Tranh cử kiểu “ông cụ”, ông Biden “nhường” cơ hội cho Tổng thống Trump?
Nếu như đắc cử, ông Biden sẽ là tổng thống Mỹ cao tuổi nhất từng được bầu. Tuy nhiên, để vấn đề tuổi tác ảnh hưởng đến lịch trình vận động tranh cử như ông Biden thì khá đáng lo ngại, theo New York Times.
Ông Biden bị Tổng thống Trump đặt cho biệt danh “ngủ gật” (ảnh: CNN)
Trong khi ông Trump dành 2 ngày cuối cùng trước ngày bầu cử diễn ra để tổ chức 10 sự kiện vận động tranh cử ở những bang quan trọng thì ông Biden có vẻ “im hơi lặng tiếng”.
Trong cuộc đua giành vị trí chủ nhân Nhà Trắng đầy cam go, ông Biden lại chọn cách vận động tranh cử có phần nhẹ nhàng.
Hôm 25.10, ông Biden không tổ chức sự kiện vận động tranh cử trực tiếp mà chỉ rời nhà riêng ở Wilmington, bang Delaware để đến nhà thờ. Ngày 26.10, ông Biden đến bang “chiến địa” Pennsylvania chỉ để thăm hỏi người ủng hộ.
6 ngày trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ, ông Biden quay lại Delaware và có một số bài phát biểu về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Bang Delaware không được coi là bang “chiến địa” ở Mỹ.
“Kinh nghiệm tranh cử là bạn nên đi khắp đất nước để thể hiện năng lượng và sự nhiệt thành muốn phục vụ người dân Mỹ. Tuy nhiên năm nay không phải cuộc bầu cử bình thường”, David Axelrod – chuyên gia vận động tranh cử giúp ông Barack Obama – nhận xét.
Một số chuyên gia gọi chiến dịch tranh cử của ông Biden là kiểu “ông cụ”. Cựu phó Tổng thống Mỹ dường như muốn thể hiện ông là người khôn ngoan, bình tĩnh tranh cử trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu chiến dịch tranh cử “ông cụ” thất bại? Ông Biden sẽ hứng chịu “bão” chỉ trích từ chính đảng Dân chủ. Một số thành viên đảng Dân chủ đã phàn nàn về sự “lười biếng” của ông Biden khi tổ chức vận động tranh cử ít hơn Tổng thống Trump.
Chiến dịch tranh cử của ông Biden nhằm bảo vệ sức khỏe cho các nhân viên và cho cả chính ông, trước dịch Covid-19. Ông Biden tỏ ra khá tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan y tế nhằm ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19.
Video đang HOT
Hôm 26.10, ông Biden cho rằng mình luôn tích cực tranh cử và chỉ trích Tổng thống Trump coi thường dịch bệnh khi tổ chức các sự kiện với đông người tham gia.
Chiến dịch tranh cử tuân thủ giãn cách xã hội trong dịch Covid-19 của ông Biden (ảnh: New York Times)
“Chúng tôi vẫn đang vận động tranh cử và sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn gây ra các sự kiện siêu lây nhiễm. Điều quan trọng lúc này là làm việc có trách nhiệm”, ông Biden giải thích.
Tổng thống Trump đã nhiều lần cáo buộc ông Biden không đủ sức khỏe để phục vụ nước Mỹ. Ông Biden từng có một số lần nói nhầm trong khi vận động tranh cử, thậm chí là không nhớ tên của Tổng thống Trump.
Một số đảng viên Dân chủ không hài lòng và lo ông Biden có thể thất cử với chiến dịch “ông cụ”. Theo New York Times, trong khi số ca nhiễm Covid-19 đang tăng ở bang Wisconsin, đảng Dân chủ vẫn thúc ép ông Biden vận động thêm ở đây.
“Các bạn nghĩ Biden ngủ gật sẽ làm việc như tôi sao? Ông ấy sẽ đi ngủ”, ông Trump công kích đối thủ hôm 25.10.
“Ông Biden quá thận trọng. Chúng tôi muốn ông ấy và vợ xuất hiện ở nhiều nơi của đất nước nhất có thể. Nhưng có vẻ ông ấy lo ngại rủi ro nhiễm Covid-19 đối với mình và các nhân viên”, Gilberto Hinojosa – nghị sĩ đảng Dân chủ ở Texas – nhận xét.
Sát ngày bầu cử Mỹ: Xác định bang chiến địa "thắng là thắng tất"
Cả Tổng thống Trump và ông Biden đều muốn biến bang này thành "quê nhà" của mình trong vài ngày cuối cùng của chiến dịch bầu cử. Lịch sử bầu cử Mỹ cho thấy, người giành chiến thắng ở bang này sẽ trở thành tổng thống Mỹ và năm nay cũng không ngoại lệ, theo Politico.
Cả ông Trump và ông Biden đều khao khát giành chiến thắng ở bang Pennsylvania (ảnh: NBC)
"Thắng ở Pennsylvania, chúng ta sẽ thắng tất cả", ông Trump nói về sự quan trọng của bang "chiến địa" Pennsylvania trong bầu cử tổng thống.
