Tranh cãi vụ ‘đi đón vợ bị buộc tội cướp’
Ngày 2.7, sau nhiều lần mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã tuyên phạt bị cáo Bùi Minh Lý (25 tuổi, nguyên Bí thư Chi đoàn xã Đông Thạnh, H.Cần Giuộc, Long An) 3 năm tù về tội “cướp giật tài sản”, nhưng bị cáo Lý và gia đình khẳng định tiếp tục kháng cáo toàn bộ bản án.
Bị cáo Lý tại tòa – Ảnh: Phan Thương
Theo cáo trạng, khoảng 21 giờ ngày 19.1.2014, khi chị N.T.T bưng thức ăn ra bàn trong tiệc tất niên của tổ dân phố tại P.25, Q.Bình Thạnh thì bị Lý đi xe máy áp sát, giật sợi dây chuyền chị đang đeo trên cổ. Chị T. tri hô “cướp, cướp…” cũng là lúc Lý rồ ga bỏ chạy. Lúc này, chồng chị T. đứng cách đó 2 m cùng một người bạn lấy xe đuổi theo, đến chùa Bảo Minh (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) ép Lý vào lề, đánh và bắt giữ bị cáo. Phản ứng lại, Lý đã dùng roi điện cầm theo để chống trả. Bị hại khai khi mọi người đuổi theo Lý thì chị phát hiện sợi dây chuyền rớt ngay dưới chân mình. Lúc chồng đưa Lý về, chị T. khẳng định Lý là tên cướp.
Thiếu chứng cứ trực tiếp
Trong khi đó, từ khi bị bắt cho đến khi ra tòa, Lý một mực phủ nhận toàn bộ hành vi như cáo trạng quy kết. Lý khai do vợ làm việc tại đường Thanh Đa, P.27, Q.Bình Thạnh nên bị cáo thường chạy xe từ Long An lên đón vợ về. Tối 19.1, khi đang trên đường lên đón vợ thì bị cáo bị “túm” và vu cho tội cướp giật. Khi được tòa hỏi vì sao Lý lại có roi điện trong tay, bị cáo khai, do vừa làm bí thư Đoàn vừa bảo vệ trật tự trị an tại địa phương nên được một người bạn cho mượn. Từ khi có roi điện, vì phải đi đón vợ đường xa, đêm khuya nên bị cáo luôn cầm theo để phòng thân.
Bào chữa cho Lý, luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng vụ án không có chứng cứ trực tiếp để kết tội Lý mà thông qua các chứng cứ gián tiếp là lời khai của bị hại, các nhân chứng. Song những lời khai này đều không phù hợp với lời khai của bị cáo nên cần phải làm rõ: bị hại và các nhân chứng khai khi cướp “tấn công” thì thấy Lý đội mũ bảo hiểm màu sẫm, không đeo khẩu trang. Còn Lý khai đội mũ bảo hiểm màu trắng của huyện đoàn tặng, có đeo khẩu trang; nhân chứng khai, đuổi một lúc thấy người thanh niên (là Lý – NV) có nhân dạng tương tự (đi xe Dream II, áo khoác đen) chạy với tốc độ 25 – 30 km/giờ nên chạy đến áp sát và bắt. Theo luật sư Tâm, không một kẻ cướp nào sau khi gây án, bị tri hô lại chạy xe với tốc độ như trên để bị “tóm”…
Tòa bác chứng cứ do luật sư cung cấp
Video đang HOT
Đáng chú ý, liên quan đến bằng chứng là những hình ảnh thực nghiệm hiện trường xảy ra vụ án, giữa luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo và kiểm sát viên tham dự phiên tòa đã có những bất đồng.
Cụ thể, luật sư cho rằng hình ảnh mà cơ quan điều tra (CQĐT) cung cấp cho tòa không đảm bảo khách quan vì chưa tôn trọng sự thật. “Nguyên tắc thực nghiệm hiện trường là phải đảm bảo tính chính xác về không gian nhưng khi chụp ảnh, CQĐT đã sử dụng đèn flash có sẵn trong máy chụp hình, đèn pin chiếu sáng để chứng minh bị hại và các nhân chứng thấy rõ mặt bị cáo như lời khai của họ là không phù hợp”, luật sư nói. Qua đó, luật sư đã cung cấp cho tòa những hình ảnh cắt ra từ đoạn video mà luật sư trực tiếp quay, khi không sử dụng đèn flash, đèn pin thì ánh sáng rất yếu, không thể nhìn rõ mặt, màu áo… của hung thủ, nhất là trong hoàn cảnh sự việc chỉ xảy ra trong chớp nhoáng.
