Tranh chấp Trung – Nhật không thể giải quyết?
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Kurt Campbell ngày 2.11 cho biết tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản – Trung Quốc trên biển Hoa Đông chỉ có thể được “kiềm chế” chứ không thể giải quyết được vì tính phức tạp của vấn đề.
“Chúng ta có thể nhận thấy rằng có quá nhiều thử thách đối với một số các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản – Trung Quốc nên những vấn đề này chỉ có thể được kiềm chế, không thể giải quyết triệt để”, tờ South China Morning Post của Trung Quốc ngày 3.11 dẫn lời ông Campbell.
Ông Campbell đưa ra phát biểu trên tại một buổi hội thảo ở thủ đô Washington (Mỹ) ngay khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, trong cùng ngày 2.11, nhấn mạnh sẽ cố gắng làm dịu căng thẳng với Trung Quốc.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Kurt Campbell – Ảnh:AFP
Căng thẳng Nhật – Trung ngày càng gia tăng kể từ khi chính quyền Nhật Bản tuyên bố kế hoạch mua ba hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Cũng trong ngày 2.11, hãng tin Kyodo cho biết bốn tàu hải giám và hai tàu ngư chính Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo này.
Tokyo phản đối hoạt động này của đội tàu Trung Quốc, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng đây là một hoạt động tuần tra bình thường, theo South China Morning Post.
Kyodo dẫn các nguồn tin ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản ngày 2.11 cho biết Bắc Kinh đã quyết định tìm kiếm các cuộc tham vấn định kỳ với Nhật Bản nhằm bàn thảo về việc quản lý chung vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Theo TNO
Phân tích khả năng xung đột vũ trang ở Senkaku/Điếu Ngư
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư diễn biến theo chiều hướng rất phức tạp và có đến 5 nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang tại đây.
Tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc - Nhật Bản vẫn rơi vào bế tắc. Hai bên một mực khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Cuộc đối đầu giữa đôi bên được coi là rất nguy hiểm và có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào.
Trong một bài viết đăng tải trên trang Wall Street Journal, ông Taylor Flavell, giáo sự khoa học chính trị, là thành viên của chương trình nghiên cứu an ninh tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế MIT (Học viện công nghệ Massachusetts, Mỹ) nhận định, có 5 động cơ khiến Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Dưới đây là năm bài viết:
Thứ nhất: Kể từ khi nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, Trung Quốc đã tham gia vào rất nhiều các tranh chấp lãnh thổ trên đất liền với các nước khu vực. Hầu hết các tranh chấp được giải quyết bằng thỏa thuận chung nhưng đều được thực hiện sau khi xảy ra xung đột vũ trang giữa các bên.
Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên đất liền với rất nhiều nước láng giềng, hầu hết những tranh chấp lãnh thổ này đều xảy ra xung đột vũ trang quy mô lớn. Khởi đầu là xung đột biên giới với Ấn Độ vào năm 1962. Đến năm 1969, Trung Quốc lại xảy ra xung đột biên giới với Liên Xô.
Điều quan trọng là các quốc gia này đều có ảnh hưởng đến tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Trong các tranh chấp với các quốc gia yếu hơn như Nepal, Mông Cổ, Bắc Kinh đã né tránh việc sử dụng vũ lực vì họ hoàn toàn có thể sử dụng sức mạnh chính trị của mình để ép đối thủ.
Như vậy, lịch sử đã cho thấy, Bắc Kinh thường xuyên sử dụng vũ lực đối với các tranh chấp trên đất liền trong quá khứ, nhất là những quốc gia được coi là "kỳ đà cản mũi" đối với tham vọng của họ.
Hải quân Nhật Bản được ví như "kỳ đà cản mũi" đối với tham vọng
vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ 2 của Trung Quốc.
Thứ hai, hiện nay, Nhật Bản là lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất đối với tham vọng đại dương của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã sử dụng vũ lực ở hai quần đảo trong 4 quần đảo đang tranh chấp với các nước trong khu vực.
Senkaku/Điếu Ngư có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Đây có thể coi là chìa khóa nắm giữ cửa ngõ hướng ra biển lớn của Trung Quốc. Ngoài vị trí chiến lược về quân sự chính trị, vùng biển xung quanh quần đảo này chứa rất nhiều dầu mỏ và thủy sản.
Nắm giữ một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là tiền đề giúp Trung Quốc vượt ra khỏi chuỗi đảo thứ hai.
Trong khi đó, việc sử dụng các biện pháp chính trị để buộc Nhật Bản nhượng lại chủ quyền cho Trung Quốc gần như là điều không thể.
Giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản là chìa khóa cho tham vọng của Trung Quốc.
Thứ ba, lịch sử tranh chấp chủ quyền trên biển đã cho thấy, Bắc Kinh thường xuyên sử dụng vũ lực để củng cố yêu sách chủ quyền của mình ở những nơi mà họ không nắm bất cứ sự kiểm soát nào. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc đang lớn mạnh và trở thành một thế lực tại châu Á.
Nhưng sức mạnh Hải quân Trung Quốc chỉ được biết đến trên "giấy". Còn sức mạnh của Hải quân Nhật Bản từng được chứng minh trong thực tế. Do vậy, đánh bại Nhật Bản là cách tốt nhất để Trung Quốc khẳng định vị thế của mình.
Thứ tư, lịch sử các cuộc xung đột với các nước láng giềng với Trung Quốc trong quá khứ đều diễn khi Bắc Kinh muốn giương cao tinh thần chủ nghĩa dân tộc trong nước. Và trong thời gian này, Trung Quốc có nhu cầu tăng cường tinh thần đoàn kết trong nước.
Thứ năm, việc Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được nhận định là một bất ngờ lớn đối với Bắc Kinh. Sự kiện quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư diễn ra chỉ vài ngày sau kỷ niệm ngày Nhật Bản xâm lược Mãn Châu, Trung Quốc vào năm 1931. Bắc Kinh chắc chắn không hề muốn quần đảo này hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản.
Theo ANTD
Nhật tăng cường đối phó tàu Trung Quốc Tokyo vừa thông qua kênh ngoại giao đưa ra phản đối mạnh mẽ đối với Bắc Kinh sau khi 4 tàu hải giám Trung Quốc ngày 25.10 xuất hiện gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Theo Kyodo News, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Chikao Kawai cũng đã kháng nghị với Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa, yêu cầu Bắc Kinh rút...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk

