Tranh chấp, “vỡ họ” xảy ra nhiều với tính chất ngày càng phức tạp
Từ năm 2006 đến nay, tổng số vụ việc được ngành tòa án thụ lý liên quan đến họ tại 5 địa phương TPHCM, Cà Mau, Hậu Giang, Thanh Hóa, Cần Thơ là hơn 8.000 vụ việc; công an cấp cơ sở đã xử lý nhiều vụ việc liên quan vỡ họ rúng động với số tiền hàng chục tỷ đồng.
Một vụ vỡ hụi chấn động vùng quê ở Tiền Giang (Ảnh: Nguyễn Vinh).
Theo Báo cáo tổng kết thi hành Nghị định số 144/2006 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp thực hiện, thời gian vừa qua các tranh chấp về họ xảy ra nhiều, với tính chất ngày càng phức tạp. Do đó ngoài các biện pháp như hòa giải cơ sở, thương lượng,… các tranh chấp về họ cũng được giải quyết thông qua con đường tố tụng tại tòa án ngày càng nhiều. Đơn cử như từ năm 2006 đến nay, tổng số vụ việc được ngành tòa án thụ lý tại 5 địa phương TPHCM, Cà Mau, Hậu Giang, Thanh Hóa, Cần Thơ là hơn 8.000 vụ việc.
VKSND các cấp đã kiểm sát việc giải quyết trên 33.800 vụ việc dân sự liên quan đến hoạt động họ, thông qua việc kiểm sát các thông báo thụ lý, kiểm sát các quyết định hòa giải thành, đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc tham gia phiên tòa xét xử một số vụ việc dân sự.
Ngoài ra, tính đến hết tháng 9/2016 các cơ quan thi hành án dân sự tại 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết gần 15.000 vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến họ, tương ứng với số tiền được thi hành gần 600 tỷ đồng.
“Qua thực tiễn xét xử và công tác kiểm sát cho thấy, vẫn còn một số vấn đề trong công tác xét xử, kiểm sát chưa có sự thống nhất về quy trình tố tụng và đương lôi giai quyêt gây khó khăn trong công tác giải quyết các vụ việc về họ”- Bộ Tư pháp nhận định.
Video đang HOT
Các vụ việc về họ được giải quyết thông qua cơ quan thi hành án dân sự đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Tuy vậy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: Các tranh chấp về họ trong giai đoạn thi hành án đa số là các vụ việc với số tiền phải thi hành rất lớn, vì trả lãi quá lớn, do đó người phải thi hành án thường không có khả năng thanh toán.
Đa số các vụ việc, cơ quan thi hành án dân sự khi tiến hành tổ chức việc thi hành án thì hầu như người phải thi hành án đã tẩu tán tài sản trước khi có bản án, quyết định của tòa án, hoặc đã đi khỏi địa phương hoăc không có tài sản hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án.
Cơ quan thi hành án cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tống đạt các loại văn bản, giấy tờ về thi hành án, quá trình xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; việc thỏa thuận thi hành án giữa các bên đương sự; thủ tục chi trả tiền cho người được thi hành án cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi lẽ số lượng người tham gia là rất đông, trong đó một người phải thi hành cho nhiều người hoặc có rất nhiều người được thi hành án.
Báo cáo của Bộ Tư pháp cũng cho biết, công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức quán triệt cho cán bộ, đảng viên nắm, thực hiện các văn bản liên quan đến việc đảng viên không được làm (cho vay nặng lãi hoặc chơi họ cũng như các hình thức xử lý, kỷ luật đảng viên cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ). Từ năm 2006 đến nay công an cấp cơ sở đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hoạt động họ.
Ví dụ tại Cần Thơ đã khởi tố 10 vụ án hình sự, 2 vụ không có dấu hiệu tội phạm đã chuyển sang tòa xét xử theo thẩm quyền; hiện đang tiếp nhận 29 đơn tố cáo liên quan đến họ hụi số tiền thiệt hại là 36 tỷ đồng; Bình Định khởi tố 31 vụ án hình sự trong tổng số 103 vụ việc liên quan đến họ, tổng số tiền thiệt hại là 40 tỷ đồng; Bình Phước: khởi tố 16 vụ án hình sự trong tổng số 20 vụ việc được chuyển đến cơ quan công an, tổng số tiền thiệt hại là 65 tỷ đồng…
Từ thực tiễn đó, Bộ Tư pháp đánh giá Nghị định số 144/2006 đang tồn tại nhiều sơ hở, bất cập cần phải sớm được sửa chữa, chỉnh sửa cho phù hợp.
