Tranh chấp bến đò, 120 học sinh phải nghỉ học
Ông Trần Minh Phúc, Phó chủ tịch UBND xã Long Điền Đông A (H.Đông Hải, Bạc Liêu) ngày 26.12 cho biết do phát sinh tranh chấp bến đò mà hộ bà Đào Thị Hà đã tự ý đóng cửa điểm Trường tiểu học Hiệp Điền A suốt 3 tuần qua, khiến trên 120 học sinh của trường này phải nghỉ họcbất đắc dĩ.
Bà Hà là hộ dân từng hiến đất xây dựng điểm trường này, đổi lại, bà được buôn bán và mở bến đưa đò trên vị trí đất hiến, phục vụ cho việc đi lại của người dân và học sinh.
Tuy nhiên, gần đây, hộ ông Trần Văn Viên (gần trường) mở một bến đò đưa khách ngang sông khiến bến đò bà Hà bị giảm khách, thu nhập giảm sút.
Do đó, bà Hà đệ đơn yêu cầu chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi cho mình. Mặc dù chính quyền sở tại đã đình chỉ hoạt động bến đò ông Viên vì chưa có trong quy hoạch, nhưng ông Viên vẫn cố tình hoạt động. Vì thế, bà Hà đã tự ý đóng cửa điểm trường để gây sức ép với chính quyền địa phương.
Ông Trần Minh Phúc cho biết: “Qua vận động, bà Hà đã cam kết mở cửa ngay trường học. Tuy nhiên, bà Hà cũng kiến nghị UBND H.Đông Hải sớm giải quyết dứt điểm việc tranh chấp bến đò giữa bà với ông Viên. Nếu chính quyền không giải quyết bà Hà tiếp tục sẽ đóng cửa trường”.
Theo TNO
Bé 12 tuổi một tay chăm bà và 3 em gái
Chồng bỏ đi biệt tăm để lại người vợ mang trọng bệnh cùng 4 đứa con thơ bơ vơ. Thương các con đang nhỏ thiếu ăn, thiếu mặc, không được đến trường nên chị đành giấu nước mắt vào trong, đưa các con về nương tựa bà ngoại để tha phương kiếm sống.
Em Chu Thị Huyền Trang đang nhóm lửa chuẩn bị bữa cơm chiều cho bà và các em.
Bốn đứa trẻ thơ côi cút, đứa lớn nhất sinh năm 2000 đứa nhỏ năm nay mới lên 4. Chúng chỉ biết bấu víu vào người bà đã ở cái tuổi gần đất xa trời mà sống lay lắt cho qua ngày. Mẹ chúng đi làm xa nhưng lại đau ốm thường xuyên nên số tiền gửi về ngày một ít dần. Thương mẹ, thương bà dù học rất giỏi nhưng người chị gái lớn mới 12 tuổi đành phải nghỉ học để phụ bà, giúp mẹ nuôi em.
Đó là hoàn cảnh đáng thương của bốn chị em côi cút Chu Thị Huyền Trang (SN 2000), Chu Thị Lam (SN 2003), Chu Thị Quỳnh Anh (SN 2006), Chu Thị Bích Ngọc (SN 2008) ở xóm Bến Hương, xã Nghĩa Khánh (Nghĩa Đàn, Nghệ An).
Từ khi bố bỏ đi, bốn chị em Trang chỉ còn biết nương tựa vào người mẹ hiền bệnh tật Hồ Thị Đại. Tuy đói khổ, không được đến trường nhưng các em vẫn rất hạnh phúc khi được sum vầy bên mẹ. Nhưng rồi chẳng được bao lâu căn bệnh bướu cổ của chị Đại ngày càng nặng thêm không còn đủ sức làm các việc nặng nuôi các con nữa. Và cuối cùng chị đành nuốt nước mắt đưa các con về nhà bà ngoại gửi để vào Huế làm giúp việc, để cho các con được đến trường học lấy cái chữ.
