Tranh chấp tiền trúng đề, đi báo CA, tất cả cùng bị tù
Người mua trúng số đề với số tiền 25,6 triệu đồng nhưng người bán không trả. Giải quyết không xong, người trúng số đề đã gọi điện… báo công an nhờ can thiệp.
Hai bị cáo Cu và Nhung nghe VKS luận tội tại tòa ngày 8-6. Ảnh: N.Nam
Ngày 8-6, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm đã bác kháng cáo của hai bị cáo Nguyễn Hồng Nhung (28 tuổi) và Nguyễn Văn Cu (32 tuổi), tuyên y án sơ thẩm, phạt Nhung năm tháng tù và Cu bảy tháng tù cùng về tội đánh bạc.
Tại tòa, bị cáo Cu xin giảm nhẹ hình phạt vì bản thân có bệnh HIV. Tuy nhiên, đại diện VKS hỏi bị cáo về các giấy tờ chứng minh bị cáo bị bệnh có nộp ở tòa không thì bị cáo nói không có, chỉ nộp cho nhà tạm giam.
Bị cáo Nhung xin giảm nhẹ hình phạt vì một mình nuôi hai con nhỏ, cha mẹ già yếu… Đại diện VKS cho rằng tình tiết bị cáo Nhung đưa ra không mới, bị cáo Cu nói bị bệnh nhưng hồ sơ không thể hiện. Từ đó, VKS đề nghị giữ y án sơ thẩm và đã được tòa phúc thẩm chấp nhận.
Theo hồ sơ, từ đầu tháng 12-2014 đến 1-2-2015, Nguyễn Ngọc Tuyền bán số đề cho nhiều người dưới hình thức ghi bán trực tiếp cho người mua số đề, nhưng không liên tục, thời gian bán số đề được khoảng 55 ngày. Hàng ngày từ khoảng 12 đến 15 giờ, Tuyền ghi bán số đề cho từ ba đến năm người với số tiền từ 200.000n đồng đến 960.000 đồng, rồi giữ lại ăn thua với người mua số đề.
Vào ngày 1-2-2016, Tuyền bán số đề theo kết quả xổ số kiến thiết của đài Kiên Giang cho Nguyễn Hồng Nhung và Nguyễn Văn Cu với tổng số tiền thể hiện trên phơi là 960.000 đồng. Khi xổ số, Nhung và Cu trúng con số 96 được mua với số tiền 320.000 đồng, được tiền là 25,6 triệu đồng. Sau đó, Nhung và Cu đến nhà Tuyền để lấy tiền trúng số đề nhưng Tuyền không đưa nên cả hai đi về.
Qua ngày hôm sau, Nhung và Cu tiếp tục đến nhà Tuyền lấy tiền thì hai bên cự cãi. Nhung gọi điện thoại báo Công an phường Thuận Hưng. Công an mời cả ba về trụ sở làm việc và… đến hôm nay tất cả đều bị đi tù!
Xử sơ thẩm vào tháng 4-2016, TAND quận Thốt Nốt tuyên phạt Tuyền hai năm tù về tội tổ chức đánh bạc, Cu bảy tháng tù và Nhung năm tháng tù cùng về tội đánh bạc.
Theo Danviet
Nhiều khuất tất trong vụ tranh chấp hứa thưởng số tiền gần 55 tỷ đồng
Bản thân là một cán bộ cấp cao của Ngân hàng Á Châu (ACB) nhưng lại "đi đêm" với một người khác để ký kết hợp đồng mua bán nhà mà không hề có một thủ tục pháp lý nào.
Chưa hết, căn nhà đang được ký kết thuê giữa một ngân hàng và công ty kinh doanh nhà song lại có thêm một cái "bắt tay" giữa người đại diện pháp luật của ACB và người tự nhận mình là thừa kế duy nhất? Hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra xung quanh vụ tranh chấp hứa thưởng đối với căn nhà hiện do ACB làm Hội sở.
Video đang HOT
Cán bộ cấp cao ACB "đi đêm"?
Ngày 4/7/2011, khi UBND TPHCM ra quyết định trả căn nhà số 446-448 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3 (gọi tắt là căn nhà 446-448) thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Đắc Kha và bà Vương Thị Khanh cho bà Khanh cũng là lúc Văn phòng Công chứng Trung Tâm ra thông báo công nhận ông Nguyễn Đắc Quang (con trai bà Khanh) là người thừa kế hợp pháp căn nhà.
Tuy nhiên, trên thực tế, đồng thừa kế với ông Quang còn có 9 người khác nữa. Biết được việc làm trái luật và trái đạo lý này của ông Quang, bà Khanh gửi đơn ngăn chặn đến cơ quan thẩm quyền.
Ngày 13/7/2011, TAND TPHCM ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm bà Khanh và những người thừa kế được chuyển dịch tài sản trên.
