Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Thay ngựa giữa dòng
Ngày 17/12, Chính phủ Nhật Bản chính thức thông qua 2 dự thảo chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia và dự thảo hướng dẫn chính sách quốc phòng mới.
Hai dự thảo này bảo đảm Tokyo sẽ phản ứng bình tĩnh và kiên quyết trước động thái mở rộng hải phận và không phận của Trung Quốc, đồng thời sẽ thành lập hệ thống giám sát, tình báo và cảnh báo sớm để bảo vệ hải phận và không phận của Nhật Bản.
Trước đó (11/12), tổ chuyên gia của Thủ tướng Shinzo Abe đã nhất trí thông qua các nguyên tắc cơ bản của 2 dự thảo này. Động thái kể trên diễn ra trong bối cảnh có tin nói rằng, Đại sứ Trung Quốc tại Philppines – bà Mã Khắc Thanh chuẩn bị về nước cho dù chưa hết nhiệm kỳ 3 năm (nhậm chức tháng 1/2012). Người thay thế bà Mã Khắc Thanh sẽ nhậm chức trước cuối tháng 1/2014.
Mỹ – Trung gia tăng căng thẳng
Căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục gia tăng sau khi một tàu hải quân Trung Quốc tìm cách chặn tàu USS Cowpens của Mỹ ở vùng lãnh hải quốc tế hôm 5/12. Vụ việc suýt biến thành một cuộc đụng độ nguy hiểm trên biển giữa 2 cường quốc hàng đầu thế giới. Được biết, khi tàu USS Cowpens đang giám sát tàu sân bay Liêu Ninh ở vùng lãnh hải quốc tế thì tàu Trung Quốc ra lệnh cho tàu Mỹ không được đi tiếp bằng cách hú còi, sau đó chặn đường. Tàu Trung Quốc đã tiếp cận sát tàu USS Cowpens ở cự ly 500m. Đây là khoảng cách đủ gần để thủy thủ trên tàu USS Cowpens buộc phải hành động để tránh một cuộc đụng độ nguy hiểm.
Quan chức quân sự Mỹ cho biết, một tàu Trung Quốc đã tách khỏi nhóm tàu hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh và “Trung Quốc biết họ đang làm gì”. Mỹ đã phản ứng và đang bức xúc sau vụ tàu Trung Quốc chặn tàu USS Cowpens trang bị tên lửa hành trình trên Biển Đông hôm 5/12. Bởi đây không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc tỏ thái độ hung hăng với tàu Mỹ. Tháng 3/2009, 5 tàu chiến Trung Quốc từng khiêu khích tàu USNS Impeccable tại khu vực hải phận quốc tế ở Biển Đông.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Trung Quốc
Quan chức Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ cho rằng, tàu USS Cowpens là tuần dương hạm lớp Ticonderoga (CG-63) đã bị một tàu đổ bộ kiểu ụ tàu (tàu dock) cỡ lớn, thường có lượng giãn nước rất lớn khiêu khích. Được biết, hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh từ Thanh Đảo xuống Biển Đông có 2 tàu khu trục Type 051C làm nhiệm vụ phòng không hạm là 115 Thẩm Dương và 116 Thạch Gia Trang, cùng với 2 tàu hộ vệ lớp 054A là 538 Yên Đài và 550 Duy Phường. Trong nhóm tàu hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh không có tàu đổ bộ nào đi theo, nên tàu khiêu khích tàu USS Cowpens đã được bổ sung khi xuống Tam Á.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Mỹ cùng đồng minh đang bày tỏ mối quan ngại trước việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và điều tàu sân bay Liêu Ninh tới Biển Đông.
Ngày 12/12, mạng Dodbuzz Mỹ cho biết, tại phiên điều trần của Tiểu ban lực lượng trên biển và viễn chinh thuộc Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ, chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Hudson Cropsey đã đề nghị quân đội Mỹ phải đưa ra kế hoạch chiến tranh cụ thể đối với Trung Quốc, nhất là sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ADIZ. Chủ tịch Tiểu ban Randy Forbes cho rằng, việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc đang ảnh hưởng tới chiến lược của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Trong cuộc điện đàm ngày 12/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhằm giải quyết ADIZ mà Trung Quốc mới thiết lập trên biển Hoa Đông (từ 23/11).
