Tranh cử TT Mỹ: Bất ngờ nơi “hậu trường”
Chỉ còn 10 ngày nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống ở Mỹ (ngày 6/11). Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng càng đến hồi kết càng sôi động và gay cấn với những tình tiết lý thú.
Tranh luận – show diễn lớn
Đỉnh điểm chiến dịch tranh cử kéo dài hàng tháng trời dĩ nhiên rơi vào tháng 10 với 3 cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa ứng viên đảng Dân chủ Barack Obama và ứng viên đảng Cộng hoà Mitt Romney.
Đặc biệt quan trọng là cuộc tranh luận thứ ba (diễn ra ngày 22/10 vừa qua). Bất kỳ sơ suất nào cũng kéo theo hậu quả tai hại bởi vì không có điều kiện sửa chữa.
Để chuẩn bị cho các cuộc tranh luận, hai đối thủ đã có một thỏa thuận chính thức. Chẳng hạn, thỏa thuận đó quy định chính xác hình dạng bàn ghế và diễn đàn cũng như kích thước của chúng, nhất là chiều cao.
Mục đích là loại trừ cảnh tượng trong lúc tranh luận, một người phải nhìn lên với vẻ thảm hại còn người kia nhìn xuống với vẻ trịch thượng. Nhưng trong trường hợp này, vấn đề chiều cao dễ dàng được giải quyết bởi vì cả 2 đối thủ đều cao xấp xỉ nhau.
Các ứng viên Barack Obama (trái) và Mitt Romney (phải)
Thỏa thuận đề cập đến cả màu sắc cánh gà sân khấu, cách phân bố màu bình đẳng nhau – màu xanh cho ứng viên đảng Dân chủ còn màu đỏ cho ứng viên đảng Cộng hoà.
Thậm chí, thoả thuận còn quy định cả nhiệt độ trên sân khấu, chắc hẳn để tránh lặp lại một sự cố trong quá khứ, khi ứng viên Nixon tranh luận với ứng viên Kennedy.
Những giọt mồ hôi “phản trắc” lấp lánh trên khuôn mặt Nixon đã khiến ông thua cuộc.
Tuy nhiên, các ứng viên thường vi phạm thoả thuận mà họ đã ký kết. Chẳng hạn, thoả thuận đạt được cấm hai đối thủ trực tiếp đặt câu hỏi cho nhau.
Ngoài người dẫn chương trình, không ai được phép rời khỏi chỗ ngồi của mình ở sau bàn khi người kia đang nói, không được phép tiến lại gần người kia cũng như không được phép đặt vài lần cùng một câu hỏi.
Tất cả những quy định này đều bị cả hai ứng viên nhiều lần vi phạm, đặc biệt trong thời gian diễn ra cuộc tranh luận thứ hai.
Video đang HOT
Ông Romney từ diều hâu biến thành bồ câu
Trong cuộc tranh luận thứ ba, ông Obama để ra một kế hoạch tối đa với mục tiêu chứng minh trước bàn dân thiên hạ là đối thủ của ông non kém về chính sách đối ngoại, về hoạt động ngoại giao và chiến lược quân sự.
Ông Romney chỉ có một kế hoạch tối thiểu – chứng minh cho người Mỹ thấy ông có năng lực của một Tổng tư lệnh và của một nhà ngoại giao tầm cỡ.
Theo đánh giá của các nhà phân tích, ông Obama tuy thực hiện được kế hoạch tối đa của mình nhưng không hoàn toàn.
Còn ông Romney thực hiện được đầy đủ kế hoạch tối thiểu của mình. Ông đã từ diều hâu biến thành bồ câu. Ông đồng ý với nhiều quyết định trong chính sách đối ngoại của ông Obama, lờ đi những phát biểu cực đoan của mình về việc can thiệp vào Syria, về việc ném bom Iran, về việc đưa quân vào Iraq và về việc không rút quân khỏi Afghanistan.
Ông cũng không còn coi Nga là kẻ thù địa chính trị số 1 của Mỹ tuy vẫn không chịu nhìn Tổng thống Putin “qua cặp kính màu hồng”.
Theo CNN, sau ba vòng tranh luận, ông Obama chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ là 48% (ông Romney – 40%). Theo NBC, ông Obama chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ 53% (ông Romney – 23%). Cuộc thăm dò do CBS thực hiện cũng cho thấy kết quả tương tự.
