Tranh cãi việc phun thuốc khử trùng diện rộng có tác dụng ngăn Covid-19 hay không
Nhiều người đang thắc mắc việc phun thuốc khử trùng trong không gian rộng liệu có giúp ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19.
Teheran (thủ đô của Iran) và Manila (thủ đô của Philippines) đang phun thuốc khử trùng khắp đường phố. Tập đoàn Amazon (Mỹ) cũng phun thuốc khử trùng trong những kho hàng khổng lồ với hy vọng xoa dịu nỗi lo của nhân viên để họ chịu quay lại làm việc.
Những nỗ lực này có thể giúp mọi người cảm thấy an tâm hơn vì cho rằng điều đó có thể ngăn ngừa khả năng nhiễm Covid-19 khi tiếp xúc với bề mặt, tuy nhiên, một số chuyên gia lại không đồng tình với quan điểm này.
“Không có cơ sở khoa học nào cho thấy việc phun thuốc khử trùng ra những khu vực rộng lớn có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Điều đó thật lãng phí và tệ hơn cả là nó khiến chất khử trùng tồn tại trong môi trường sống của chúng ta”, Giáo sư Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ), cho biết.
Một người bị phun thuốc khử trùng vào mặt trong dịch Covid-19 (ảnh: Reuters)
Theo các chuyên gia, hầu hết những trường hợp nhiễm Covid-19 là qua những giọt bắn mang mầm bệnh. Việc chạm vào các bề mặt rồi bị lây nhiễm virus là rất hiếm.
“Việc bị nhiễm Covid-19 sau khi chạm vào các bề mặt có virus là chưa được ghi nhận”, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ lưu ý trên trang web chính thức.
“Rửa tay vẫn rất quan trọng trong lúc này và luôn luôn là như vậy. Nhưng để tránh lây nhiễm virus, ta nên tập trung vào việc giữ khoảng cách với mọi người”, ông Osterholm nói thêm.
Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào cũng đồng quan điểm với ông Osterholm.
“Có quá nhiều điểu chưa biết về Covid-19. Tôi cũng không dám chắc phun thuốc khử trùng diện rộng có tác dụng hay không, nhưng chúng ta nên coi việc thực hiện điều đó là dựa trên nguyên tắc an toàn vệ sinh, hơn là theo quan điểm khoa học. Chưa ai nghiên cứu cụ thể về vấn đề này và nó cũng rất khó nghiên cứu”, giáo sư Lipsitch, đến từ Đại học Harvard (Mỹ), cho biết.
Video đang HOT
Phun thuốc khử trùng trên đường phố tại Philippines (ảnh: AP)
Ông Joshua Santarpia, phó giáo sư virus học tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska (Mỹ), cũng băn khoăn khi nhận xét về việc phun thuốc khử trùng diện rộng.
“Có vẻ như phun như vậy là hơi nhiều. Tôi cũng không chắc là có nên phun thuốc khử trùng ở những không gian rộng hay không”, ông Santarpia chia sẻ và nói thêm rằng phun thuốc khử trùng ở những nơi hẹp, ví dụ như trong nhà, trong máy bay là rất tốt.
Các hãng hàng không Mỹ tại New York, Boston và Washington đã phun thuốc khử trùng trong các máy bay. Vệ binh quốc gia Mỹ tại bang Georgia cũng đã tiến hành phun thuốc khử trùng ở các viện dưỡng lão.
Theo các nghiên cứu gần đây, Covid-19 chỉ có thể tồn tại vài ngày trên các bề mặt. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu mật độ của virus bám trên bề mặt có đủ để truyền bệnh hay không.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Bệnh "viêm phổi lạ" có thể xuất hiện ở Italia trước khi Covid-19 bùng phát ở TQ
Ông Giuseppe Remuzzi, giám đốc Viện nghiên cứu dược phẩm Mario Negri tại Milan, cung cấp thông tin, một loại bệnh viêm phổi lạ đã được phát hiện ở miền Bắc Italia trước cả khi Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc.
"Một loại bệnh viêm phổi lạ đã được phát hiện tại miền bắc Italia từ tháng 11 năm ngoái, nhiều tuần trước khi chúng tôi biết về sự bùng phát của Covid-19 tại Trung Quốc", ông Giuseppe Remuzzi cho biết trong buổi phỏng vấn với kênh National Public (Mỹ).
Thông tin của ông Giuseppe Remuzzi đưa ra trong bối cảnh các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn đang nỗ lực tìm hiểu về nguồn gốc của Covid-19.
"Điều này cho thấy Covid-19 có thể đã xuất hiện tại vùng Lombardy trước cả khi nó bùng phát ở Trung Quốc", ông Giuseppe Remuzzi nhận định. Tuy nhiên, ông Remuzzi không đề cập bệnh viêm phổi này có phải là do virus Corona chủng mới gây ra hay không.
Chuyên gia y tế hàng đầu Trung Quốc - ông Chung Nam Sơn, trước đây từng cho rằng, việc Covid-19 bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc, không có nghĩa là nó bắt nguồn từ nước này.
Phun thuốc khử trùng tại khu vực tháp nghiêng Pisa, Italia (ảnh: Reuters)
Vùng Lombardy là khu vực đầu tiên tại Italia thông báo về các trường hợp nhiễm Covid-19 từ hôm 21.2.
Đến ngày 22.3, Italia đã ghi nhận tổng cộng 53.578 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 4.825 người tử vong.
Italia đã đình chỉ các chuyến bay đến Trung Quốc từ ngày 31.1, cũng là quốc gia đầu tiên tại châu Âu thực hiện biện pháp này.
Tại Vũ Hán - tâm dịch Covid-19 của Trung Quốc, những trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận từ cuối tháng 12 năm ngoái. Một số thông tin cho rằng, trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc là vào giữa tháng 11, nhưng Bắc Kinh không xác nhận thông tin này.
Giới khoa học hiện nay vẫn cho rằng, ca nhiễm Covid-19 đầu tiên của Italia tại vùng Lombardy xuất hiện từ cuối tháng 1, khi một người Italia tiếp xúc với một người Trung Quốc mang virus.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Kosovo xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong do COVID-19 Viện Y tế Công cộng Kosovo cho biết 1 người đàn ông 82 tuổi đã qua đời tại bệnh viện hôm 22/3 là trường hợp tử vong đầu tiên do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở vùng lãnh thổ này. Nhân viên phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại một tòa nhà ở Pristina, Kosovo, ngày 14/3/2020....