Tranh chấp chiếc xe Camry LE bị “siêu lừa” trộm vẫn chưa ngã ngũ
“Siêu lừa” hàng chục tỷ đã lĩnh án Chung thân. Tuy nhiên, nạn nhân của “siêu lừa” vẫn phải ra tòa để giành quyền sở hữu chiếc xe Camry LE.
TAND Hà Nội ngày 4/5 đưa vụ tranh chấp dân sự giữa Công ty Lavina và anh Trần Lê Ngọc về việc đòi quyền lợi chiếc xe Camry LE.
Xe Camry LE là tang vật trong vụ án của “siêu lừa” Lý Thị Trúc Quỳnh (36 tuổi, trú tại huyện Từ Liêm, Hà Nội) xảy ra vào năm 2010.
Phiên tòa ngày 4/5 của Hà Nội diễn ra theo đơn khởi kiện của Công ty Lavina đòi anh Trần Lê Ngọc trao trả chiếc xe Camry LE.
Cách đây 10 năm, “siêu lừa” Lý Thị Trúc Quỳnh bị khởi tố bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do đang nuôi con nhỏ nên “siêu lừa” được tại ngoại và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Lý Thị Trúc Quỳnh tại phiên tòa năm 2014.
Trong thời gian này, Trúc Quỳnh tiếp tục dùng thủ đoạn dựa vào tư cách pháp nhân của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch AT69 để mua ôtô, xe máy với giá ngoài thị trường rồi bán cho khách hàng giá rẻ để gây lòng tin với họ, rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, khoảng tháng 8/2008, Quỳnh quen biết với Trần Minh Nguyệt (42 tuổi, ở quận Ba Đình) và nói có nguồn nhập ôtô, xe máy giá rẻ. Quỳnh khoe với Nguyệt, một chiếc ôtô nhập khẩu rẻ hơn giá thị trường 8.000-10.000 USD, tùy từng loại xe.
Thấy có lời, Nguyệt đã đứng ra thành lập công ty AT69, lấy tư cách pháp nhân ký hợp đồng mua bán xe với khách hàng, xuất hóa đơn, còn Quỳnh lo nguồn xe. Mỗi hợp đồng thành công, Quỳnh hứa sẽ trả cho Nguyệt từ 50 đến 70 triệu đồng.
Khi lập công ty, Nguyệt cho Quỳnh làm trợ lý tổng giám đốc, quản lý toàn bộ công việc kinh doanh buôn bán ôtô, xe máy. Khi khách hàng đến mua, Quỳnh soạn thảo hợp đồng và ký nháy vào giấy thu tiền đặt cọc.
Thời gian đầu, Quỳnh đi mua ôtô, xe máy tại các cửa hàng đại lý rồi bù lỗ, bán giá rẻ cho khách. Khách hàng sau khi nhận xe, làm thủ tục đăng ký đầy đủ, hợp pháp tin tưởng nên đã đặt mua tiếp hoặc giới thiệu cho người khác biết để mua hàng của Quỳnh.
Do tin tưởng nguồn xe bán giá rẻ, nhiều khách hàng không ký hợp đồng mua bán với công ty AT69 mà trực tiếp giao dịch với Quỳnh. Trong khi Quỳnh đang tiếp tục lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng đặt cọc mua xe, một số bị hại phát hiện ra hành vi lừa đảo của Quỳnh và đã làm đơn tố cáo Quỳnh tới cơ quan điều tra.
Video đang HOT
Theo tài liệu tố tụng, trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 2/2010, lợi dụng lòng tin của khách hàng đặt tiền mua xe, Quỳnh đã chiếm đoạt của 28 người với tổng số tiền gần 39 tỷ. Hình phạt đối với Quỳnh là mức án Chung thân cho tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong các nạn nhân của Trúc Quỳnh có Công ty Lavina và anh Trần Lê Ngọc. Theo trình bày của Công ty Lavina, “siêu lừa” đã tìm đến Công ty Lavina để xem xe và thỏa thuận miệng với đại diện công ty là sẽ giới thiệu khách mua xe Camry LE cho Công ty Lavina. Công ty Lavina có nhập khẩu một xe Camry LE trị giá 59.000 USD.