Cảnh báo của giới chuyên môn
Chuyên gia quân sự Rick Fisher cho rằng, vụ va chạm trên Biển Đông hôm 5/12 giữa tàu USS Cowpens với tàu Trung Quốc cho thấy, sau 2 thập niên tăng cường sự hiện diện của hải quân, Bắc Kinh cảm thấy không thoải mái và không muốn chấp nhận sự hiện diện của Washington trong khu vực ảnh hưởng của mình. Tàu USS Cowpens vừa kết thúc hoạt động cứu trợ hậu siêu bão Haiyan tại Philippines. Được biết, Mỹ đã gửi khoảng 50 tàu và máy bay tới khu vực thiên tai. Manila cho rằng, thách thức trong việc huy động nỗ lực cứu trợ hậu siêu bão Haiyan cho thấy tính cấp bách của việc phải ký thỏa thuận dài hạn cho phép gia tăng sự hiện diện của binh lính Mỹ ở nước này. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng kêu gọi đạt một thỏa thuận chung về vấn đề này với Mỹ. Chỉ huy trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Emmanuel Bautista cho biết, hoạt động ứng phó thiên tai của Mỹ giúp củng cố quân đội Philippines.
Giới quân sự cảnh báo, Trung Quốc đang muốn khai hỏa một cuộc chiến có thể khiến Mỹ, Nhật Bản và Philippines phải sợ. Theo ông Rick Fisher, để duy trì sự ổn định ở Biển Đông, Mỹ và Nhật Bản nên bảo vệ chặt chẽ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, đồng thời củng cố lại sức mạnh cho Philippines ở Biển Đông.
Giáo sư danh dự về chính trị học Trung Quốc thuộc Đại học Harvard Roderick MacFarquhar cho rằng, Mỹ sẽ không rời châu Á và nhường khu vực này cho Trung Quốc. Bài “Tác chiến hợp nhất trên không – trên biển và Khu nhận biết phòng không: Nhằm vào phản ứng của phản ứng” trên tờ China in Brief của Quỹ Jamestown Mỹ được dư luận quan tâm bởi cho rằng, Washington đe dọa lợi ích của Bắc Kinh tại Châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 10/12, trang mạng Bloomberg có bài viết nhan đề “Trung Quốc thực hiện chiến lược bàn cờ làm suy yếu việc tái cân bằng của Mỹ ở châu Á”.
Theo người phụ trách chương trình châu Á của Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie tại Washington Douglas Parr, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược cờ vây cổ điển, không e ngại thực hiện một số bước đi để mở rộng vai trò ảnh hưởng, những hành động này vừa không trực tiếp gây ra xung đột bạo lực, vừa không dẫn đến phản ứng quá mức. Trung Quốc có thể làm như vậy ở Biển Đông trong tương lai, nhưng họ còn trì hoãn, bởi Bắc Kinh đang triển khai thêm radar và cơ sở đánh chặn.
Video đang HOT
Theo tờ Christian Science Monito của Mỹ, trong khi nhiều người tin rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là số một châu Á, nhưng trên thực tế danh hiệu này thuộc về Nhật Bản, cho dù số lượng binh sĩ của Nhật Bản chỉ bằng 1/10 số lượng quân, còn số lượng máy bay chiến đấu chỉ bằng một nửa của Trung Quốc. Nhận định này được chuyên gia quân sự nổi tiếng của châu Á Wortzel đồng tình khi cho rằng, đừng đánh giá thấp thực lực quân sự Nhật Bản.
Theo tờ Sankei Shimbun, trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ cố gắng mở một cuộc tấn công phối hợp với quân đội Mỹ để đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh. Kịch bản được đặt ra là Nhật Bản sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-15J với sự hỗ trợ của không quân Mỹ để loại khỏi vòng chiến đấu tất cả các máy bay tiên tiến của Trung Quốc. Tới khi đó việc đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh sẽ dễ như trở bàn tay. Trung Quốc được cho là sẽ chi 9 tỉ USD để đóng thêm 2 tàu sân bay. Ngày 13/12, tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển Sanya (chuyên dụng trong phòng không và cảnh giới từ xa) đã chính thức gia nhập biên chế hải quân Trung Quốc để tấn công các tàu nổi và tàu ngầm của đối phương. Một số học giả Trung Quốc đã khuyên Bắc Kinh triển khai tàu sân bay Liêu Ninh ở Biển Đông để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” tại vùng biển này.