Bà Khanh cũng đã có văn bản gửi đến nhiều cơ quan chức năng yêu cầu hủy ủy quyền cho ông Quang và đề nghị không cấp giấy chứng nhận nhà đất cho bất kỳ ai.
Thế nhưng, ngày 6/9/2011, ông Quang vẫn được Văn phòng Công chứng Trung Tâm hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế xác định ông Quang là người duy nhất thừa hưởng toàn bộ khối tài sản nêu trên. Đến khi ông Quang lập tờ khai trước bạ nhà đất và đóng thuế trước bạ để được cấp giấy chứng nhận thì bị UBND quận 3 dừng lại.
Chưa hết, ngày 13/10/2011, ông Đỗ Minh Toàn - Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB - ký với ông Quang hợp đồng thuê nhà giấy tay, thời hạn thuê nhà là 50 năm đối với căn nhà trên, trong khi vẫn đang tồn tại hợp đồng thuê nhà giữa Ngân hàng ACB với Công ty Quản lý Kinh doanh nhà TPHCM.
Đáng lưu ý hơn là vào một ngày sau, tức ngày 14/10/2011, bà Đặng Thu Hà - Giám đốc Phòng Ngân quỹ Sở giao dịch Ngân hàng ACB, cổ đông sở hữu cổ phần lớn của Ngân hàng ACB ký một thỏa thuận mua nhà bằng giấy tay với ông Quang về căn nhà nói trên, với số tiền là 250 tỷ đồng và bà Hà tự nhận đã đưa cho ông Quang 210 tỷ đồng.
Trước đó, vào ngày 10/11/2010, tại nhà số 250 Nguyễn Thị Minh Khai (phường 6, quận 3) cũng chính ông Quang cùng vợ là Hoàng Trọng Lan Hương theo sự ủy quyền của bà Khanh ký Hợp đồng đặt cọc cam kết bán căn nhà số 446-448 cho ông Vũ Huy Hoàng (ngụ đường Trần Quang Diệu, phường 14, quận 3.
"Tôi đã thanh toán số tiền đợt một là trên 21,2 tỷ đồng cho ông Quang qua hệ thống Ngân hàng Phương Nam (Southerm Bank)" - Ông Hoàng nói.
"Mãi đến năm 2013, khi theo dõi trên báo đài về vụ án tranh chấp hợp đồng hứa thưởng giữa ông Đặng Đình Thịnh và bà Khanh tôi mới được biết:
Sau khi nhận tiền đặt cọc mua bán nhà của tôi, ông Quang được sự tiếp tay của Văn phòng Công chứng Trung tâm âm mưu khai nhận di sản gian dối và lén lút cấu kết với các cán bộ cấp cao của Ngân hàng ACB là bà Hà và ông Toàn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi" - Ông Hoàng bức xúc nói.
Từ những lý lẽ trên, ông Hoàng đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: Thứ nhất, ACB là một ngân hàng lớn, các giao dịch đều được ràng buộc pháp lý rất chặt chẽ, tại sao ông Toàn lại vội vã ký một hợp đồng thuê tay với thời hạn dài như vậy với ông Quang trong khi hồ sơ pháp lý nhà chưa rõ ràng, đang tranh chấp.
Thứ hai, là một cán bộ cấp cao của Ngân hàng ACB, một cổ đông lớn với gần 10 triệu cổ phiếu, đồng thời là dì ruột của Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy, bà Hà có biết việc ACB ký hợp đồng thuê nhà với ông Quang hay không?
Tại sao bà Hà lại ký thêm một hợp đồng mua bán nhà (khi nhà chưa đầy đủ về mặt pháp lý, lại đang bị Tòa phong tỏa để giải quyết một vụ án khác) với ông Quang?".
Các giao dịch... vô lý
Vụ việc liên quan tới hội sở ngân hàng ACB vẫn chưa có hồi kết
Thực tế thì trong bản án sơ thẩm ngày 3/2/2015 của TAND TP.HCM đã xác định thỏa thuận giữa ông Quang và bà Hà là vô hiệu do vượt quá phạm vi ủy quyền và nhà đất chưa được hợp thức hóa. Tuy nhiên, một điều hết vô lý và oái ăm là Tòa lại buộc bà Khanh và ông Quang cùng trả lại số tiền 210 tỷ đồng cho bà Hà.
"Tòa án sơ thẩm nhận định việc ông Quang giao dịch với bà Hà là vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong khi đó, bà Hà cũng biết rõ việc ông Quang cố tình thực hiện không đúng ủy quyền của bà Khanh, khai nhận di sản gian dối nhưng vẫn ký thỏa thuận.
