Tranh chấp Biển Đông là mối bận tâm số 1 của Mỹ
Các cuộc thảo luận gần đây giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy căng thẳng ở Biển Đông là vấn đề bận tâm hàng đầu của Washington.
Ngoại trưởng Kerry đã có cuộc gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường cuối tuần trước tại Bắc Kinh. Trong cuộc họp kéo dài 70 phút giữa Ngoại trưởng Kerry và Chủ tịch Tập, hai nhà lãnh đạo thảo luận về các vấn đề nóng nhất hiện nay, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình.
Trong suốt cuộc họp với giới lãnh đạo Trung Quốc, ông Kerry nhấn mạnh rằng, Washington đang kỳ vọng về sự minh bạch hơn tại Biển Đông để tránh các tình huống “hiểu nhầm”, hay những sự cố đáng tiếc. Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ niềm tin rằng, Trung Quốc sẽ hợp tác để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Video đang HOT
“Điều này sẽ giúp làm giảm căng thẳng xuất phát từ tranh chấp lãnh thổ và hàng hải. Trong thời gian chờ đợi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông được hoàn thiện, sẽ rất quan trọng khi tất cả các bên hợp tác xây dựng các cơ chế quản lý khủng hoảng, tránh các biện pháp cưỡng chế, ép buộc để khẳng định bất cứ tuyên bố nào của bất cứ nước nào trong khu vực”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có kế hoạch thúc đẩy các cuộc đàm phán liên quan đến các thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương, do đó, không muốn bất cứ xung đột nào gây mất ổn định khu vực.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh, Bắc Kinh đồng tình rằng, tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, bà Hoa cũng mạnh mẽ cảnh báo Washington không được có bất cứ hành động nào làm trầm trọng và phức tạp hóa tình hình tranh chấp trong khu vực.
“Mỹ không phải là một bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông và nên tuân thủ cam kết trung lập, không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đồng thời thận trọng trong lời nói và hành động của họ”, bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo truyền thông, một mục tiêu chính khác của Ngoại trưởng Kerry trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này chính là thử và khẳng định lập trường của Mỹ đối với tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.
Ngoại trưởng Mỹ cũng đề cập đến động thái đơn phương lập Khu vực Nhận dạng Phòng không mới trên Biển Hoa Đông của Bắc Kinh và chuyển thông điệp rằng, Washington cho đây là một ý tưởng đáng thất vọng.
Về vấn đề Triều Tiên, ông Kerry sau cuộc họp cho biết, Bắc Kinh đã đồng ý gây áp lực cho Bình Nhưỡng để buộc nước này phải từ bỏ chương trình hạt nhân.
Theo Kiến Thức
Mỹ kêu gọi Trung Quốc "công khai, minh bạch" về ADIZ mới
Ngày 14/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi Trung Quốc "công khai, minh bạch" trong mọi hành động thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh ngày 14/2. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phát biểu trước báo giới tại Bắc Kinh sau khi gặp các lãnh đạo hàng đầu của nước chủ nhà (gồm Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Vương Nghị), ông Kerry nói: "Chúng tôi đã kêu gọi những người bạn của mình ở Trung Quốc tôn trọng các tiêu chuẩn cao nhất về thông báo, can dự và chia sẻ thông tin. Chúng tôi đã thể hiện rõ ràng cảm nghĩ của mình về mọi tuyên bố đơn phương".
Về vấn đề biển Biển Đông, ông Kerry bày tỏ hy vọng Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) "nhanh chóng đạt tiển triển trong đàm phán về bộ quy tắc ứng xử... sẽ giúp giảm căng thẳng". Ông nói: "Chúng tôi khuyến khích các bên (không chỉ Trung Quốc) cùng nỗ lực nhằm tránh mọi hành vi khiêu khích và chấp nhập các công cụ pháp lý hiện có".
Theo Báo Tin Tức
Ngoại trưởng Mỹ trở lại châu Á với nhiều thách thức Từ ngày 13-18/2 tới đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thực hiện chuyến công du lần thứ 5 kể từ khi nhậm chức tới khu vực châu Á. Bốn điểm dừng chân của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là Seoul, Bắc Kinh, Jakarta và Abu Dhabi, mà không có tên Manila như dự đoán thời gian trước đó của...