Tranh cãi việc xóa lớp chuyên ở New York
Phụ huynh và giáo viên phản đối quyết định của thị trưởng New York, cho rằng trẻ sẽ thấy nhàm chán trong các lớp học có sự pha trộn khả năng.
Hôm 8/10, ông Bill de Blasio, thị trưởng thành phố New York, tuyên bố chương trình “ tài năng và năng khiếu” sẽ bị xóa bỏ giữa chỉ trích cho rằng nó đang khuyến khích sự phân biệt chủng tộc trong hệ thống trường học lớn nhất của Mỹ.
“Thời đại đánh giá những đứa trẻ 4 tuổi dựa vào bài kiểm tra riêng lẻ đã qua”, ông de Blasio nói.
Khoảng 70% trong gần một triệu học sinh trường công lập ở New York là người da màu. Trong khi gần 75% trong xấp xỉ 16.000 học sinh các lớp năng khiếu là người da trắng hoặc người Mỹ gốc Á.
Học sinh được chấp nhận vào các trường, lớp đặc biệt sau khi vượt qua một kỳ thi chuẩn hóa năm 4 tuổi. Ở một số khu vực của thành phố, nơi có người da màu và gốc Tây Ban Nha chiếm ưu thế, số trẻ đậu kỳ thi này ít hơn nên nhiều trường đã đóng cửa.
Video đang HOT
Trẻ đến trường trong đại dịch Covid-19 ở quận Brooklyn, thành phố New York. Ảnh: Reuters
Bắt đầu năm học tới, thành phố sẽ dừng kỳ thi sàng lọc dành cho các em 4 tuổi nhằm lựa chọn học sinh. Chương trình dành cho học sinh tài năng và năng khiếu hiện tại chỉ nhận 2.500 em mỗi năm trong số 65.000 học sinh mầm non khắp thành phố.
Những đứa trẻ giờ sẽ được học trong các lớp có cùng trình độ nhưng những em nổi trội hơn sẽ được giao bài tập khác. Hiện vẫn chưa rõ các giáo viên sẽ quyết định ra sao việc học sinh nào nên được áp dụng phương pháp học tập tăng tốc, em nào không.
Trước động thái trên, phụ huynh và giáo viên bày tỏ sự phản đối, cho rằng điều đó trừng phạt những đứa trẻ thông minh. Các con sẽ cảm thấy chán trong những lớp học có sự pha trộn trình độ, khả năng. Nhiều phụ huynh người da màu và Latin xem lớp chuyên như một con đường giúp con cái họ thành công.
“Thành phố ghét những đứa trẻ thông minh”, tổ chức phi chính phủ Inform NYC lên tiếng. “Điều quan trọng là giáo viên có thể nhận ra những nhu cầu học tập khác nhau, gồm những em cần kiến thức sâu và phức tạp. Thay vì thêm nhiều hướng đi mới, các lãnh đạo của thành phố New York lại phá hủy cơ hội”.
Trong khi đó, nhiều người khác cho rằng hệ thống hiện tại cần thay đổi. Một số chuyên gia tin việc gắn mác học sinh tài năng và lôi các em ra khỏi các lớp học giáo dục phổ thông làm trầm trọng thêm sự chia rẽ sắc tộc.
Quyết định của ông de Blasio đánh dấu một trong những quyết định cuối cùng của chính trị gia này trên cương vị thị trưởng, trước kỳ bầu cử chọn người kế nhiệm vào tháng tới. Tỷ lệ ủng hộ thị trưởng 60 tuổi gần đây sụt giảm khi ông không được lòng cả hai phe.
Eric Adams, ứng viên da màu được dự đoán có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thị trưởng thành phố hôm 2/11 tới, phản đối từ bỏ các lớp chuyên. Ông cho biết muốn mở rộng chương trình ở những khu vực người dân thu nhập thấp. Song các chuyên gia nói rằng kế hoạch sẽ ít hiệu quả nếu không có thêm các thay đổi trực tiếp tới việc nhận vào học.