Mối quan ngại của Nhật Bản và ASEAN
Ngày 14/12, Nhật Bản và ASEAN đã ra thông cáo chung cam kết tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo sự tự do đi lại trên bầu trời. Thông cáo chung nêu rõ, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp lãnh hải bằng các biện pháp hòa bình. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng hoan nghênh chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe khi đưa Nhật Bản trở thành một nhân tố đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và sự phát triển trong khu vực.
Ngày 15/12, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phản đối (tối 14/12) phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe về ADIZ ở biển Hoa Đông mà Bắc Kinh mới thành lập – “mang tính vu khống Trung Quốc tại một hội nghị quốc tế và mưu toan sử dụng thái độ nước đôi để đánh lừa quốc tế”. Ông Hồng Lỗi cũng bác bỏ kêu gọi tự do lưu thông trên không mà lãnh đạo ASEAN – Nhật Bản vừa đạt được tại Tokyo hôm 14/12. Cũng trong ngày 15/12, tờ The Philippine Star dẫn lời giới chức Philippines cho biết, nhiều tàu giám sát và hộ tống Trung Quốc đang tăng cường tuần tra Biển Đông, bao gồm khu vực gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) có cuộc gặp mặt với Thủ tướng Malaysia Najib tại Hội nghị cấp cao Nhật Bản ASEAN
Trước đó (13/12), Thủ tướng Shinzo Abe đã đối thoại với Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono khi các quốc gia này quan ngại về việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, đảm bảo tự do hàng không, cũng như nguy cơ tranh chấp lãnh thổ trong khu vực bùng nổ thành xung đột. Theo tờ Wall Street Journal, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ quan ngại về ADIZ của Trung Quốc và cho rằng, Bắc Kinh sẽ có động thái tương tự tại Biển Đông. Thủ tướng Shinzo Abe coi 2013 là năm ASEAN và chọn Đông Nám Á là điểm dừng chân cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi ông được bầu làm người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 12/2012.
Theo tờ South China Morning Post, Giáo sư Thẩm Đinh Lập, Phó trưởng khoa Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Phúc Đán cho rằng, việc Philippines đưa tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển chứng tỏ Bắc Kinh đã phạm sai lầm khi gia nhập Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS từng được đề cập trong những cuộc thảo luận không chính thức giữa các chuyên gia ngoại giao và giới quan sát, nhưng đây là lần đầu tiên một học giả Trung Quốc công khai điều này. Theo ông Thẩm Đinh Lập, nếu rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc sẽ không còn bị ràng buộc – Ai cũng có thể rút khỏi UNCLOS nếu nó không phù hợp với lợi ích của họ. Một khi rút khỏi UNCLOS, Philippines chẳng còn cơ sở pháp lý quốc tế nào để kiện Trung Quốc. Học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cảnh báo, Manila nên chuẩn bị cho tình huống Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển quyết định không ban hành phán quyết vì sợ gây hại đến UNCLOS.
Ngày 13/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Bắc Kinh đang giám sát có hiệu quả tại ADIZ; đồng thời nhấn mạnh, Trung Quốc có đủ khả năng để giám sát tại khu vực này. Trước đó (12/12), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, hệ thống radar X-band tiên tiến của Mỹ sẽ được lắp đặt tại căn cứ Kyogamisaki của Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF) ở phía tây Nhật Bản vào năm tới, sau khi một hệ thống tương tự đã được lắp đặt tại căn cứ Shariki ở thành phố Tsugaru, tỉnh Aomori. Hãng Kyodo của Nhật Bản cho biết, Lực lượng phòng vệ (SDF) sẽ nhận 17 trực thăng vận tải Osprey trong vòng 5 năm tới, kể từ tháng 4/2014.
