Tranh cãi về quốc gia tuyên bố ‘miễn nhiễm’ với COVID-19
Trong gần hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Turkmenistan vẫn chưa báo cáo bất kỳ trường hợp mắc COVID-19 nào.
Phụ nữ Turkmenistan đeo khẩu trang đi bộ ở Ashgabat. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN (Mỹ), Turkmenistan, quốc gia gần 6 triệu dân, là một trong số ít 5 quốc gia trên thế giới chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 nào, một đánh giá dữ liệu do Đại học Johns Hopskin và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thu thập được cho biết. Trong số này có 3 quốc đảo biệt lập ở Thái Bình Dương và Triều Tiên, quốc gia đã đóng cửa biên giới nghiêm ngặt từ tháng 1/2020 để tự bảo vệ mình khỏi đại dịch COVID-19.
Trong một bài phát biểu tại Liên hợp quốc hôm 21/9, Tổng thống Gurbanguly Berdymukhamedov, khẳng định Turkmenistan “miễn nhiễm” với COVID-19. Trong khi đó, các tổ chức độc lập, nhà báo và nhà hoạt động ngoài nước này lại cho rằng có bằng chứng cho thấy Turkmenistan đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 3, khiến bệnh viện quá tải và hàng chục người tử vong. Họ cho rằng Tổng thống Turkmenistan đang giảm nhẹ mối đe dọa từ virus chết người để duy trì hình ảnh của ông trước công chúng.
Ruslan Myatiev, biên tập viên người Tukmenistan của Turkmen News có trụ sở tại Hà Lan, cho biết ông đã tập hợp tên của hơn 60 người mà ông tuyên bố đã tử vong vì COVID-19 trong nước, bao gồm giáo viên, nghệ sĩ và nhiều bác sĩ. Myatiev cho biết ông đã xác minh tất cả các trường hợp tử vong được ghi lại thông qua bệnh án và kết quả chụp X-quang và thấy rằng phổi của họ bị tổn thương nghiêm trọng, các điều trị y tế được thực hiện giống với bệnh nhân COVID-19.
Chính phủ Turkmenistan hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận của CNN.
Phụ nữ đeo khẩu trang băng qua đường ở Ashgabat, Turkmenistan. Ảnh: CNN
Khi COVID-19 lan rộng khắp thế giới vào đầu năm 2020, Turkmenistan vẫn khẳng định họ “miễn nhiễm” với dịch bệnh này, ngay cả khi các quốc gia có chung đường biên giới ghi nhận ca nhiễm tăng vọt, bao gồm Iran, Kazakhstan, Uzbekistan và Afghanistan.
Theo WHO, Iran, quốc gia có chung đường biên giới với Turkmenistan, đã phải đối mặt với một trong những đợt bùng phát COVID-19 lớn nhất thế giới, với gần tổng số 5,5 triệu ca mắc. Với việc Iran hứng chịu dịch bệnh nặng nề như vậy, đại diện của một tổ chức nhân quyền đã đặt dấu hỏi rằng liệu tình hình ở quốc gia láng giềng như Turkmenistan có thể khác Iran hay không.
Ông Myatiev cho biết nguồn tin của ông ở Turkmenistan tiết lộ nước này đã ghi nhận một số ca bệnh vào khoảng tháng 5/2020, cùng thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trên khắp thế giới. Nguồn tin cho biết “bệnh phổi lạ, giống như bệnh cúm” đang ảnh hưởng đến nhiều người.
“Nhiệt độ ngoài trời lúc đó là 40 độ C, không phải là mùa cúm thông thường”, ông nói.
Video đang HOT
Hồi tháng 6/2020, Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Ashgabat cũng đã đưa ra cảnh báo sức khỏe cho”công dân địa phương có các triệu chứng tương tự COVID-19 đang được xét nghiệm” và cách ly trong vòng 14 ngày. Chính phủ Turkmenistan đã bác bỏ thông tin này và gọi đó là “tin giả”.
Hồi tháng 7/2020, một đoàn chuyên gia của WHO đã đến Turkmenistan nhưng không xác nhận bất kỳ trường hợp mắc COVID-19 nào. Tuy nhiên, họ lo ngại về “số lượng gia tăng các ca nhiễm đường hô hấp cấp tính và viêm phổi”. Một quan chức của WHO khuyến cáo Turkmenistan nên hành động “như thể COVID-19 đang lây lan”.
Theo ông Myatiev, trong khi tình hình ở Turkmenistan đã vượt quá tầm kiểm soát, chính phủ đang khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sức khỏe cộng đồng kỳ lạ, như ăn một loại súp cay đặc biệt.
Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymukhamedov phát biểu trong một video được phát tại phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc thôm 21/9. Ảnh: CNN
Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Berdymukhamedov cũng tuyên bố cam thảo có thể ngăn chặn dịch COVID-19 nhưng không trích dẫn bất kỳ bằng chứng khoa học nào. Ông Berdymukhamedov cho rằng “cam thảo có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 phát triển” và “thậm chí một hàm lượng nhỏ chiết xuất từ rễ cam thảo cũng có tác dụng ngừa bệnh COVID-19″.
Hồi tháng 3, ông Berdymukhamedov từng khuyên người dân hun cây đường núi – một loại cây có hương thơm nồng, thường mọc dại trên núi, được cho là có đặc tính chữa bệnh – để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2. Khuyến cáo của tổng thống khiến giá của loài cây này trên thị trường tăng vọt.
Tổng thống Turkmenistan từng là một bác sĩ nha khoa. Trước đó, ông được biết đến là một nhà lãnh đạo có nhiều động thái thúc đẩy hệ động thực vật của quốc gia này.
Trong khi các cơ quan y tế toàn cầu từ lâu đã khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, thực hiện giãn cách xã hội nhằm ngăn virus lây lan. Nhưng phải tới tháng 7/2020, Turkmenistan mới áp dụng các biện pháp này, sau khi phái đoàn WHO đến đây để thúc đẩy việc phòng dịch. Dù vậy, Chính phủ Turkmenistan vẫn cho rằng đeo khẩu trang chỉ giúp ngăn chặn “bụi” và những “mầm bệnh không xác định”, chứ không thể ngăn virus SARS-CoV-2.
Hồi tháng 1, Turkmenistan thông báo họ đã phê duyệt vaccine Sputnik V để sử dụng trong nước. Sau đó, vào tháng 6, Ngân hàng Thế giới đã chấp thuận Cho chính phủ Turkmenistan vay 20 triệu USD, chủ yếu để xây dựng và cải thiện các cơ sở y tế, như một phần của chương trình “ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa do COVID-19 gây ra”.
Theo các trang web của Bộ ngoại giao Anh và Australia, tất cả các chuyến bay đến Turkmenistan hiện đang bị đình chỉ và chỉ công dân Turkmenistan mới được phép nhập cảnh vào quốc gia này.
Taliban "trải thảm đỏ" đón đầu tư từ Trung Quốc
Trung Quốc đã nhanh chóng tiếp cận chính quyền mới của Afghanistan do Taliban lãnh đạo và hứa hẹn các khoản đầu tư vào nước này.
Quan chức cấp cao của Taliban gặp các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Kabul, Afghanistan ngày 6/9 (Ảnh: Reuters).
Sau khi Mỹ rời khỏi Afghanistan trong tình trạng hỗn loạn, chính quyền Taliban tìm kiếm sự đầu tư từ Trung Quốc trong 6 tháng tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ thận trọng trong vấn đề này.
Người phát ngôn của Taliban Zabiullah Mujahid tuần trước cho biết chính phủ mới của Afghanistan muốn tham gia Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá 50 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Giới chức Pakistan cũng hoan nghênh việc Taliban muốn trở thành một phần của CPEC. Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Sheikh Rashid Ahmed nói rằng sự phát triển của Pakistan và Afghanistan có mối liên hệ với nhau.
Một nguồn tin có liên hệ mật thiết với Taliban tiết lộ với Nikkei Asia rằng, Trung Quốc đã mời gọi Taliban kể từ năm 2018 về các dự án khả thi ở Afghanistan.
"Có những thỏa thuận miệng giữa Bắc Kinh và Taliban về các khoản đầu tư. Một khi chính quyền Taliban được quốc tế công nhận, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở Afghanistan - đất nước đang bị chiến tranh tàn phá", nguồn tin cho biết.
Ngày 8/9, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với sự tham gia của ngoại trưởng các nước láng giềng với Afghanistan, gồm Trung Quốc, Iran, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Pakistan.
"Tình hình ở Afghanistan vẫn phức tạp và khó đoán. Chúng tôi hy vọng tình hình chính trị sẽ sớm ổn định và bình thường trở lại. Tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải loại bỏ những góc nhìn cũ, phát triển tư duy mới và triển khai cách tiếp cận thực tế, thực dụng", Ngoại trưởng Qureshi viết trên Twitter sau cuộc họp.
Trong cuộc họp, Trung Quốc hứa viện trợ khẩn cấp 31 triệu USD cho Afghanistan, bao gồm ngũ cốc, vật tư để chống chọi với mùa đông, vắc xin và thuốc.