Tỷ phú Mỹ lên tiếng về nạn thù ghét người gốc Á
Tỷ phú Patrick Soon-Shiong thất vọng về loạt vụ tấn công người gốc Á gần đây và kêu gọi Mỹ thừa nhận nạn phân biệt chủng tộc.
"Nạn thành kiến và phân biệt chủng tộc bất lương đang lan tràn. Đáng buồn thay, nó gần như cố hữu trong dòng chảy lịch sử của đất nước này", Soon-Shiong, người sáng lập kiêm chủ tịch điều hành công ty công nghệ sinh học ImmunityBio, hôm 4/4 cho hay. "Chúng ta phải thừa nhận, chấp nhận và sau đó xóa bỏ nó".
Đây là những bình luận công khai đầu tiên của Soon-Shiong, tỷ phú gốc Trung Quốc sinh ra ở Nam Phi và chuyển đến Mỹ năm 1977, về nạn gia tăng hành động thù địch nhằm vào người gốc Á. Ông cũng bày tỏ thất vọng trước sự gia tăng tội ác thù ghét đối với người Mỹ gốc Á cũng như căng thẳng chủng tộc thúc đẩy phong trào "Mạng người da màu quan trọng".
"Tôi đến từ Nam Phi, nơi tôi chứng kiến phân biệt chủng tộc gia tăng. Nói một cách hài hước, đó là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, nhưng là Apartheid công khai", Soon-Shiong nói. "Tôi từng nghĩ chúng ta đã đến vùng đất của tự do, nhưng thành thật mà nói, tôi hoàn toàn thất vọng".
Tỷ phú gốc Á Patrick Soon-Shiong . Ảnh: CNN .
Soon-Shiong là một trong những lãnh đạo doanh nghiệp gốc Á cấp cao nhất lên tiếng về các cuộc tấn công gần đây nhằm vào người Mỹ gốc Á. Ông cũng kêu gọi thêm nhiều người Mỹ gốc Á cùng lên tiếng.
"Thật không may, văn hóa và tâm lý của người châu Á là im lặng chịu đựng. Tôi không nghĩ điều này có thể tiếp diễn lâu hơn nữa", Soon-Shiong cho hay.
Soon-Shiong tốt nghiệp đại học y năm 23 tuổi và giàu lên nhờ phát minh thuốc điều trị ung thư Abraxane, hiện sở hữu khối tài sản 7,5 tỷ USD. Nhiều năm trước khi trở thành một trong những bác sĩ giàu nhất hành tinh, Soon-Shiong từng bị phân biệt đối xử khi còn làm bác sĩ phẫu thuật những năm 1980. "Một giáo sư cùng chỗ làm và sống cạnh nhà nói thẳng với tôi: 'Chúng tôi không thích những người như anh ở đây'", ông nói.
Đầu tuần trước, một phụ nữ gốc Á 65 tuổi bị tấn công giữa ban ngày ở New York. Kẻ tấn công dùng nhiều lời lẽ bài Á, trong khi nhiều người có mặt tại đó chỉ biết đứng nhìn. Soon-Shiong cho rằng đó là biểu hiện thiếu đồng cảm với con người và "thật đau lòng" khi không ai can ngăn.
Theo Soon-Shiong, cựu tổng thống Donald Trump chịu một phần trách nhiệm đối với các cuộc tấn công nhằm vào người gốc Á vì đã gọi đại dịch Covid-19 là "virus Trung Quốc". "Điều đó không giúp ích gì cho người châu Á, cộng đồng da màu hay Latinh, mà chỉ khiến phân biệt chủng tộc bùng phát", ông nói.
'Cô giáo thôn quê đẹp nhất' Trung Quốc bị tố làm từ thiện trái phép Cô giáo tốt nghiệp tại Mỹ và nổi tiếng về thúc đẩy giáo dục ở nông thôn Trung Quốc bừa bị cáo buộc làm từ thiện trái phép. Cô Gina nổi tiếng về hỗ trợ giáo dục tại vùng nông thôn Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP Tờ South China Morning Post ngày 28.9 đưa tin một cô giáo nông thôn nổi...