Ngoài ra, Nhật Bản còn mua 3 máy bay do thám không người lái và 52 phương tiện đổ bộ để tăng cường năng lực bảo vệ đảo xa. Đây là kế hoạch nằm trong chương trình quốc phòng trung hạn dự kiến được Nội các Nhật Bản thông qua ngày 17/12. Theo Kyodo News, dự thảo chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia và dự thảo hướng dẫn chính sách quốc phòng mới của Nhật Bản đã phân tích “sự thiếu minh bạch trong việc tăng cường sức mạnh quân sự nhanh chóng của Trung Quốc” và “những âm mưu nhằm thay đổi hiện trạng khu vực bằng vũ lực”. Trung Quốc đã phản ứng mạnh với kế hoạch quốc phòng và an ninh của Nhật Bản. Ngày 14/12, tờ Thời báo Hoàn cầu cho rằng, các nước Đông Nam Á đang chạy đua xây dựng lực lượng tàu ngầm.
Tờ Chosun Ilbo cho biết, Trung Quốc không bằng lòng trước việc Hàn Quốc có ý định bán 12 máy bay chiến đấu FA-50 cho Philippines, bởi Manila và Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Bắc Kinh từng bày tỏ ý kiến về việc này trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh tại Seoul giữa Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 17/10. Ngày 12/12, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo, Ủy ban Thống nhất và Ngoại giao (FAUC) thuộc Quốc hội bất ngờ tăng ngân sách năm 2014 (tăng 60%) dành cho hoạt động tuyên truyền chủ quyền đối với quần đảo Dokdo/Takeshima.
Theo Hồng Thất Công – Tuấn Quỳnh
Petrotimes
Vụ ám sát Kennedy: Những câu hỏi 50 năm chưa có lời giải
Gần 50 năm sau ngày Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tử nạn vì 3 phát súng của kẻ ám sát tại Dallas, vẫn còn vô số tin đồn quanh việc ai thực sự đằng sau vụ việc này, cùng nhiều câu hỏi đã nửa thế kỷ chưa có lời giải.
Cho đến nay, ngoại trừ việc kẻ thực hiện vụ ám sát Lee Harvey Oswald đã bị bắt và kết án, hầu như mọi tình tiết khác đều có thể khiến người ta đặt câu hỏi nhưng không thể, hoặc ít nhất đến giờ chưa thể có câu trả lời thuyết phục. Điều tra chính thức của chính quyền Mỹ do Ủy ban Warren thực hiện kết luận rằng, có thể đây chỉ là một hành động riêng lẻ của Oswald.
Kennedy gục ngã trong chiếc xe sau khi trúng đạn
Liệu Lee Harvey Oswald hành động một mình hay là nạn nhân hoặc một phần của một âm mưu có gắn với La Havana, Washington hay Mátxcơva? Phải chăng CIA đã đứng sau vụ việc? Hay những kẻ xã hội đen đã dàn dựng vụ việc? Điện Kremlin có biết hay liên quan không? Hay phải chăng một nhóm các doanh nhân đã đứng đằng sau vụ ám sát?
Có khả năng nào Oswald là một gián điệp hai mang, làm việc cho CIA với kế hoạch thâm nhập vào Cuba, để thực hiện âm mưu lật đổ Fidel Castro? Rất nhiều, rất nhiều những lý thuyết về âm mưu đã được đặt ra.
Trong một khảo sát mới nhất được hãng Gallup Poll tiến hành, được đăng tải trên tờ USA Today ngày 17/11, hơn 61% người Mỹ tin rằng có những kẻ khác đứng đằng sau Lee Harvey Oswald trong vụ ám sát. Đây là kết quả thấp nhất trong gần 50 năm qua mà Gallup thu thập được về khả năng trên, nhưng dù sao nó vẫn cho thấy sự áp đảo của số đông.
Những giả thuyết
Trong cuốn sách mới nhất viết về vụ ám sát có tiêu đề " Lịch sử giấu kín của vụ ám sát JFK", tác giả Lamar Waldron cho rằng những kẻ côn đồ, mà cụ thể là "bố già" thành phố New Orleans Carlos Marcello là chủ mưu vụ ám sát, nhưng hầu hết bằng chứng hoặc đã bị hủy hoại hoặc vẫn chưa thể giải mật do các hoạt động chống Cuba của CIA.