Tranh luận lại, đại diện viện kiểm sát cho rằng chứng cứ để tòa xem xét phải là chứng cứ do CQĐT cung cấp. Sau khi nghị án, HĐXX nhận định sau nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, lời khai của các nhân chứng đều trùng khớp nhau về việc thấy Lý đội mũ bảo hiểm màu sẫm, không đeo khẩu trang; khi thẩm tra tại phiên tòa về ánh sáng tại thời điểm xảy ra vụ án, người bị hại và những người làm chứng đều xác định ngoài trời có đèn cao áp, trong bữa tiệc cũng có đèn nên việc bị hại nhìn rõ mặt tên cướp là phù hợp; việc thực nghiệm hiện trường của cơ quan điều tra làm đúng thủ tục tố tụng nên được chấp nhận…
Về những vi phạm tố tụng như không thu thập chứng cứ tại hiện trường, khi bắt Lý tang vật vụ án là dây chuyền không nằm trong tay bị cáo nhưng công an phường lại lập biên bản phạm tội quả tang là không đúng, HĐXX cho rằng vi phạm này không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án, có thể khắc phục được…
Phan Thương
Theo Thanhnien
Trùm giang hồ Tú "khỉ" kháng cáo kêu oan
Phạm Khắc Tú cho rằng, mình không phạm tội Cố ý gây thương tích và Cưỡng đoạt tài sản.
Nguồn tin từ cơ quan tố tụng cho biết, Phạm Khắc Tú (tự Tú "khỉ") - 40 tuổi, trú tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên đã làm đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm.
Trong đơn kháng cáo, Tú "khỉ" cho rằng mình không phạm tội Cố ý gây thương tích và tội Cưỡng đoạt tài sản. Phạm Khắc Tú mong tòa phúc thẩm xem xét.
Trước đó, sau gần một tuần xét xử, ngày 30/3, TAND tỉnh Hưng Yên đã tuyên phạt bị cáo Tú 30 năm tù cho 5 tội danh.
Tú "khỉ" áo xám bên trái tại tòa sơ thẩm
Cụ thể: 7 năm tù cho tội Cố ý gây thương tích; Tội Cưỡng đoạt tài sản 12 năm tù giam; Tội Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng 4 năm tù giam; Tội Tổ chức đánh bạc 3 năm 6 tháng tù giam; Tội đánh bạc 5 năm tù giam.
Ngoài ra, Tú "khỉ" phải nộp hơn 137 triệu đồng tiền thu lợi bất chính để nộp ngân sách nhà nước.
Theo bản án sơ thẩm, Phạm Khắc Tú biết Công ty Sông Hồng được UBND tỉnh Hưng Yên cấp phép thăm dò trữ lượng cát trên sông Hồng thuộc địa bàn xã Đai Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nên hắn đến Công ty này yêu cầu được góp cổ phần.
Khi lãnh đạo Công ty Sông Hồng thẳng thừng từ chối, Tú đã chỉ đạo đàn em đe dọa, gây sức ép để cản trở công việc kinh doanh của công ty này bằng cách biện pháp như chặn xe, đe dọa lái xe vận chuyển gạch, đe dọa người lái máy xúc đất, đuổi chém, ném chất bẩn...
Để yên ổn làm ăn, Tú yêu cầu Công ty Sông Hồng phải nộp cho hắn ta 500 triệu đồng.
Ngày 27/3/2013, khi Tú đến Công ty Sông Hồng để nhận tiền thì bị bắt quả tang.
Mở rộng điều tra, cơ quan công an còn làm rõ, Tú còn có hành vi mua, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng gồm 1 khẩu súng K59 và hàng chục viên đạn.
Cơ quan điều tra còn thu giữ nhiều vật chứng quan trọng như: Sổ ghi lô đề, máy tính...
Đây là những chứng cứ chứng minh Phạm Khắc Tú có hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Ngoài ra Tú còn tổ chức cho đàn em thực hiện những cuộc thanh trừng kiểu "xã hội đen" để mở rộng địa bàn làm ăn.
Ngoài bị cáo Tú, 17 đồng phạm nhận mức án từ cải tạo không giam giữ đến 22 năm tù giam./.
Việt Đức
Theo_VOV
Hủy án sơ thẩm vụ giết người từ va chạm giao thông Ngày 28.5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm vụ án Lê Văn Thành (35 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) giết người để điều tra, xét xử lại từ đầu. Các bị cáo tại tòa - Ảnh: Ngọc Lê Trước đó, ngày 21.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lê...