Tranh công đổ lỗi
Có một vị thân hình dị hợm, đầu đội mũ ô sa, chân đi giày Ý, đeo kính Mỹ đang ba hoa chích chòe.
Ảnh minh họa
Vị này chém: Các vị thấy đấy, vùng cao có điện, công của ai? Của tôi chứ ai vào đây nữa. Dân vùng sâu vùng xa bao đời nay làm gì mơ được ở nhà xây, tay lái lụa điều khiển xe máy.
Công của ai? Cũng là của tôi!
Dân tình xôn xao: Ông ở đâu chui ra mà lộng ngôn vậy? Ông đã làm được những gì cho dân vùng khó?
Dị nhân nhếch mép: Thường thôi! Tôi làm thủy điện! Không có tôi á, sẽ mãi là đèn dầu dùng nhựa cây rừng thôi!
Video đang HOT
Không có tôi thì làm sao dân được đền bù đến khu tái định cư xây nhà, dư tiền tậu xe?
Đám đông xì xào: Này ông kia! Cái thủy điện giăng giăng nhà ông đang báo hại dân tình hạ du, lũ lụt bất thường, nhà trôi, người chết thì ông tính sao?
Dị nhân lạnh lùng: Trách nhiệm đó không phải của tôi! Tôi làm sao biết được trời lúc nào vui lúc nào buồn để tiên lượng lúc nào mưa lúc nào nắng.
Các vị rỗi chuyện quá đi! Hỏi các vị, đất các vị đang đứng dưới chân, các vị có biết bao giờ nó thành hố tử thần không mà bảo tôi phải biết đê đập lúc nào vỡ!
Vô duyên! Sao các vị không đi hỏi ông khí tượng, ông giám sát, thẩm định, ông quy hoạch hả? Chụp một rổ trách nhiệm gán cho tôi là không xong đâu nhá!
Đây! Xem đi! Quy trình được phê duyệt từ A đến Z nhá! Một đống dấu đỏ, dấu nào cũng xịn chứ không phải dấu đỏ vỉa hè. Nhìn đi! Thấy chưa?
Đám đông im lặng, bối rối rồi có tiếng thì thào hỏi: Cái thằng cha này ở đâu mà tranh công đổ lỗi, mồm như tép nhảy thế nhỉ?
Ai đó khe khẽ trả lời: Nó họ Lý, tên Thủy hậu duệ chân truyền của Lý Thông. Lý Thông Thủy dịch Nôm ra là cái lý tức nước ở đâu xả tràn ở đó!
Theo Datviet
Tai biến y khoa, không chỉ đổ lỗi cho cá nhân
Vẫn biết trong điều trị khám chữa bệnh, rủi ro y khoa là điều khó tránh khỏi, song việc xảy ra các trường hợp tai biến y khoa nghiêm trọng, với cường độ gia tăng như thời gian qua khiến người dân hoài nghi, ít nhiều mất lòng tin vào hệ thống khám chữa bệnh nước ta. Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc ngành cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc hơn.
Giảm tải và chấn chỉnh y đức là cách làm hiệu quả để giảm tai biến y khoa
Cần thấy lỗi của hệ thống
Tại buổi tọa đàm trực tuyến "Giảm thiểu các tai biến trong y khoa" do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức ngày 19-11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, chỉ riêng trong lĩnh vực sản phụ khoa, từ năm 2012 đến 9-11-2013, cả nước đã ghi nhận 200 trường hợp bà mẹ liên quan đến tai biến sản khoa. Con số này trên thực tế còn nhiều hơn bởi rất nhiều trường hợp khác có thể không được thống kê. Còn tính chung tất cả các lĩnh vực y khoa cũng như tiêm chủng, thời gian qua đã liên tiếp xảy ra những ca tai biến nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận. Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, chính áp lực quá tải BV ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Việc BV nào cũng xảy ra tình trạng nằm ghép giường 2-3 người bệnh/giường khiến tai biến dễ xảy ra hơn vì có thể tiêm nhầm, uống nhầm thuốc hoặc điều trị nhầm phác đồ, nhất là trường hợp nếu người bệnh trùng tên nhau.
Đồng quan điểm này, GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc BV Trung ương Huế cho rằng, việc quá tải tại BV sẽ rất khó để nhân viên y tế, bác sĩ làm đúng theo các quy trình khám chữa bệnh của Bộ Y tế. Tuy nhiên, ông Bùi Đức Phú còn cho rằng, khi xảy ra tai biến, lãnh đạo BV thường tìm cách đổ lỗi cho cá nhân mà không suy xét đến lỗi của tập thể. Trong khi trên thực tế, đa số các vụ để tai biến xảy ra chính là do lỗi của hệ thống, do lãnh đạo BV không đưa an toàn BV lên hàng đầu, thiếu tập huấn và trang thiết bị an toàn.
Phải nâng cao tay nghề, y đức
Qua phân tích các nguyên nhân trên, các chuyên gia cho rằng, để hạn chế tình trạng tai biến y khoa, ngoài việc khắc phục quá tải BV thì điều quan trọng nhất vẫn là phải nâng cao tay nghề và y đức của đội ngũ nhân viên y tế. Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, bác sĩ phải có tâm, có tầm và thường xuyên trau dồi nghề nghiệp chuyên môn, khi đó mới mong hạn chế được tai biến y khoa. Thứ trưởng dẫn ví dụ, từ phòng khám Maria cho đến vụ thẩm mỹ viện Cát Tường và rất nhiều vụ tai biến y khoa ở các cơ sở y tế tư nhân khác trong thời gian qua đều là do phòng khám, bác sĩ quảng cáo quá năng lực, phạm vi chuyên môn, hành nghề quá phép.
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm và giảm thiểu tai biến y khoa là hai vấn đề liên quan đến nhau. Điều này một mặt đòi hỏi quá trình đào tạo các sinh viên ngành y phải được siết chặt từ đầu vào cho đến quá trình đào tạo, có kiểm tra, đánh giá. Mặt khác, các y bác sĩ khi hành nghề phải nắm chắc khả năng chuyên môn của mình thì mới thực hiện.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, tới đây, Bộ Y tế sẽ quyết tâm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tai biến y khoa bằng nhiều giải pháp: Giảm tải bệnh viện, chấn chỉnh y đức, thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ánh của bệnh nhân, cải tiến qui trình khám chữa bệnh...
Theo ANTD
Chắc tại cái điện thoại Thế là vợ chồng con bé Duyên bỏ nhau thật. Chuyện cứ như đùa, nào ai nghĩ lại thành ra cơ sự này. Giờ có đổ lỗi cũng chẳng biết từ đâu, có lẽ là từ cái điện thoại. Chồng Duyên vô tình biết chiếc điện thoại Duyên đang dùng vốn là của người yêu cũ tặng. Lúc có chửa con bé đầu...