Cuộc điều tra đầu tiên của đối với vụ ám sát ngày 22/11/1963 được tiến hành bởi Ủy ban Warren, do Bộ trưởng tư pháp Mỹ Earl Warren làm chủ tịch đã kéo dài 10 tháng. Bản báo cáo dài 889 trang cho thấy Oswald hành động một mình. Y đã bắn 3 phát đạn từ tầng 6 của kho sách của Trường trung học Texas.
Một cuộc điều tra khác do một Ủy ban hạ viện Mỹ tiến hành năm 1978 lại kết luận rằng sát hại Kennedy là hành động trong một âm mưu nhưng loại bỏ sự liên quan của Liên Xô cũ, Cuba, những người Cuba chống chính quyền của Chủ tịch Fidel Castro hay các nhóm tội phạm có tổ chức.
Waldron cho rằng Marcello, trong cơn giận dữ đối với JFK và em trai của vị Tổng thống Mỹ là Robert Kennedy đã hét lên trong nhà tù liên bang tại Texarkana, Texas rằng, chính mình đã thuê người sát hại Kennedy, và y ước mình đã có thể tự ra tay.
Tuyên bố này được đưa ra với sự chứng kiến của 2 bạn tù, một trong số họ là Jack Van Laningham, người sau này trở thành bạn cùng phòng của Marcello và đã giúp FBI ghi âm được những lời được cho là thú tội của "bố già" này.
Waldron cho biết Marcello, kẻ bị tống giam tại Texarkana vì dính líu đến âm mưu hối lộ của hãng bảo hiểm BriLab, căm ghét anh em Kennedy bởi họ đã phát động cuộc chiến chống lại tội phạm có tổ chức, và tìm cách trục xuất Marcello khỏi nước Mỹ.
Tên này đặc biệt tức giận vì đã bị trục xuất tới Guatemala, dựa trên những hồ sơ giả khẳng định rằng đó là nơi hắn được sinh ra, và khó khăn trong quá trình tên này tìm đường trở lại Mỹ. Y đã phải đi bộ xuyên rừng để trở lại.
Waldron, sau khi rà soát những tài liệu được giải mật của FBI và CIA cũng như phỏng vấn nhiều bên liên quan, cho biết lời thú tội của Marcello được củng cố thêm bởi những bằng chứng có liên quan mà Laningham hoặc các điều tra viên FBI vào thời điểm đó không có.
Những thú nhận tương tự cũng được những kẻ bị cho là đồng mưu với Marcello là Johnny Rosselli đưa ra vào cuối đời. Tên này là một đệ tử của tay anh chị Sam Giancana tại Chicago, và Santo Trafficante, một kẻ kiểm soát khu vực Tampa, Florida cũng như điều hành các casino tại La Havana thời kỳ chế độ Batista còn hưng thịnh.
Marcello không khoác lác?
Điều gì khiến Waldron chắc chắn rằng những lời tuyên bố của Marcello không chỉ là sự khoác lác?
"Hầu hết những kẻ xã hội đen...đều không thể điều hành một đế chế có quy mô tương đương tập đoàn General Motors hàng thập niên mà không bị sờ gáy...Carlos Marcello đã kiểm soát Louisiana, Texas và một phần Mississippi. Một mặt Marcello có thể giữ cho đế chế đó tồn tại lâu bằng cách tránh bị để ý, tránh sự công khai.
Đó là một phong cách "bố già" hoàn toàn khác John Gotti (kẻ đứng đầu gia đình tội phạm Gambino tại New York, và được biết đến với biệt danh "Dapper Don)", Waldron nhận định, và cho biết thêm rằng, do băng đảng New Orleans nêu trên là tổ chức mafia lâu đời nhất tại Mỹ, Marcello không phải tới các ủy ban nhà nước để tấn công các quan chức chính phủ.
