Tranh cãi việc Hàn Quốc nâng tầm bắn tên lửa
Tên lửa hành trình được triển khai tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc – Ảnh: AFP
Trung Quốc và Nhật Bản cùng đưa ra lý do lo ngại an ninh để phản đối Hàn Quốc nâng tầm bắn và tăng lượng thuốc nổ cho tên lửa.
Hiện tại, Hàn Quốc đang đàm phán cùng Mỹ để được phép nâng tầm bắn và tăng khối lượng thuốc nổ trong mỗi tên lửa của nước này, theo tờ The Cholsun Ilbo. Lâu nay, bên cạnh thỏa thuận song phương với Washington, Seoul còn là một trong 34 bên tham gia ký kết Hiệp ước Chế độ công nghệ tên lửa nhằm hạn chế phổ biến đầu đạn hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Theo đó, tên lửa Hàn Quốc bị giới hạn tầm bắn dưới 300 km và không được mang quá 500 kg thuốc nổ. Tuy nhiên, vào tháng 1.2011, Hàn Quốc bắt đầu vận động Mỹ cho phép nâng tầm bắn tên lửa lên 1.000 km và tăng khối lượng thuốc nổ của đầu đạn đạt ngưỡng 1 tấn. Kể từ đó đến nay, Washington cũng viện dẫn việc Bắc Kinh và Tokyo phản đối để thuyết phục Seoul giữ nguyên các “mức trần” hiện tại.
Video đang HOT
Ngược lại, Hàn Quốc vẫn đang tiếp tục nỗ lực thuyết phục ngược lại Mỹ bằng lý do cần đảm bảo khả năng ứng phó đối với tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Diễn biến này gây ra chỉ trích mạnh mẽ từ Trung Quốc lẫn Nhật Bản.
Tờ The Chosun Ilbo dẫn lời một chuyên gia thuộc tổ chức nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc cho biết: “Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và đảng Cộng sản Trung Quốc cảm thấy lo ngại về việc Hàn Quốc được phép nâng tầm bắn tên lửa lên mức 1.000 km trong khi Bắc Kinh chỉ cách Seoul 950 km”.
Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt và các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc cho rằng động thái như thế đều nằm trong chiến lược từ phía Mỹ dùng đồng minh kiềm chế Bắc Kinh. Trước đó, ngày 5.9, báo The Chosun Ilbo dẫn một nguồn tin ngoại giao cấp cao cho biết Tokyo đã chuyển lời phản đối đến Washington về kế hoạch trên của Seoul. Đó là vì Tokyo lo ngại một phần lãnh thổ Nhật nằm trong tầm bắn của tên lửa Hàn Quốc, nhất là khi quan hệ hai bên đang căng thẳng vì tranh chấp nhóm đảo Dokdo/Takeshima.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định Bắc Kinh và Tokyo khó lòng ngăn cản Seoul nâng tầm bắn tên lửa khi cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa. Hiện tại, tên lửa DF-31A của Trung Quốc có tầm bắn hơn 10.000 km. Nhật Bản thì sở hữu tên lửa 3 tầng vận hành bằng nhiên liệu rắn có thể được chuyển đổi thành tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo The Chosun Ilbo, dường như Seoul sẽ sớm được phép nâng tầm bắn đến khoảng 800 km và khối lượng thuốc nổ lên hơn 500 kg.
Theo TNO
Trung Quốc bị tố vượt rào bán tên lửa
Trung Quốc tiếp tục vi phạm thỏa thuận quốc tế khi bán tên lửa và bộ phận tên lửa cho nhiều nước, theo tài liệu mật mới được tiết lộ.
Trong cuộc tập trận rầm rộ gần eo biển chiến lược Hormuz đầu năm nay, Iran đã bắn thử một số tên lửa đối hạm và đất đối đất với tầm bắn khác nhau. Trong đó có ít nhất 2 loại được chế tạo "theo thiết kế của Trung Quốc", theo hãng tin ISNA. Trong một báo cáo đưa ra cuối năm ngoái, Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh của quốc hội Mỹ cũng nhận định các biện pháp trừng phạt của nước này không ngăn chặn được Trung Quốc bán cho Iran các tên lửa đạn đạo "có thể bắn các tàu qua eo biển Hormuz".