Sau đó, ngày 9/1/2010, Quỳnh tới Công ty Lavina “mượn” Camry cho khách xem, bản thân Quỳnh ngồi tại Công ty Lavina để làm tin.
Đến chiều tối cùng ngày, Quỳnh bảo do tắc đường xe không về kịp nên hẹn đại diện Công ty Lavina ngày mai trả xe. Thực chất, Quỳnh đã đem chiếc xe này bán cho anh Trần Lê Ngọc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lấy 48.000 USD.
Do Quỳnh lừa lấy xe đem bán nên toàn bộ hồ sơ hải quan của chiếc xe vẫn do Công ty Lavina giữ.
Khi bán xe, Quỳnh mới chỉ giao xe cho anh Trần Lê Ngọc, chưa giao giấy tờ xe, cũng chưa làm thủ tục đăng ký.
Trong nhiều phiên tòa, giữa Công ty Lavina và anh Trần Lê Ngọc đã có nhiều tranh cãi xem bên nào được nhận xe, bên nào phải đi đòi tiền từ bị án Trúc Quỳnh.
Anh Trần Lê Ngọc cho rằng giữa anh và Lý Quỳnh có giao dịch mua xe hợp pháp, anh đã nhận xe và giao tiền nên anh phải được nhận chiếc xe.
Phía Công ty Lavina thì cho rằng chiếc xe là tang vật vụ án do đó khi xử lý tang vật thì phải trả cho chủ xe là Công ty Lavina.
Về hành vi lừa đảo của Lý Thị Trúc Quỳnh, tòa đã tuyên phạt Lý Thị Trúc Quỳnh mức án tù chung thân. Nhưng vấn đề chiếc xe Camry thì vẫn chưa giải quyết xong.
Vào năm 2012, bản án sơ thẩm đầu tiên đã xác định chiếc xe tang vật của vụ án phải được trao trả cho Công ty Lavina và buộc Trúc Quỳnh bồi thường cho anh Trần Lê Ngọc.
Tuy nhiên, đến cấp phúc thẩm, tòa án đã tuyên hủy phần giải quyết dân sự giao về cấp sơ thẩm giải quyết lại.
Đến năm 2014, vụ án một lần nữa được đưa ra xét xử sơ thẩm và đến nay, qua nhiều phiên tòa, phần dân sự này vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Trong khi đó, anh Trần Lê Ngọc thì cho rằng giữa Công ty Lavina và Quỳnh có giao dịch mua bán nên mới giao xe cho Quỳnh, từ đó Quỳnh đem xe đi bán.
Tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội nhận định rằng cần phải trao trả chiếc xe cho Công ty Lavina.
Tuy nhiên, bản án sơ thẩm đã tuyên anh Trần Lê Ngọc được giữ chiếc xe và Công ty Lavina phải giao hồ sơ hải quan cho anh Trần Lê Ngọc.
Việc tranh chấp chiếc xe Camry LE vẫn chưa kết thúc khi hai bên sẽ tiếp tục có một phiên tòa nữa ở cấp phúc thẩm nếu hai đương sự có kháng án.
Theo VOV
Theo_Người Đưa Tin
Nam sinh quay lén hàng chục nữ sinh tắm phạm tội gì?
Theo luật sư, với hành vi quay lén hàng chục nữ sinh đang tắm để tống tiền, đối tượng Dương Hồng Vũ đã phạm tội cưỡng đoạt tài sản...
Vừa qua, Phòng Cảnh sát hình sự công an TP Cần Thơ đã bàn giao Dương Hồ Vũ (SN 1997, ngụ huyện Châu Thành, An Giang) cho công an tỉnh Hậu Giang thụ lý, điều tra theo thẩm quyền.