Marcello, theo Waldron, thực ra đã vạch ra hai kế hoạch khác để ám sát Kennedy trước vụ tại Dallas, một âm mưu tại Chicago và âm mưu kia tại Tampa. Cũng giống như vụ Dallas, hai kẻ sát thủ - một trong số đó từng là lính thủy đánh bộ, và kẻ kia là thành viên một tổ chức ủng hộ Cuba có tên Fair Play for Cuba - đã được đặt vào vị trí để bị cáo buộc là hung thủ nổ súng sau khi Kennedy chết.
Một mô phỏng về đường đạn trong vụ ám sát Kennedy
Waldron khẳng định cả Ủy ban Warren và Ủy ban điều tra Hạ viện Mỹ đều đã gặp trở ngại khi CIA từ chối giao nộp các tài liệu liên quan đến nỗ lực của Mỹ trong việc lật đổ Fidel Castro. Hàng trăm nghìn trang tài liệu liên quan đến những âm mưu trên vẫn được giữ bí mật cho dù đã có luật được thông qua yêu cầu công bố toàn bộ tài liệu về vụ ám sát Kennedy.
Về bằng chứng Kennedy bị sát hại bởi những viên đạn bay từ kho sách của Trường trung học Texas, "góc bắn là một sự tranh cãi lớn. Nó sai lệch tới 20 độ", Waldron khẳng định.
Ủy ban Warren cho biết viên đạn đã khiến thống đốc Connelly - người ngồi cùng xe với JFK - bị thương, đã đi vào sau gáy của vị Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ và thoát ra ngoài ngay dưới yết hầu. Dù vậy, Waldron cho rằng kết luận này là sai.
Viên đạn thực chất đã xuyên vào phía dưới cổ áo của Kenny tới 6 inch (15,24 cm). Waldron cho rằng thượng nghị sỹ Arlen Specter, người khi đó là một điều tra viên của Ủy ban Warrren, đã làm sai lệch để khiến cho quỹ đạo bay của đạn có vẻ trùng khớp.
Thêm vào đó khi đạn thoát ra khỏi cơ thể vết thương để lại sẽ lớn hơn so với khi nó đi vào, trong khi đó lỗ thủng dưới yết hầu của Kennedy lại nhỏ hơn vết thương sau lưng.
Waldron cho biết những người tháp tùng ông Kennedy trong xe phía sau tin rằng có ít nhất một phát súng xuất phát từ phía gò đầy cỏ, nhưng đã phải thay đổi lời khai vì lý do an ninh quốc gia.
Robert Tanenbaum, một cựu công tố viên New York, người từng là trợ lý trưởng cho cố vấn Ủy ban điều tra Hạ viện cho biết, ông không tin rằng vụ ám sát đã được điều tra một cách đầy đủ. Ông đã rời khỏi ban điều tra khi tin rằng cách thành viên trong ban này không thực sự muốn biết chuyện gì thực sự xảy ra.
"Tôi không tin Oswald có thể bị kết tội dựa trên những bằng chứng tồi mà chúng ta có, nhất là khi có rất nhiều bằng chứng khác", ông Tanenbaum nói. Một ví dụ được ông đưa ra đó là lời khai của tiến sỹ Charles Crenshaw, một bác sỹ trẻ đã điều trị cho Kennedy khi ông được đưa vào viện Parkland.
Crenshaw nói một trong những viên đạn đã xuyên qua cổ họng của Kennedy từ phía trước bên phải, trong khi viên thứ hai bắn vào đầu từ phía bên cạnh. Thông tin này "trùng khớp với lời kể một tiếng súng được bắn từ phía gò đất đầy cỏ", Tanenbaum nói. Dù vậy Crenshaw thậm chí không được Ủy ban Warren thẩm vấn và lời điều trần của ông bị Ủy ban điều tra hạ viện phớt lờ.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Nghị sĩ Mỹ kêu gọi lập liên minh quân sự chống Trung Quốc Một tiểu ban Hạ viện Mỹ đã bày tỏ hoài nghi về tính hợp pháp của các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc và kêu gọi thành lập một "liên minh quân sự châu Á" với Nhật Bản để đối phó Bắc Kinh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Chúng ta đang trong thời kỳ chiến tranh...