Dù rất thương các cháu nhưng tuổi đã cao sức yếu nên người bà ngoại chỉ biết ở nhà chăm cho hai đứa cháu nhỏ không đi làm được.
Kể từ khi mẹ đi làm ăn xa, bé Huyền Trang (SN 2000) trở thành nơi nương tựa của các em nhỏ. Lúc bấy giờ cả 4 chị em chỉ được mỗi mình Trang đi học, biết hoàn cảnh khốn khổ mình nên em Trang rất chăm học và học rất giỏi, năm nào cũng là học sinh xuất sắc của trường. Học hết lớp 5, hoàn cảnh gia đình lại ngày càng túng quẫn, mẹ bệnh tật ngày càng nặng nên số tiền gửi về hàng tháng cho bà ngoại để nuôi 4 chị em Trang ngày càng ít dần.
Và rồi Trang đành từ bỏ giấc mơ đến trường để phụ giúp bà nuôi các em. Ôm đứa em nhỏ mới 4 tuổi vào lòng Trang thổn thức: "Em muốn được tiếp tục đến trường lắm, nhưng mẹ không có tiền cho em đi học nữa... Em đã biết chữ rồi, nhưng còn 3 đứa em nữa chưa biết mặt chữ. Ngày nào em cũng đi chăn trâu thuê cho họ, rồi đến mùa mía lại được người ta thuê đi làm cỏ mía hay đi chặt mía thuê cũng có bữa được 50.000 đồng. Có thêm tiền mà góp cho các em đi học rồi mua gạo nữa". Nói đoạn những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gương mặt của đứa trẻ thơ, có lẽ nó khóc vì không được đến trường, vì thương các em, và còn bởi tủi cho chính thân phận của mình.
Video đang HOT
Nhìn mấy đứa cháu ngoại nheo nhóc vì thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ mà bà Nguyễn Thị Tràng (65 tuổi) không giấu nổi nước mắt: "Bố chúng nó nhẫn tâm bỏ 5 mẹ con rứa đó, con gái tui bệnh tật đau ốm cũng phải đi làm ô sin giúp việc cho người ta để kiếm cái ăn cho các con. Nhìn mấy đứa cháu thiếu ăn, thiếu mặc khi đang còn nhỏ thế này tui xót lắm.
Mới 12 tuổi nhưng Trang đã làm mọi công việc như một trụ cột của gia đình thay mẹ chăm sóc các em.
Những ngày vào vụ thu hoạch hay hôm nào Trang có thể đi chăn trâu thuê thì bữa cơm của mấy bà cháu còn có thêm ít thức ăn. Còn những ngày trời mưa gió, trong nhà hết gạo Trang lại lầm lũi ôm cái rá rách đi vay bà con hàng xóm trong làng về nấu cơm cho bà và các em ăn.
Nhìn đứa trẻ thơ mới trong chiếc áo lao động sờn màu cận thận chu đáo, chăm sóc các em rồi lủi thủi nhóm bếp nấu vội bữa cơm chiều đạm bạc. Và thay mẹ làm tất thảy mọi công việc như người trụ cột của gia đình mà ở cái tuổi mà bao bạn bè cùng trăng lứa đang được cắp sách tới trường. Không ai có thể tin nổi rằng em mới 12 tuổi.
"Sang năm em vào Huế làm giúp việc thay mẹ, để mẹ ở nhà với các em. Bà nói mẹ bị bướu cổ, hay đau nữa, đi làm không được rồi mẹ mà mất thì mấy chị em con biết sống với ai. Con đi làm để mẹ về với các em. Chứ con không đi học nữa để dành cho các em đi học ...!". Những câu nói hồn nhiên của Trang khiến chúng tôi không khỏi nghẹn nghào xúc động.
