Tranh cãi xung quanh phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Đức
Nga cho rằng Đức và NATO là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine, điều mà phương Tây phủ nhận.
Theo báo Deutsche Welle (Đức), Chính phủ Đức ngày 28/1 cho rằng Nga đã sử dụng tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock để diễn giải theo mục đích riêng của Điện Kremlin và nhắc lại rằng cả Đức và NATO đều không phải là bên tham gia cuộc xung đột ở Ukraine.
Bà Baerbock đã kêu gọi sự thống nhất của phương Tây trong cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Strasbourg hôm 24/1: “Chúng ta đang tiến hành một cuộc chiến chống Nga, không phải chống lại nhau”.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức cho biết tuyên bố của bà Baerbock được đưa ra trong bối cảnh cuộc thảo luận về lập trường thống nhất của EU, các quốc gia G7 và NATO trong việc phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Đại sứ quán Đức tại Moskva cũng phủ nhận rằng Berlin là một bên trong cuộc xung đột trong khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa khẳng định nước này và các đồng minh không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến mặc dù đã lên kế hoạch chuyển giao xe tăng chiến đấu cho Kiev.
Phát biểu với đài truyền hình công cộng ZDF, ông Scholz nói: “Không nên có chiến tranh giữa Nga và NATO”.
NATO và Đức đã nhấn mạnh rằng sự ủng hộ dành cho Ukraine không đồng nghĩa với việc họ tham gia vào cuộc xung đột.
Tuy nhiên, tuyên bố của Berlin ngày 25/1, sau một thời gian dài do dự, rằng sẽ cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho các lực lượng của Ukraine, đã củng cố lập trường của Nga rằng phương Tây đang tiến hành cuộc chiến chống Moskva dưới vỏ bọc hỗ trợ cho Kiev.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, được hãng thông tấn nhà nước TASS trích dẫn, đã mô tả bình luận của bà Baerbock là một bằng chứng cho thấy phương Tây đang tiến hành một “cuộc chiến có tính toán trước chống Nga”.
Các chính trị gia bảo thủ và cực hữu ở Đức cũng chỉ trích về tuyên bố của bà Baerbock. Martin Huber, Tổng thư ký của Liên minh xã hội Cơ đốc giáo Bavaria cáo buộc bà Baerbock gây nguy hiểm cho Đức. Đồng Chủ tịch của đảng “Alternative for Germany” cực hữu, Tino Chrupalla, đã kêu gọi cách chức bộ trưởng ngoại giao.
Nhiều trang web ở Đức bị tin tặc tấn công
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, truyền thông Đức ngày 25/1 đưa tin trang web của nhiều sân bay, giao diện trực tuyến của Chính phủ liên bang Đức cũng như trang web của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã bị tin tặc tấn công.
Nhóm tin tặc có tên "Killnet" đã nhận thực hiện các vụ tấn công này.
Tin tặc đã tấn công và làm tê liệt trang web của nhiều công ty Đức trong ngày 25/1. Một số sân bay và giao diện trực tuyến của Chính phủ Đức cũng bị ảnh hưởng. Nhiều trang web đã không thể truy cập trong một thời gian dài và tới tối cùng ngày mới có thể khôi phục hoạt động. Tuy nhiên, trang web cá nhân của Ngoại trưởng Đức Baerbock tới khoảng 21h tối 25/1 vẫn không thể truy cập.
Cục An ninh công nghệ thông tin liên bang (BSI) cho biết các cuộc tấn công được thực hiện theo kiểu tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), trong đó các trang web bị quá tải truy cập cho tới khi máy chủ bị sập. Các cuộc tấn công vào các trang của chính phủ liên bang phần lớn đã bị ngăn chặn. Các cuộc tấn công theo hình thức này được cho tương đối đơn giản về mặt kỹ thuật và hệ thống công nghệ thông tin nội bộ của các công ty thường không bị ảnh hưởng.
Đức đồng ý việc chuyển xe tăng Leopard tới Ukraine Ngoại trưởng Đức ngày 22/1 (giờ địa phương) cho biết chính phủ nước này sẽ không cản trở nếu Ba Lan muốn gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, trong một bước đột phá có thể xảy ra sau nhiều tháng yêu cầu từ Kiev. Trả lời phỏng vấn kênh LCI của Pháp rằng điều gì sẽ xảy ra nếu Ba Lan tiếp...