Thế Kha
Theo Dantri
Sẽ xét xử lưu động một số vụ án trọng điểm liên quan đến "vỡ hụi"
Bộ Công an cho biết sẽ phối hợp với viện kiểm sát, tòa án đưa xét xử lưu động một số vụ án trọng điểm liên quan "vỡ họ/hụi" nhằm răn đe, phòng ngừa chung và nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Hàng trăm người dan Cai Lậy, Tiền Giang đến bao vây nhà bà Phan Thị Tư trong vụ vỡ hụi chấn động vùng quê (Ảnh: Nguyễn Vinh).
Bộ Công an vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Tiền Giang xung quanh hoạt động lập họ, hụi, phường đang tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước.
Theo cử tri tỉnh Tiền Giang, hiện nay nhu cầu lập họ, hụi của nhân dân tại các địa phương là có thật, nhằm tích lũy nguồn vốn cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, tình hình vỡ hụi tại các địa phương đang tăng cao và mức độ thiệt hại cho người dân trong mỗi vụ việc lên đến hàng tỷ đồng là điều đáng báo động. Chính vì thế cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để giúp người dân lập và duy trì họ, hụi được an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia họ, hụi, cũng như chủ họ, hụi.
Trong văn bản trả lời, Bộ Công an cho biết, để đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân về việc lập họ, hụi, biêu, phường, nhằm tích lũy nguồn vốn cho bản thân và gia đình, ngày 27/11/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp theo quy định của pháp luật.
"Tuy nhiên, thời gian qua, các đối tượng đã lợi dụng hoạt động lập họ để lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn của nhân dân"- Bộ Công an nêu rõ.
Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác phòng ngừa xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.
Đồng thời tăng cường công tác phát hiện, khởi tố điều tra, xử lý nhiều vụ án liên quan đến hoạt động lập họ trái quy định của pháp luật. Điển hình như vụ Trương Thị Hải Yến - Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch HĐQT Trường THPT Dân lập Phương Nam (Hà Nội); vụ Phan Thị Tư, trú tại xã Phú Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân hàng tỷ đồng...
Để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, thời gian tới, Bộ Công an sẽ tập trung chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương đề xuất bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phòng ngừa, điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hoạt động lập "họ" tự phát và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 144/2006/NĐ-CP.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như tài chính, ngân hàng tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động cho vay, huy động vốn tự phát; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng bất thường của các tổ chức, cá nhân; đa dạng hóa hoạt động tín dụng để người dân có thể tiếp cận các dịch vụ vay, thế chấp tài sản an toàn, nhanh chóng và thuận tiện.
Bên cạnh đó đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, nhất là quy định về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn, cũng như phương thức, thủ đoạn của tội phạm lợi dụng hoạt động họ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giúp người dân chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện và tố giác tội phạm.
Đặc biệt, Bộ Công an khẳng định sẽ nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phối hợp với viện kiểm sát, tòa án đưa xét xử lưu động một số vụ án trọng điểm liên quan đến hoạt động "họ" nhằm răn đe, phòng ngừa chung.
Thế Kha
Theo Dantri
Thi hành án "phản bác" viện kiểm sát vụ đấu giá nhà đất của "Bầu" Kiên Trước việc VKSND TPHCM, VKSND Tối cao cho rằng cuộc đấu giá nhà đất rộng 360 m2 của "Bầu" Kiên tại số 5 Hồ Biểu Chánh (phường 12, quận Phú Nhuận, TPHCM) có nhiều vi phạm, đề nghị huỷ bỏ kết quả đấu giá, cơ quan thi hành án dân sự đã có văn bản phản bác. "Bầu" Kiên tại một phiên toà....