Ứng cử viên Biden cũng coi trọng Pennsylvania đến mức ông chọn đây là bang cuối cùng để vận động tranh cử. "Phó tướng" Kamala Harris và cả vợ, chồng ông Biden sẽ vận động tranh cử ở nhiều nơi khác nhau của bang Pennsylvania trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 3.11.
"Nhìn vào lịch sử bầu cử cũng như các cuộc thăm dò dư luận, bạn sẽ thấy bang Pennsylvania quan trọng đến mức nào. Ngày 3.11, nếu bang Pennsylvania chọn ai làm tổng thống Mỹ thì kết quả cả nước cũng sẽ như vậy", Josh Shapiro - Tổng chưởng lý bang Pennsylvania - nhận xét.
Ông Biden được cho là đang dẫn trước ông Trump 4 - 5% tỷ lệ người ủng hộ ở bang Pennsylvania. Đây là lợi thế ở mức khá nếu không tính đến sai số của khảo sát.
Ông Biden cũng dành nhiều thời gian vận động tranh cử ở Pennsylvania hơn bất kỳ bang nào khác ở Mỹ.
Nói về Tổng thống Trump, ông cho biết mình khá tự tin ở bang Florida và bang Pennsylvania là mối quan tâm hàng đầu của Tổng thống Mỹ. Trong khoảng 100 năm qua, không một ứng viên nào của đảng Cộng hòa ngồi vào ghế tổng thống nếu không thắng ở bang Florida - nơi có 29 phiếu đại cử tri.
Tỷ lệ ủng hộ cao dành cho đảng Cộng hòa ở bang Florida khiến ông Trump cảm thấy tương đối tự tin.
Trong khi chiến thắng ở Florida gần như cầm chắc, ông Trump vẫn cần trận thắng lớn ở Pennsylvania. Nếu thắng luôn cả bang này, ông Trump sẽ tiếp tục tạo thêm "kỳ tích" trong bầu cử tổng thống Mỹ.
"Năm nay, bang Pennsylvania sẽ là nơi quyết định ai là người trở thành tổng thống Mỹ", Lou Barletta - cựu nghị sĩ bang Pennsylvania - nhận xét.
Một căn nhà ở bang Pennsylvania thể hiện sự ủng hộ dành cho ông Trump (ảnh: Reuters)
"Vào những ngày cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống, con đường dẫn đến 270 phiếu đại cử tri vẫn còn rất khó lường. Chúng tôi tự tin giành chiến thắng ở bang Pennsylvania", Molly Ritner - phó giám đốc điều hành chiến dịch tranh cử của ông Biden - nhận xét.
Một trong những điểm cộng của ông Trump ở Pennsylvania đó là ông đã thúc đẩy cử tri hoạt động trong ngành khí đốt tự nhiên của bang đi bỏ phiếu.
Trong cuộc tranh luận cuối cùng với ông Trump, ông Biden đã bị Tổng thống đương nhiệm chỉ trích mạnh mẽ vì muốn "hủy hoại" ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Mỹ.
Hôm 30.10. ông Trump đã có cuộc vận động tranh cử được xem là thành công ở Pennsylvania. Người tham gia nghe Tổng thống Mỹ diễn thuyết đông đến mức một số đảng viên của đảng Dân chủ tỏ ra lo lắng về "vết xe đổ" năm 2016.
Tổng thống Trump đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ ủng hộ với ông Biden (ảnh: SCMP)
"Ông Trump đã tập hợp được một đám đông lớn ở Pennsylvania. Thật khó để nhìn vào đó mà không nghĩ rằng chiến thắng cho ông ấy sẽ lặp lại lần nữa", Rebecca Katz - chuyên gia phân tích bầu cử ở bang Pennsylvania - nhận xét.
Đảng Dân chủ biết rằng, ông Trump nhận được sự ủng hộ nhất định ở bang Pennsylvania. Tuy nhiên năm nay, ông Biden được cho là đang chiếm được cảm tình của cử tri nhiều hơn những gì bà Hillary Clinton đã làm năm 2016.
Trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của Covid-19, mãi đến tháng 10, ông Biden mới dành nhiều sự tập trung vào bang Pennsylvania. Những cố vấn của ông Trump cho rằng, hành động "chậm chạp" của cựu Phó Tổng thống chưa đủ để giành được cảm tình của nhiều cử tri.
"Vào giai đoạn cuối cùng của cuộc bầu cử, ông Biden đã chậm lại trong khi Tổng thống Trump vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ. Ông Biden cho rằng những lá phiếu muộn sẽ không ảnh hưởng đến lợi thế ông ấy đang dẫn trước ở Pennsylvania. Suy nghĩ này có thể khiến ông ấy phải trả giá", một nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa nhận xét.
Chỉ còn 2 ngày tới hạn bầu cử, ông Trump tung nước đi "phi thường" Vài ngày trước khi tới hạn bầu cử tổng thống Mỹ, ông Trump đang cố gắng vượt qua giới hạn bản thân để thu hút những lá phiếu cuối cùng của cử tri, theo Reuters. Ông Trump cố gắng hết sức mình để kiếm thêm phiếu bầu từ cử tri vào "phút chót" (ảnh: AP) Tổng thống Trump đã khởi động chiến dịch...