Theo tài liệu do website WikiLeaks tung ra và được báo The Washington Times đăng tải gần đây, Trung Quốc còn bị cáo buộc vi phạm thỏa thuận quốc tế khi bán tên lửa và bộ phận tên lửa cho nhiều nước. Trong đó, một thư tín đề ngày 18.9.2009 của Bộ Ngoại giao Mỹ nói vấn đề trên đã được gửi tới một hội nghị quốc tế của Chế độ Kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) diễn ra cùng năm tại Rio de Janeiro (Brazil). MTCR là một tổ chức của 34 quốc gia nhằm tìm cách hạn chế xuất khẩu tên lửa với tầm bắn trên 298 km và đầu đạn nặng hơn 454 kg. Được gửi với chữ ký của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, bức thư tín bao gồm một báo cáo viết Trung Quốc thiếu "ý chí chính trị" trong việc ngăn chặn các hoạt động chuyển giao tên lửa.
Các thư tín mật khác được WikiLeaks công bố cho thấy Trung Quốc nhiều lần vi phạm hoặc lách các quy định của MTCR, thông qua hoạt động bán, chuyển giao tên lửa và bộ phận tên lửa của 2 công ty Dalian Sunny Industries (còn được gọi là LIMMT) và Shanghai Techical By-Products. Năm 2009, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào LIMMT với cáo buộc bán than chì, vonfram, con quay và dụng cụ gia tốc - những thành phần cần thiết cho một tên lửa.
Phiên bản mới của tên lửa DF-11 - Ảnh: China-defense-mashup.com
"Chuyện riêng của Trung Quốc"
Trong thư tín ngày 18.9.2009, giới chức Mỹ chỉ trích nhà chức trách Trung Quốc không kiểm soát việc xuất khẩu tên lửa của nước này do nguồn lợi quá hấp dẫn. Bức điện còn dẫn lời một quan chức Trung Quốc cảnh báo rằng "chuyện của Trung Quốc là của riêng Trung Quốc". Ông John Tkacik, cựu chuyên gia tình báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định: "Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ và tiếp tay cho việc phổ biến tên lửa chứ không chỉ là thiếu ý chí chính trị trong việc ngăn chặn nó". Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận: "Trừ khi có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, các quốc gia đáng lo ngại sẽ tiếp tục tìm kiếm và tiếp nhận từ các công ty Trung Quốc những bộ phận tên lửa bị cấm theo quy định của MTCR".
WikiLeaks còn tung ra thêm một bức thư tín thứ hai, cũng đề năm 2009, nói Iran đã sử dụng các nhà máy xe hơi như "tấm bình phong cho chương trình tên lửa của nước này". Về việc này, chuyên gia Tkacik đặc biệt lưu ý đến thỏa thuận được ký vào năm 2007 giữa Iran và Tập đoàn xe hơi Chery của Trung Quốc nhằm xây dựng một nhà máy ở nước CH Hồi giáo. "Dưới vỏ bọc mua linh kiện, máy móc để sản xuất xe hơi, Iran có thể mua các loại hàng hóa vừa có thể sử dụng trong ngành công nghiệp xe hơi nhưng cũng vừa cần thiết cho những nỗ lực phát triển và sản xuất tên lửa của nước này", ông Tkacik nhận định.
Chưa hết, tài liệu mật từ WikiLeaks cho rằng CHDCND Triều Tiên đã phát triển ngành công nghệ tên lửa với những bộ phận thiết yếu từ các nhà cung cấp nước ngoài, phổ biến nhất là các công ty đóng tại Trung Quốc. Syria, một điểm nóng khác hiện nay ở Trung Đông, cũng là khách hàng quen thuộc của tên lửa Trung Quốc.
Trung Quốc bị cho là vi phạm MTCR từ nhiều năm nay và bán tên lửa tầm ngắn DF-11 cho Pakistan trước nhất, trong khi vẫn tuyên bố tuân thủ các quy định của tổ chức này. Ngoài ra, The Washington Times dẫn thư tín vừa được WikiLeaks tung ra tiết lộ giới chức Trung Quốc đã nói với các quan chức của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh rằng những công ty bị Washington cáo buộc phổ biến tên lửa đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, thông tin tình báo cho thấy các công ty này vẫn hoạt động "mà không gặp trở ngại gì".
Theo Thanh Niên
4 tàu hàng Trung Quốc bị bắn tên lửa trên sông Mê Kông Người phụ trách khu vực an ninh số 11 thuộc cảnh sát đường sông Thái Lan hôm qua (5/11) cho hay, tàu tuần tra của Myanmar và tàu hàng của Trung Quốc đã bị tấn công trên sông Mê Kông vào hôm 4/1. Ttheo báo cáo của Cục cảnh sát đường sông Thái Lan, sáng sớm ngày 4/1 vừa qua, một nhóm vũ...