Do đó, việc Tòa buộc bà Khanh phải cùng ông Quang trả tiền cho bà Hà là trái quy định của pháp luật" - Luật sư Trần Đình Dũng, Đoàn Luật sư TPHCM phân tích.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng: Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Và khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
"Do giao dịch giữa bà Hà và ông Quang là vô hiệu nên căn cứ theo quy định trên thì ông Quang phải trả lại cho bà Hà số tiền đã nhận là 210 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, Tòa tuyên buộc ông Quang và bà Khanh phải liên đới trả lại 210 tỷ đồng cho bà Hà là không hợp lý. Bởi, ông Quang đã vượt quá phạm vi ủy quyền khi ký kết hợp đồng mua bán với bà Hà khi nhà chưa hợp thức hóa và đang tranh chấp và tại thời điểm đó, ông Quang chính là người nhận tiền, do đó ông Quang phải tự mình chịu trách nhiệm trả lại toàn bộ số tiền 210 tỷ đồng tiền cọc của bà Hà. Bà Khanh không có trách nhiệm liên đới cùng với ông Quang trong việc trả tiền lại cho bà Hà" - Luật sư Hậu phân tích.
Luật sư Hậu nói thêm: "Dưới góc độ pháp lý, tôi cho rằng bà Hà ký hợp đồng mua bán với ông Quang trong khi biết rõ là căn nhà này đang tranh chấp đồng thời biết rằng ông Quang không có thẩm quyền ký kết hợp đồng vì nhà chưa được hợp thức hóa là trái với quy định pháp luật.
Bà Hà khai nhận đã đưa tay cho ông Quang tiền cọc 210 tỷ đồng với giá bán nhà 250 tỷ đồng trong tình trạng pháp lý này là điều rất bất thường và không thể tin nổi.
Giao dịch thuê nhà bằng giấy tay giữa lãnh đạo ACB và ông Quang khi nhà đang tranh chấp và ông Quang cũng không có thẩm quyền cho thuê là bất hợp pháp và khó hiểu! Chính vì vậy, các giao dịch này đã bị Tòa bác bỏ".
"Thực chất về giao dịch 210 tỷ đồng này là việc làm phức tạp thêm vấn đề và gây khó khăn cho Tòa trong việc xét xử, đồng thời để né tránh việc chi trả thù lao trong hợp đồng hửa thưởng cho ông Thịnh mà thôi" - Luật sư Dũng nói thêm.
Như báo Người Đưa Tin đã nhiều lần đưa tin, phản ánh, vụ việc tranh chấp hứa thưởng giữa ông Thịnh và bà Khanh về căn nhà 446 - 448 từ năm 2011 (tình từ thời điểm UBND TP trả nhà cho bà Khanh) đến nay vẫn chưa hồi kết.
Sau 3 năm thụ lý giải quyết, ngày 3/2/2015 TAND TPHCM xét xử và ban hành bản án với một số nội dung: Công nhận thỏa thuận hứa thưởng và buộc bà Khanh, ông Quang phải trả cho ông Thịnh số tiền gần 55 tỷ đồng; Buộc ông Quang, bà Khanh phải trả lại cho bà Hà số tiền 210 tỷ đồng...
Do chưa đồng ý với một số quyết định trong bản án, nhất là việc định giá tài sản, buộc cả ông Quang và bà Khanh phải trả lại tiền cho bà Hà... nên ông Thịnh, ông Hoàng đã nộp đơn kháng cáo. Sau hai lần phải hủy phiên tòa thì ngày 10/3, TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử phiên phúc thẩm.
Cần làm rõ tình tiết liên quan đến hành vi rửa tiền
Do nhiều lần vắng mặt tại tòa, lần này trong phiên xét xử phúc thẩm, luật sư Trần Đình Dũng, người bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ Huy Hoàng đã có đơn kiến nghị gửi tới TAND Cấp cao TPHCM yêu cầu:
"Để làm rõ tình tiết liên quan đến hành vi rửa tiền mà pháp luật nghiêm cấm, tôi đề nghị quý Tòa triệu tập trực tiếp tham gia phiên tòa hai đương sự gồm: Bà Đặng Thu Hà, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và ông Nguyễn Đắc Quang, đồng bị đơn".
"Trong quá trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm đã xác định giữa bà Hà và ông Quang có khai nhận chuyển cho nhau số tiền 210 tỷ đồng. Đây là số tiền giao dịch lớn, không thông qua ngân hàng và ông Quang là người có quốc tịch nước ngoài. Giao dịch này nếu có, thì nó phải được làm rõ bởi nó là giao dịch đáng ngờ mà pháp luật nghiêm cấm" - Luật sư Dũng nói.
Theo Thanh Tùng
nguoiduatin.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Chủ đề vùi điện thoại xuống đất phi tang cũng không thoát Khi công an tới, người ghi đề đem điện thoại vùi xuống đất để phi tang tin nhắn và file ghi âm nội dung đánh số đề nhưng cuối cùng vẫn không thoát. Theo tin từ báo Pháp luật TP. HCM, chiều 25/1, TAND huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Toàn ba năm...