Ngoài ra, ông Obama còn chiến thắng về “mức độ thiện cảm” của cử tri (48% so với 42% của ông Romney).
Một nhà bình luận truyền hình đã khái quát bằng ngôn ngữ dễ hiểu như sau: “Ông Obama đã hạ thủ ông Romney nhưng ông Romney cũng có được dáng vẻ của một Tổng thống”.
Các phu nhân tham chiến
Trong khi các ông chồng “giao chiến”, các “bà xã” của họ – bà Michelle Obama và bà Ann Romney – cũng không chịu đứng ngoài cuộc.
Bà Michelle Obama (trái) và bà Ann Romney (phải)
Cả hai bà đều biểu lộ vẻ trẻ trung, duyên dáng, tâm trạng phấn chấn và những bộ trang phục thanh lịch.
Đồng thời, họ giới thiệu với công chúng nghệ thuật nấu nướng của họ, kể về lối sống lành mạnh và quan niệm của họ về một gia đình mẫu mực, hạnh phúc.
Người dân Mỹ bình thường có thể chọn lựa giữa việc tập thể dục vào lúc 5 giờ sáng của bà Michelle hoặc những buổi dạo chơi trên lưng ngựa của bà Ann.
Nếu bà Ann khích lệ người Mỹ bằng cách kể về việc cá nhân bà đã đấu tranh như thế nào với chứng đãng trí và bệnh ung thư vú, thì bà Michelle tiết lộ những bí quyết giúp cho thân hình bà được cân đối, kể về những luống rau xanh mà bà trồng ngay trong khuôn viên Nhà Trắng.
Nhưng trong lĩnh vực nấu nướng, bà Michelle hơn hẳn bà Ann. Trong số mới nhất ra tháng 10, tờ tạp chí Family Circle đã công bố kết quả cuộc thi nướng loại bánh ngọt sôcôla nhân hồ đào.
Loại bánh của bà Michelle được nhiều “cử tri” (51,5%) ưa thích hơn so với loại bánh của bà Ann.
Theo các con số thống kê, 4 trong số 5 người chiến trắng trong các cuộc thi trước đây đã trở thành bà chủ Nhà Trắng.
Theo 24h
Bức ảnh bầu cử TT Mỹ làm rung động trái tim
Cộng đồng mạng đang xôn xao trước bức ảnh chụp một cựu binh Thế chiến II, 93 tuổi, bị ung thư gan nặng, đang bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ.
Lần bỏ phiếu có lẽ là cuối cùng của ông Frank Tanabe đang làm dấy lên những tranh luận nho nhỏ về tính hợp lệ của lá phiếu nếu ông qua đời đúng giai đoạn bầu cử.
Nằm trên giường bệnh tại nhà con gái Barbara Tanabe ở thủ phủ Honolulu của bang Hawaii (Mỹ), ông Tanabe được con gái giúp bỏ phiếu sớm. Nửa triệu người nhìn thấy bức ảnh trên website Reddit, sau khi cháu trai của ông Tanabe đăng trên đó cuối tuần trước.
Hiện nay, nhiều mạng xã hội tràn ngập lời nhận xét về bức ảnh: "Lòng yêu nước thực sự", "Đây là nước Mỹ", "Cảm ơn người công dân"...
Hai tháng trước, bác sĩ chẩn đoán ông Tanabe có khối u ung thư không mổ được ở trong gan. Ba tuần qua, ông được chăm sóc đặc biệt tại nhà con gái. Sức khỏe của bệnh nhân ngày càng suy giảm mấy ngày nay, ông nói rất ít.
Ông Frank Tanabe hoàn thành nghĩa vụ cử tri với sự giúp đỡ của con gái Barbara Tanabe (trái). Ảnh: Irene Tanabe
Tuy nhiên, cử tri Tanabe rất háo hức được bỏ phiếu bầu tổng thống ông liên tục hỏi con gái lá phiếu đã được bưu điện gửi tới chưa. Sau khi phiếu bầu tới hòm thư, ông bắt tay ngay vào việc.
Con gái Barbara đọc to tên ứng viên tổng thống để bố nghe. Cử tri Tanabe phản ứng bằng cách gật đầu (đồng ý) hoặc lắc đầu. Thay mặt cử tri Tanabe, con gái Barbara điền vào phiếu theo chỉ dẫn của bố, dù Barbara không thích ứng viên ông chọn.