"Những gì Trung Quốc có thể làm bây giờ là duy trì các liên lạc cần thiết với Taliban trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế bình thường và giao lưu nhân dân hai nước", Global Times , cơ quan ngôn luận tiếng Anh của Bắc Kinh, đưa tin.
Người phát ngôn Taliban Mohammed Naeem ngày 14/9 cho biết Đại sứ Trung Quốc tại Afghanistan đã chúc mừng chính quyền mới của Afghanistan do Taliban lãnh đạo, đồng thời cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Afghanistan.
Sự thận trọng của Trung Quốc
Andrew Small, chuyên gia tại Quỹ Marshall của Đức, tin rằng các đề nghị đầu tư ngay lập tức của Taliban sẽ tạo ra đòn bẩy cho Trung Quốc. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngay lập tức cung cấp một số hỗ trợ về kinh tế, nhưng sẽ thận trọng hơn khi can dự sâu vào Afghanistan.
"Bắc Kinh sẽ vui vẻ đưa ra những lời hứa hẹn và tham gia vào các cuộc đàm phán về việc mở rộng BRI và CPEC, nhưng sẽ không tiến hành bất cứ điều gì trên thực tế cho đến khi họ tự tin về các điều kiện chính trị và an ninh tại Afghansitan", chuyên gia Small nhận định.
Các chuyên gia cho rằng Taliban không có nhiều sự lựa chọn về các nhà đầu tư.
"Trung Quốc nhiều khả năng sẵn sàng giúp đỡ chính quyền Taliban sau khi Mỹ rút khỏi một khu vực quá quan trọng mà Trung Quốc không thể khoanh tay đứng nhìn", Hasaan Khawar, nhà phân tích chính sách công ở Islamabad, nhận định.
Trung Quốc hiểu rõ nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của Afghanistan, trong đó có mỏ đồng Mes Aynak, được cho là lớn thứ hai trên thế giới về trữ lượng dự trữ. Năm 2008, Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) đã chi 3 tỷ USD để tiến hành thăm dò khai thác mỏ đồng này.
Chính phủ Afghanistan đã ký một thỏa thuận kéo dài 30 năm để phát triển mỏ đồng với các công ty khai thác mỏ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình an ninh xấu đi ở Afghanistan đã khiến các kế hoạch bị đình trệ trong nhiều năm qua.
Theo Sputnik , Trung Quốc đang tìm cách bắt đầu lại dự án khai thác đồng tại Mes Aynak, mỏ đồng nổi tiếng nhất của Afghanistan nằm cách thủ đô Kabul khoảng 40 km về phía đông nam. Trữ lượng ước tính khoảng 240 triệu tấn đồng được cho là có giá trị ít nhất là 50 tỷ USD.
Các công ty Trung Quốc tuần này thông báo đang lên kế hoạch nối lại các hoạt động khai thác mỏ đồng tại Afghanistan, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi tình hình an ninh tại nước này.
"Đồng rất cần thiết cho hệ thống dây điện, sản phẩm điện tử, động cơ và nhiều sản phẩm khác được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng người Trung Quốc sẽ không vội đưa mình vào chỗ nguy hiểm. Họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra bất kỳ quyết định nào để can dự sâu hơn vào Afghanistan", Jeremy Garlick, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Kinh tế Praha, cho biết.
Vấn đề quân sự và việc các thế lực sử dụng lãnh thổ Afghanistan làm bệ phóng cho chủ nghĩa khủng bố toàn cầu là mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng quốc tế, bao gồm Trung Quốc. Các chuyên gia tin rằng Trung Quốc sẽ không đầu tư vào Afghanistan nếu Taliban không kiểm soát được vấn đề này.
Ngoại trưởng Trung Quốc hồi tháng 7 đã yêu cầu Taliban cắt đứt quan hệ với các tổ chức cực đoan khác, trong đó có Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) - lực lượng bị Bắc Kinh cho là gây ra các cuộc tấn công bạo lực ở khu vực Tân Cương. Taliban hứa sẽ không cho phép các lực lượng khác sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để âm mưu chống lại Trung Quốc.
Trung Quốc viện trợ Afghanistan 31 triệu USD hàng hóa Trung Quốc tuyên bố viện trợ số hàng hóa trị giá khoảng 31 triệu USD cho Afghanistan, bao gồm ngũ cốc và vaccine. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công bố quyết định trong cuộc họp trực tuyến với các đối tác từ Pakistan, Iran, Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan hôm nay. Khoản viện trợ 200 triệu NDT (31 triệu USD) gồm ngũ cốc,...