa dị ứng, phát ban đơn giản bằng lá lốt Chỉ với một nắm lá lốt, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban,... do bệnh dị ứng thời tiết gây ra. Dị ứng thời tiết là gì? Dị ứng thời tiết là chứng dị ứng thường xảy ra với người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm. Khi thời tiết thay đổi như nóng...