Hiện cuộc sống của mấy bà cháu chỉ dựa vào những đồng tiền còm cõi tích góp của người mẹ đau ốm đi làm ở xa gửi về. Cũng bởi lo thốc thang cho bạn thân nên hàng tháng người mẹ chỉ gửi về cho các con được 500 ngàn có tháng ốm quá lại không có đồng nào.
Mấy bà cháu bên căn nhà tồi tàn rách nát.
Chị em Trang cùng bà trong bữa cơm đạm bạc.
Ở nhà mấy bà cháu lại rau cháo nuôi nhau sống qua ngày. Mỗi ngày Trang phải thức giấc từ sớm để lo cho đứa em gái thứ 3 đến trường rồi đi làm cỏ mía thuê cho người trong làng để kiếm thêm ít tiền đong gạo. Đôi mắt mờ đục như nhìn vào một cõi xa xăm bà Tràng nghẹn ngào: "Thương cho nó (bé Trang), mới tí tuổi đầu lại học giỏi nữa, mà phải bỏ học. Giá mà bố nó không bỏ mẹ con chúng nó mà đi thì ... có ai khổ hơn cháu tôi nữa không hả các chú...".
Anh Lê Quang Trung - xóm trưởng bảo rằng: "Với ai nghèo tôi không rõ lắm, nhưng với gia đình cháu Trang thì quá nghèo. Cháu Trang lên đây sống đã mấy năm nay, đã neo đơn, thiếu gạo ăn, còn bà Nguyễn Thị Tràng (bà ngoại của các cháu) cũng thuộc diện hộ nghèo nay phải cưu mang thêm 4 đứa cháu, hoàn cảnh đó thật sự khó khăn, mẹ của mấy đứa nhỏ (chị Hồ Thị Đại) bị bệnh u bướu cổ vẫn phải đi làm thuê kiếm tiền. Số tiền chị kiếm được cũng chỉ đủ thuốc thang, chứ gửi về cho các con thì ít lắm, chỉ dăm trăm bạc thôi. Nhiều hôm bà cháu không có gạo, thấy cảnh khổ bà con hàng xóm người cho con cá, mớ rau, người cho nắm gạo...để bà cháu nấu ăn".
Còn ông Trần Đình Hợi - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Khánh cho biết: "Hoàn cảnh bà Tràng và 4 cháu con chị Đại sống côi cút, khổ lắm, nhưng phía xãcũng nghèo nên kinh phí hạn hẹp chỉ hỗ bà cháu trong mỗi dịp lễ tết cân gạo hay chai nước mắn mà thôi".
Thầy Lương Đình Thiện - phó hiệu trưởng trường THCS Nghĩa Khánh chobiết: "Cháu Trang là một học sinh giỏi, nhà trường đã cho người đi vận động nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn nên cháu đã nghỉ học được gần 2 tháng nay".
Rời xóm nghèo Bến Hương giữa cái gió lạnh của mùa đông băng giá, trong căn nhà ẩm thấp kia là hình hình ảnh 5 bà cháu côi cút sống trong nghèo khó, thiếu thốn đủ đường. Chúng tôi không khỏi ám ảnh và chỉ cầu mong khi bài báo lên trang sẽ có những tấm lòng thơm thảo sẻ chia 5 bà cháu.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1 - Mã số 837: Bà Nguyễn Thị Tràng, xóm Bến Hương, xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.
ĐT: 01639.682.186(chị Đại mẹ của các em trong bài viết)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: Số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Chông chênh con chữ trên đỉnh mù mây Có mặt tại lễ thông xe đường lên núi Cấm (cao trên 700m, An Hảo, Tịnh Biên - An Giang), sau gần 6 tháng tạm gián đoạn bởi trận lở núi kinh hoàng hồi tháng 5.2012, chúng tôi có dịp trải nghiệm toàn diện cái chông chênh của con chữ trên đỉnh mù mây. Một góc Trường THCS Núi Cấm. Do còn nhiều...