Tranh cãi “xác tàu” cắm giữa lòng thủ đô Cộng hòa Séc
Những tòa nhà chọc trời từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi ở nhiều nơi trên thế giới do nhiều vấn đề: Chúng có thể trở thành một biểu tượng được yêu thích, nhưng cũng có thể trở thành thảm họa đối với người dân địa phương.
Phối cảnh tòa tháp Top Tower có hình dạng xác tàu đắm giữa lòng Prague (Ảnh: CNN)
Ngay sau khi thế giới còn chưa hết sốc vì tòa tháp có tên Tulip nằm giữa thủ đô London, Anh lại có hình thù hết sức nhạy cảm, thì giờ lại tới tòa tháp Top Tower. Đây là một dự án xây dựng gây tranh cãi ghê gớm bởi nhìn nó không khác gì xác một con tàu chở dầu vừa đâm vào một tòa nhà văn phòng.
Tòa tháp 135 m này, nếu được phê chuẩn, sẽ trở thành tòa nhà cao nhất ở Prague, thủ đô của Cộng hòa Séc.
Được thiết kế bởi nhà điêu khắc David Cerny và kiến trúc sư Tomas Cisar, Top Tower sẽ cho người ta tầm quan sát rộng khắp thành phố lên tới đài quan sát nhờ các thang máy ngoại vi – theo công ty phát triển Trigena. Tòa tháp này sẽ có mục đích chính là cho thuê, nó bao gồm nhiều văn phòng làm việc cùng một trung tâm văn hóa ở các tầng thấp. Tòa tháp cũng có một khu vườn trên tầng mái cùng nhiều cửa hàng mua sắm ở tầng trệt.
Nhà điêu khắc Cerny vốn đã nổi tiếng nhờ vào các tác phẩm gây tranh cãi, trong đó có phải kể đến Entropa – một bức điêu khắc được chế tác nhằm đánh dấu sự kiện Cộng hòa Séc giữ chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu vào năm 2009. Bức điêu khắc này thể hiện mỗi quốc gia trong khối EU theo kiểu định kiến dân tộc: Nước Pháp bị phủ bởi dòng chữ “Greve!” (Đình công!), trong khi Bỉ là một chiếc hộp có nhiều thanh chocolate bị cắn dở và Thụy Điển là một chiếc hộp IKEA (hãng sản xuất đồ gia dụng nổi tiếng).
Nhà điêu khắc Cerny đề xuất đặt tòa tháp Top Tower cạnh trạm tàu điện ngầm Nove Butovice, vùng ngoại ô của Prague. Điều này là do khu vực trung tâm lịch sử của Prague là di sản thế giới được UNESCO công nhận, nên các tòa nhà chọc trời bị cấm xây dựng ở vùng này.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho dự án Top Tower suốt hơn 2 năm qua và phiên bản cuối cùng đã vượt qua 8 phiên bản đề xuất khác” – ông Marcel Soural, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Trigena, nói – “Chúng tôi hiện vẫn đang tiếp nhận ý kiến từ giới chuyên gia, các cơ quan hữu quan và cả người dân trong vùng”.
Nếu được phê duyệt, quá trình xây dựng sẽ được khởi công vào năm 2021 và phải mất 3 năm mới hoàn thiện – theo Trigena. Dự án có tổng chi phí 2 tỷ crown (84,5 triệu USD).
Theo viettimes.vn
Đến Praha để ngắm đồng hồ thiên văn
Praha là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Tiệp Khắc từ năm 1918 và của Cộng hòa Séc từ năm 1993. Nếu bạn đã từng một lần du lịch Châu Âu, chắc chắn không thể bỏ qua thủ đô của Cộng hoà Séc.
Chiếc đồng hồ cổ tại Praha
Là "trái tim bé bỏng" của Châu Âu, cho tới nay Praha (hay Prague) vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính khó có thành phố nào ở Châu Âu sánh kịp.
Không chỉ nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi, Praha còn nổi tiếng bởi Đồng hồ thiên văn Con Gà (Prague Orloj) nằm sừng sững tại bức tường phía Nam của Toà thị Chính cũ của thành phố.
Đồng hồ cơ 600 năm tuổi
Prague Orloj là một trong ba chiếc đồng hồ cổ nhất và là đồng hồ cơ duy nhất còn hoạt động. Trong suốt 600 năm lịch sử, Orloj cũng trải qua nhiều lần hư hỏng và trùng tu, để ngày hôm nay, công trình trở thành một tuyệt tác của Prague, một điểm thu hút khách du lịch quốc tế của Cộng hòa Séc.
