Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông: Trung Quốc yếu lý
Ngày 13.7, Philippines cho rằng, việc Trung Quốc từ chối cho phép một tòa án do LHQ hỗ trợ đứng ra phán quyết về tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông cho thấy lời tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này là dựa trên những nền tảng yếu về mặt pháp lý.
Manila sẽ tiếp tục phản đối
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario lên tiếng chỉ trích rằng, phản ứng kiểu này sẽ khiến Trung Quốc không thể chứng minh được chủ quyền của mình trên Biển Đông dựa trên luật pháp đã được quốc tế công nhận.
Cùng ngày, một quan chức ngoại giao cấp cao của Philippines cho biết, nước này sẽ kêu gọi các quốc gia láng giềng thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có quan điểm kiên định trước “những hành động đe dọa và hung hăng” của Trung Quốc tại khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.
Video đang HOT
Giáo sư Carl Thayer (trái) cho rằng, Trung Quốc đã vi phạm Công ước về Luật Biển của LHQ.
Trong cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN sắp diễn ra tại Bali của Indonesia, Manila sẽ một lần nữa bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đã ít nhất 10 lần xâm nhập lãnh hải Philippines. Theo nhà ngoại giao nói trên, Ngoại trưởng Rosario sẽ nhấn mạnh sự cần thiết đối với nhận thức của ASEAN về tái khẳng định sự tôn trọng cũng như cam kết đối với vấn đề tự do hàng hải trên Biển Đông.
Trung Quốc vi phạm UNCLOS
Trong khi đó, một bài viết vừa được mạng YaleGlobal thuộc Trường Đại học Yale (Mỹ) công bố cho thấy, Giáo sư Carl Thayer – chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông của Học viện Quốc phòng Australia khẳng định, Trung Quốc không hề tôn trọng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà nước này đã ký. Giáo sư Carl Thayer không ngần ngại tố cáo: “Trung Quốc đã bác bỏ hiệp định của LHQ khi áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.”
Theo Giáo sư Thayer, UNCLOS – có hiệu lực vào năm 1996 – là một cơ chế pháp lý toàn cầu, được hình thành trên cơ sở một sự thỏa hiệp tinh tế giữa các nước ven biển và các quốc gia sử dụng biển, sao cho quyền lợi mỗi bên đều được bảo đảm.
Trong bài viết nói trên, Giáo sư Thayer khẳng định Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi bất chấp đòi hỏi của các nước ven biển khác đệ trình chính thức tấm bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn hình chữ U (đường lưỡi bò), cố tình giữ mập mờ về các tọa độ địa lí chính xác của các đường này… Trung Quốc đã lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế do các nước ven biển trong khu vực thiết lập.
Theo Giáo sư Thayer, ngoài việc “đường lưỡi bò” đã vi phạm UNCLOS trên nhiều góc độ, Trung Quốc còn có một loạt hành động đơn phương khác vi phạm công ước này như gây sức ép lên các tập đoàn Mỹ, buộc họ không được làm ăn với các nước khác trong thăm dò dầu khí; áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm đơn phương đối với ngư dân VN; cản trở các hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu khí trong các vùng đặc quyền kinh tế mà VN và Philippines tuyên bố chủ quyền.
Theo ông Thayer, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở của UNCLOS, nếu không khu vực này lại lâm vào tình trạng kẻ mạnh chèn ép kẻ yếu và việc Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” sẽ làm suy yếu một chế độ pháp lý quốc tế đang đóng góp cho trật tự toàn cầu.
Trong khi đó, Mark Valencia – một chuyên gia phân tích chính sách hàng hải và là cựu chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii – cũng đồng quan điểm với ông Thayer khi cho rằng các hành động đơn phương của Trung Quốc tại Biển Đông nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ không chỉ vi phạm rõ ràng bản Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), đã được nhất trí một cách chính thức, mà có thể còn phản ánh một thực tế khác: “Trung Quốc không nhất trí với nhiều nội dung trong UNCLOS mà nước này đã phê chuẩn”.
Theo Dân Việt
Rùa hồ Gươm đã được đưa về môi trường tự nhiên
Sáng 13/7, tiến sỹ Lê Xuân Rao, Phó trưởng Ban chỉ đạo chữa trị rùa hồ Gươm cho biết rùa hồ Gươm đã được các đưa trở về môi trường tự nhiên sau 100 ngày chữa trị tại khu vực bể ở chân Tháp Rùa vào chiều tối 12/7.
Rùa hồ Gươm trong khu vực bể ở chân Tháp Rùa. (Ảnh: Anh Tuấn/Vietnam )
Việc thả rùa được tiến hành an toàn, đúng kế hoạch và không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa.
Đến thời điểm được thả về hồ Gươm, rùa đã hoàn toàn toàn khỏi các vết thương trên mai, cổ... Hiện tượng nấm cũng đã hết.
Sau khi rùa được đưa về môi trường tự nhiên, việc nạo vét, cải tạo môi trường hồ vẫn tiếp tục được các cơ quan chức năng tiến hành theo đúng kế hoạch để bảo đảm môi trường sống ổn định, an toàn lâu dài cho rùa.
Trước đó, trong quá trình chữa trị, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đã tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm và xác định rùa hồ Gươm là loài động vật đặc hữu của cả nước, có vùng phân bố thuộc lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Đà ở miền Bắc.
Kết quả so sánh mẫu gen thu được từ cá thể rùa hồ Gươm với một số mẫu gen rùa khổng lồ hiện được lưu giữ tại chùa Hưng Ký (Hà Nội) và Quảng Phú (Thanh Hóa) đã được phân tích trước đó cho thấy các mẫu này giống nhau tuyệt đối./.
Theo TTXVN
Philippines đòi tẩy chay hàng Trung Quốc Một cuộc thăm dò trên mạng mới đây ở Philippines cho thấy hơn 70% trong số 31.000 người được hỏi ủng hộ những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc Những tranh cãi chủ quyền ở biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh 2 tháng qua đã khơi dậy tinh thần chống Trung Quốc (TQ) ở Philippines, trong đó có những...