Barbara kể: "Có ứng viên tôi thấy ổn, nhưng có ứng viên tôi phải hỏi lại Bố ơi, bố chắc chắn chứ?". Cử tri Tanabe biết mình đang làm gì ông vẫn thường xuyên theo dõi thời sự qua báo chí, chỉ đến gần đây yếu quá, ông mới dừng đọc.
Ông Tanabe tình nguyện gia nhập quân đội khi đang sống sau hàng rào kẽm gai tại trại Tule Lake ở bang California. Ông bị dứt khỏi trường Đại học Washington và đưa tới trại, khi Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh tạm giữ và cách ly 110.000 người Mỹ gốc Nhật sau khi chiến tranh với Nhật Bản bùng nổ.
Ông Tanabe được phân vào Cục Tình báo Quân đội, cùng với nhiều quân nhân khác trong cơ quan bí mật này năm ngoái được trao tặng Huy chương vàng Quốc hội. "Tôi thích nhận huy chương thay mặt cho tất cả người Mỹ lai, kể cả người Mỹ chính gốc. Tất cả chúng tôi cùng phục vụ trong lĩnh vực quốc phòng của quê hương", ông Tanabe nói.
Noah Tanabe, cháu trai của ông Tanabe (người đăng bức ảnh online), nói rằng, mình luôn nghĩ tới ông mỗi khi đi bỏ phiếu. "Khó mà tưởng tượng rằng, sau khi công việc của gia đình bị phá tan nát, bản thân bị giam giữ, bị tước đoạt cơ hội hoàn thành chương trình đại học, ông tôi lại tình nguyện nhập ngũ. Tôi không biết mình có làm được thế không, nhưng chúng tôi đều rất tự hào về ông", Noah nói.
Gia đình rất ngạc nhiên và vui vẻ trước những lời nhận xét về bức ảnh, Barbara kể. "Tôi nghĩ ông thích gia nhập quân đội, vào trại lính, chiến đấu trong chiến tranh và chống lại sự phân biệt đối xử. Ông làm tất cả những điều đó để chúng tôi có quyền bầu cử quý giá này. Rất nhiều người chân thành bày tỏ tình cảm với bố tôi. Chúng tôi thực sự cảm thấy ấm lòng", Barbara nói.
Ông Frank Tanabe giữ bản sao Huy chương vàng Quốc hội ở Washington hồi tháng 11/2011. Ảnh: Irene Tanabe
Một số người nêu câu hỏi, liệu lá phiếu của cử tri Tanabe có được tính nếu ông qua đời trước Ngày bầu cử chính thức diễn ra vào 6/11 tới. Glenn Takahashi, người quản lý bầu cử ở Honolulu, nói rằng, các lá phiếu bầu cử sớm sẽ bị coi là không hợp lệ nếu người bỏ phiếu sau đó qua đời và Bộ Y tế thông báo các quan chức phụ trách bầu cử về cái chết của họ trước Ngày bầu cử.
Để làm hết hiệu lực một lá phiếu, các quan chức phải sàng lọc hàng chục nghìn phiếu bầu để tìm ra lá phiếu đó. Trên thực tế, việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì vậy, lá phiếu của người chết sẽ được kiểm, nếu người ta không tìm thấy nó.
Một tình huống tương tự đã xảy ra ở Honolulu bốn năm trước, khi bà của Tổng thống Obama qua đời hai hôm trước Ngày bầu cử, sau khi bà gửi phiếu bầu sớm qua đường bưu điện. Hawaii tính cả phiếu bầu của bà vì Bộ Y tế không nhận được giấy chứng tử của bà trước Ngày bầu cử.
Barbara nói rằng, cha của bà, một người đàn ông lặng lẽ, khiêm tốn, sẽ không hiểu tại sao nhiều người lại quan tâm bức ảnh, nhưng ông sẽ phấn khích khi biết rằng, nó khuyến khích người ta đi bỏ phiếu. "Đó là niềm vinh dự tối thượng dành cho ông", Barbara nói.
Theo 24h
Trưởng nam nhà Romney phải xin lỗi Obama Tagg Romney, con trai cả của ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney đã phải trực tiếp xin lỗi Tổng thống Barack Obama vì trót bạo miệng tuyên bố muốn "uých" cho ông một cái trong buổi tranh luận vòng 2. Tagg Romney, 42 tuổi đã trực tiếp lại gần Obama ngay khi kết thúc phiên đối đầu vòng 3 tại Boca...