Người cao tuổi nhất Nhật Bản qua đời ở tuổi 115

Đòn bẩy thúc đẩy Tổng thống Trump tự tin tái cấu trúc quan hệ thương mại toàn cầu

Hamas thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình Gaza

Mỹ lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận điều quân đến Nga

Cuộc gặp ngắn giữa ông Trump và ông Zelensky thắp lên hy vọng cho Ukraine

Châu Âu tham gia cuộc đua khoáng sản giữa các siêu cường

Anh cấp thêm thị thực cho lao động Ấn Độ, thúc đẩy thỏa thuận thương mại với News Dehli

Việt Nam trở thành biểu tượng hòa bình và phát triển sau chiến tranh

Mỹ: Tác động từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu tới năng lực chống thông tin sai lệch

Mỹ, Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm

Philippines nâng mức cảnh báo sau khi núi lửa Bulusan phun trào
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép
Pháp luật
19:52:16 28/04/2025
Em chồng mỗi lần sang chơi đều "cắn yêu" con tôi đến mức tím bầm tay chân nhưng khi tôi lên tiếng nhắc nhở thì bị cả nhà chồng xúm vào xỉa xói
Góc tâm tình
19:49:06 28/04/2025
Bạn gái HIEUTHUHAI bất ngờ khoá MXH: Chuyện gì đây?
Sao việt
19:37:18 28/04/2025
Bức ảnh phòng the hủy hoại sự nghiệp nam diễn viên gen Z có gia thế khủng nhất showbiz
Sao châu á
19:32:42 28/04/2025
Trải nghiệm Volkswagen Viloran: Khi mọi thiết kế đều hướng tới sự hưởng thụ
Ôtô
19:31:31 28/04/2025
Khám phá trận địa pháo tồn tại hơn 100 năm ở thành phố biển nổi tiếng
Du lịch
19:02:36 28/04/2025
Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt
Tin nổi bật
18:42:21 28/04/2025
Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín
Ẩm thực
18:24:26 28/04/2025
Lâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốc
Netizen
17:51:03 28/04/2025
Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025