Ảnh minh họa
Dương Hồ Vũ là sinh viên năm nhất theo học chuyên ngành kế toán của Trường ĐH Cần Thơ. Nam sinh này bị bắt vì đã quay khoảng 40 clip của 17 nữ sinh đang tắm để tống tiền.
Về vụ việc trên, trao đổi với VnMedia, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: hành vi phạm tội của Dương Hồ Vũ đã phạm Tội cưỡng đoạt tài sản. Tội phạm và hình phạt được qui định tại điều 135 Bộ luật hình sự 1999.
Theo luật sư Thơm: Điều 20 Hiến pháp 2013 qui định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".
Theo đó, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Quyền sở hữu là một quyền thiêng liêng được được Nhà nước bảo vệ. Quyền sở hữu được qui định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự. Các hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu đều có nghãi là xâm phạm đến các quy phạm pháp luật về chế độ sở hữu. Hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm đến các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt về tài sản.
Hành vi phạm tội của đối tượng Dương Hồ Vũ quay lén clip các nữ sinh đang tắm, rồi yêu cầu phải chuyển tiền từ 1,5 6 triệu đồng vào tài khoản cho Vũ, nếu không sẽ tung các đoạn clip "nóng" lên mạng. Hành vi này đã xâm hại đến 2 khách thể Bộ luật hình sự bảo vệ, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. khi các cơ quan tố tụng định tội danh cho bị can thì phải xác định khách thể xâm hại cao nhất. Cụ thể trong vụ án này phải là quyền sở hữu về tài sản.
Đối tượng đã dùng thủ đoạn dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần các nữ sinh nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nếu các nữ sinh không đáp ứng thỏa mãn yêu cầu thì sẽ tung các đoạn clip "nóng" lên mạng. Đây là điều các nữ sinh rất lo sợ sẽ bị ảnh hưởng đến đời tư, nhân phẩm, danh dự, uy tín...
"Như vậy, hành vi phạm tội của Dương Hồ Vũ đã phạm Tội cưỡng đoạt tài sản. Tội phạm và hình phạt được qui định tại điều 135 Bộ luật hình sự 1999", luật sư Thơm khẳng định.
Luật sư Thơm phân tích: Về mặt khách thể của tội phạm: Xâm hại đến 02 khách thể Bộ luật hình sự bảo vệ đó là quyền nhân thân và quyền sở hữu tài sản
Về mặt khách quan của tội phạm: Tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện bằng việc de dọa sẽ dùng vũ lực hoặc bằng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần đối với người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản
Trong vụ án này, đối tượng đã dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể đã de dọa tung các đoạn clip "nóng" lên mạng làm các nữ sinh lo sợ bị ảnh hưởng trực tiếp đến đời tư, nhân phẩm, danh dự, uy tín,..
Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Đây là loại tội phạm có cấu thành hình thức. Do đó, hành vi đã chiếm đoạt được tài sản hay không thì đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm về tội phạm này.
Tại cơ quan công an, Vũ khai nhận đã gửi tin nhắn cho 12 nạn nhân và mới có 1 người gửi cho Vũ 1,5 triệu đồng nhưng nam sinh này chỉ mới rút được 500.000 đồng để tiêu xài thì bị bắt cơ quan công an bắt. Số tiền còn lại mà đối tượng chưa nhận được từ các nữ sinh là hành vi phạm tội chưa đạt. Do đó, đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm về tổng giá trị số tiền cưỡng đoạt yêu cầu các nữ sinh phải nộp.
Về mặt chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản 1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Vụ lừa đảo ở Liên Kết Việt: "Chân rết" dần lộ diện Sau một thời gian nhận ủy thác điều tra, Công an tỉnh Thái Nguyên bước đầu xác định, hơn 3.000 lượt người tham gia hệ thống Liên Kết Việt, với tổng số tiền đã nộp khoảng 60 tỷ đồng. Tin tưc đăng trên báo Tiên Phong, người đứng tên Trưởng văn phòng đại diện của Công ty Liên Kết Việt tại Thái Nguyên...