Hệ thống máy móc của Orloj được thợ đồng hồ Mikulas làm từ năm 1410, hiện vẫn còn giữ được 80% so với nguyên gốc. Đến năm 1490, các chi tiết trang trí mang phong cách Gothic dần được thêm vào. Cuối Thế chiến thế hai năm 1945, Toà thị chính nơi đặt chiếc đồng hồ bị trúng pháo cháy, dù máy móc của đồng hồ được di tản kịp thời, nhưng các chi tiết trang trí xung quanh đã bị phá huỷ. Orloj được phục dựng trong ba năm và hoạt động trở lại từ 1948 cho đến ngày nay.
Niềm tự hào của người dân Praha
Không chỉ là biểu tượng của kiến trúc, đồng hồ Orloj còn chứng minh được sức mạnh trí óc tuyệt vời của con người từ thời Trung Cổ.
Đồng hồ này về mặt kỹ thuật thì bao gồm ba gồm ba bộ phận chính: mặt đồng hồ thiên văn, tượng trưng cho vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng trên bầu trời và hiển thị các chi tiết thiên văn khác nhau; "Bước chân của các Tông đồ", một bộ máy đồng hồ hiển thị mỗi giờ một nhân vật trong các Tông đồ và các nét điêu khắc chuyển dịch khác- đáng chú ý là một nhân vật của Cái chết (đại diện là một bộ xương); và một mặt đồng hồ lịch với các mề đay đại diện cho các tháng.
Mặt trên là đồng hồ thiên văn nổi bật với nhiều vòng tròn và chữ số đầy bí ẩn. Hai cây kim mang dấu hiệu của Mặt trời và Mặt trăng. Đồng hồ thiên văn chỉ sự vận hành của các thiên thể trên bầu trời theo nhận thức về vũ trụ thời Trung cổ: Trái đất là trung tâm và Mặt trời, Mặt trăng quay xung quanh Trái đất.
Có ba vòng tròn trên mặt đồng hồ thiên văn chỉ ba cách đếm thời gian khác nhau: Vòng ngoài cùng khắc chữ số kiểu Schwabacher chỉ giờ Czech cổ hay còn gọi là giờ Ý. Vòng ở giữa khắc chữ số La Mã chỉ giờ của Trung Âu. Vòng trong cùng khắc chữ số Ả Rập chỉ giờ Babylon: chiều dài của mỗi giờ khác nhau tùy theo mùa (dài hơn vào mùa hè và ngắn hơn vào mùa đông).
Bên dưới hai bên mặt đồng hồ chỉ ngày là các tượng như nhà triết học, thiên thần, nhà thiên văn học và nhà chép sử.
Hai bên mặt đồng hồ thiên văn là các biểu tượng như sự kiêu căng tự phụ được thể hiện bằng một người mãi soi mình trong gương, trong khi người biển lận thể hiện qua hình tượng một anh chàng Do Thái ôm túi vàng lắc đầu từ chối. Bên phải là bộ xương - biểu tượng Thần chết và người Thổ Nhĩ Kỳ (thời kỳ đó châu Âu bị đe dọa bởi các cuộc tấn công của người Thổ).
Bên trên của hai mặt đồng hồ là một tượng thiên thần bằng đá, hai bên là hai ô cửa, trên cùng là một con gà bằng đồng.
Hàng ngày, cứ khoảng 15-20 phút trước giờ chẵn, đồng hồ sẽ điểm chuông và các mô hình xung quanh đồng hồ sẽ chuyển động. Rất nhiều du khách đều hi vọng, mình có thể một lần được nghe tiếng chuông ngân vang và ngắm nhìn hình ảnh sống động trên chiếc đồng hồ cả trăm năm tuổi.
Theo thegioidulich.com
Những thành phố không ngủ có cuộc sống về đêm sôi động nhất Bạn muốn có một đêm vui vẻ tại các quán rượu, câu lạc bộ hoặc lang thang trên những con đường vẫn còn nhộn nhịp dù đã là ban đêm? Hãy đến với những thành phố được mệnh danh là "thành phố đêm không ngủ này" để có những trải nghiệm về đêm ấn tượng nhất. Thessaloniki, Hy Lạp Người Hy Lạp có...