Tranh cãi xoay quanh quy định “Cấm trẻ em to mồm” tại nhà hàng
Gần đây, một nhà hàng ở thành phố California đã khiến dư luận xôn xao vì quy định “ Cấm trẻ em to mồm” của mình.
Năm 1950, nhà hàng Old Fisherman’s Grotto bắt đầu kinh doanh ở quận Monterey, California. Ông Chris Shake, chủ nhà hàng cho biết các thực khách ghé thăm nhà hàng của ông vì thích không gian yên tĩnh ở đây.
Để đảm bảo sự yên tĩnh cho các thực khách, ông đã đặt một bảng thông báo ngoài cửa với nội dung: “Không mang xe đẩy hay ghế ăn trẻ em vào nhà hàng. Nếu con bạn ồn ào hay quấy khóc, xin mời ra khỏi phòng ăn”.
Nhà hàng dán thông báo “Cấm trẻ em ồn ào to tiếng” ngay ngoài cửa để đảm bảo không gian yên tĩnh cho các thực khách
Thông báo của ông Shake đã làm bùng nổ nhiều phản ứng trái chiều trên các trang mạng xã hội.
Angela Espinoza chia sẻ trên Facebook: “Thật bất ngờ. Tôi chưa từng đọc quy định nào như thế này cả. Tôi vừa nhìn thấy bức ảnh này trên mạng và quyết định hủy đặt bàn tại đây. Nó thực sự khiến tôi khó chịu dù tôi không định mang con tới”.
Video đang HOT
Nhà hàng Old Fisherman’ Grotto.
Trên ứng dụng tìm kiếm địa điểm Yelp, nhà hàng của ông Shake nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều.
“Nhà hàng này chỉ đáng nhận 0 điểm vì đưa ra quy định kì thị trẻ em này. Nếu biết có biển báo này trước nhà hàng, tôi sẽ không bao giờ bước vào đây nửa bước”.
Một khách hàng khác phàn nàn về thái độ của nhân viên khi thông báo cho cô về quy định này: “Nhân viên phục vụ nói rằng các con tôi đang làm ồn đến các vị khách khác và yêu cầu tôi giữ chúng trật tự. Tôi chưa từng được yêu cầu phải bắt các con tôi im lặng. Thêm nữa, thái độ của nhân viên khi nói về quy định này thật thô lỗ”.
Một số cho rằng quy định này hà khắc và kì thị trẻ em. Tuy nhiên, một bộ phận khách hàng lại hoàn toàn tán đồng với biện pháp mạnh tay của nhà hàng nhằm đảm bảo sự yên tĩnh cho khách hàng khác.
“Cấm trẻ con chạy nhảy ồn ào trong nhà hàng là quyết định hoàn toàn đúng đắn. Mọi khách hàng cần có không gian riêng tư để thưởng thức bữa ăn của mình. Những người phản đối quy định này là những người không thể kiểm soát nổi con cái của họ và để chúng làm ảnh hưởng đến người khác”.
“Tôi đã quá mệt mỏi khi phải vừa ăn vừa chịu đựng lũ trẻ la hét xung quanh. Quy định này sẽ giúp mọi khách hàng được thưởng thức bữa ăn trọn vẹn và đây chắc chắc là lý do để tôi ghé thăm nhà hàng này”.
Trước phản ứng của dư luận, ông Shake vẫn rất bình thản.
Ông cho biết: “Quy định của chúng tôi đã làm phật lòng không ít khách hàng. Nhiều người chỉ mới nhìn thấy thông báo đã vội quay lưng đi và bình luận tiêu cực về nó. Tuy nhiên, nhà hàng của tôi đã đón tiếp không ít gia đình mang theo con nhỏ và chúng rất ngoan ngoãn cũng như không làm ảnh hưởng đến các vị khách khác. Những vị khách đó đều hiểu và tuân thủ các quy tắc của nhà hàng”.
Ông nhấn mạnh, quy định này không hề phân biệt hay kì thị bất cứ ai. Ông cũng đã làm việc với luật sư để đảm bảo ngôn ngữ trên bảng quy định không gây khó chịu tới người xem.
Nụ Phí
Theo Vietnamnet
Rơi điện thoại iPhone vào toilet, thọc tay móc và cái kết "ê chề"
Một người đàn ông Trung Quốc có phen đỏ mặt khi kẹt cánh tay vào toilet trong nhà hàng, sau khi làm rơi điện thoại iPhone 8 vào đó.
Người đàn ông kẹt tay vào toilet ở Trung Quốc.
Theo Daily Star, người đàn ông tên Tan, cảm thấy xấu hổ nên suốt 30 phút không gọi trợ giúp. Sự việc chỉ được phát hiện bởi một người quét dọn.
Trước đó, Tan ăn tối cùng với bạn ở thành phố Lizhou thuộc khu tự trị Guangxi Zhuang, Trung Quốc. Ăn được một lúc, Tan vào nhà vệ sinh giải tỏa.
Người đàn ông có cuộc gọi đến nên rút chiếc iPhone 8 đắt tiền ra nghe và tuột tay làm rơi xuống toilet.
Tan ngay lập tức quỳ gối, dùng tay cố gắng móc chiếc iPhone, với hy vọng vẫn còn kịp.
Cánh tay sưng tấy và chảy máu của người đàn ông sau khi được giải cứu.
Tan càng ngày càng đưa tay xuống sâu hơn và cuối cùng kẹt cả cánh tay vào toilet. Không có điện thoại để gọi người đến cứu, Tan cũng không hét lên vì cảm thấy "xấu hổ".
Nhân viên cứu hỏa sau đó có mặt, đập vỡ toilet mới kéo được tay người đàn ông ra ngoài. Ảnh chụp tại hiện trường cho thấy cánh tay của Tan chảy máu và sưng tấy.
Các nhân viên cứu hỏa nói dù sao người đàn ông cũng may mắn khi không bị gãy xương. Nhưng đáng tiếc là không ai có thể tìm được chiếc iPhone bị mất.
Theo Danviet
Cà phê thích hợp khuấy bằng tay Khó chịu vì người phục vụ không quên mang thìa, Tom bóng gió nhắc nhở: - Cậu không thấy cà phê này quá nóng để khuấy bằng tay à? Người phục vụ rối rít xin lỗi, vội chạy vào bếp. Vài phút sau, anh ta quay trở lại với một tách cà phê khác. Tom nhăn trán hỏi lại: - Thế này là...