Tranh cãi về nguy cơ Ebola biến dạng lây qua không khí
Virus Ebola đang gây ra đợt dịch bùng phát tồi tệ nhất từ trước tới nay ở châu Phi. Dư luận mới đây lại được dịp xôn xao khi một số chuyên gia đề cập tới nguy cơ mầm bệnh chết người này có thể biến đổi thành dạng truyền nhiễm được trong không khí. Liệu viễn cảnh đó có đáng sợ như nhiều người e ngại?
Hình ảnh dưới kính hiển vi của virus Ebola
Mặc dù một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm uy tín ở Mỹ đã lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng, virus Ebola có thể phát triển khả năng lây lan trong không khí, các chuyên gia khác cho rằng nguy cơ này khó có khả năng thành hiện thực. Hơn thế nữa, theo họ, dạng virus Ebola lây lan trong không khí thực tế có thể ít nguy hiểm hơn chủng virus đang gây ra dịch hoành hành hiện nay.
Tuần trước, Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách về bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) đã cho đăng tải một bài bình luận trên báo New York Times, nêu quan điểm cho rằng, nguy cơ virus Ebola biến đổi thành dạng truyền nhiễm trong không khí có thực và các nhà vi trùng học không thích bàn luận về nó một cách công khai.
Theo ông Osterholm, hiện tại, virus Ebola chỉ có thể lây lan thông qua tiếp xúc với các chất dịch cơ thể, nhưng mỗi trường hợp người nhiễm Ebola mới mang đến cho virus một cơ hội đột biến.
“Nếu các đột biến nhất định xảy ra, nó sẽ đồng nghĩa rằng, chỉ thở cũng sẽ đẩy ai đó tới nguy cơ nhiễm Ebola. Bệnh nhiễm trùng có thể lây lan rất nhanh tới mọi khu vực khác của thế giới”, ông Osterholm viết.
Các chuyên gia khác không tán thành quan điểm này. Theo tiến sĩ Amesh Adalja, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Pittsburgh (Mỹ), mặc dù về mặt lý thuyết Ebola có thể biến thành dạng truyền nhiễm được trong không khí, nhưng khả năng này ít có nguy cơ xảy ra vì “xét về mặt tiến hóa, đây có thể không phải là con đường phát triển tốt nhất cho virus tiến theo”.
Video đang HOT
Ông Adalja giải thích, virus Ebola đang biến đổi hoặc thay đổi vật liệu di truyền, tương đối thường xuyên, nhưng điều này không đồng nghĩa nó có thể trở thành dạng lây lan trong không khí. Virus HIV cũng có tỉ lệ biến đổi cao, nhưng nó không thâu tóm khả năng truyền nhiễm qua không khí, mặc dù đang tấn công con người với quy mô lớn hơn nhiều so với virus Ebola.
Trong thực tế, không có virus nào trong số 23 virus đang gây các trọng bệnh cho con người từng được ghi nhận biến đổi theo cách làm thay đổi phương thức lây nhiễm của chúng, theo tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu phó ủy viên hội đồng thuộc Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ.
Chuyên gia Adalja nhấn mạnh thêm rằng, virus có thể sẽ phải trải qua hàng loạt biến đổi rất chính xác, theo đúng trình tự ở nhiều gen mới có khả năng lây lan trong không khí. Derek Gatherer, nhà nghiên cứu ứng dụng vi tính vào phân tích dữ liệu sinh học tại Đại học Lancaster (Anh), nhất trí với quan điểm này. Theo ông, khả năng truyền nhiễm trong không khí “đòi hỏi sự kết hợp của nhiều sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên và không chắc xảy ra” cũng như việc “virus phải khô rất nhanh trong không khí”, một đặc tính Ebola hiện không có.
Và ngay cả khi Ebola trở thành dạng lây lan trong không khí, điều đó cũng không bảo đảm nó sẽ nguy hiểm hơn dạng hiện tại. Điều này là vì, các biến đổi của virus có thể đi kèm sự đổi chác: virus có thể giành được khả năng phát tán trong không khí, nhưng mất khả năng truyền nhiễm cho con người hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Ngoài ra, cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng về bất kỳ filovirus nào (các virus thuộc cùng họ với virus Ebola) truyền nhiễm qua đường không khí ở người.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, điều quan trong là phải theo dõi sát sao virus Ebola trong đợt dịch bùng phát hiện nay cũng như trong các đợt dịch tương lai, để xem các biến đổi nào đang diễn ra và liệu những biến đổi này có ảnh hưởng tới việc lây lan virus hay không.
Theo Vietnamnet
Cộng đồng quốc tế phối hợp hành động ứng phó với dịch bệnh Ebola
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cảnh báo sẽ phải mất ít nhất 6 tháng mới có thể kiểm soát được dịch bệnh Ebola ở Tây Phi.
Trong bối cảnh căn bệnh chết người này đang ngày càng có nguy cơ vượt ngoài vòng kiểm soát, cộng đồng quốc tế được kêu gọi có những hành động phối hợp khẩn trương và kịp thời nhằm ứng phó với dịch bệnh.
Mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Ebola đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và lan nhanh hơn cả năng lực ứng phó của các nhân viên y tế và các tổ chức cứu trợ.
Các nhân viên y tế chuẩn bị tiến vào khu cách ly bệnh nhân Ebola.
Do vậy, Tổ chức Bác sĩ không biên giới vừa kêu gọi cộng đồng quốc tế, dẫn đầu là Tổ chức y tế Thế giới phải nỗ lực hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh chết người này, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sỹ sau chuyến thị sát 10 ngày tới khu vực Tây Phi, nơi dịch bệnh Ebola đang hoành hành dữ dội, Chủ tịch Tổ chức Bác sĩ không biên giới Joanne Liu nhấn mạnh:
"Tôi thực sự có cảm giác như là đang trong thời chiến vậy, một nỗi sợ hãi kinh hoàng, tất cả những nơi bạn đến, không ai không hiểu những gì đang xảy ra. Vấn đề này, nỗi sợ hãi này là bình thường. Tuy nhiên chúng cần phải được xóa bỏ, và chính nỗi sợ hãi cảnh báo chúng ta, để sau đó chúng ta cần cùng nhau hợp tác. Nó cũng giống như một chặng đường dài phía trước vậy, cần phải tiến lên mặc dù hiện chúng ta vẫn không có manh mối về những gì đang xảy ra".
Hiện những người dân Liberia, Guinea và Sierra Leone đang bị cách ly ở khu vực tâm dịch Ebola, bị cô lập với thế giới bên ngoài nhằm tránh dịch bệnh nguy hiểm lây lan rộng và đang phải đối mặt với nạn đói.
Chương trình Lương thực Thế giới đã tuyên bố Liberia, Guinea và Sierra Leone đang ở tình trạng khẩn cấp về lương thực cấp độ 3, mức cao nhất. Cơ quan này đang khẩn cấp huy động các nhóm công tác đưa thực phẩm vào khu vực này để ngăn nạn đói và tử vong hàng loạt.
Ngân hàng Thế giới cùng Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới cũng đang tính tới các giải pháp khẩn cấp nhằm phân phát thực phẩm tới những người sống trong vùng bị cách ly đang đối mặt với những hiểm họa từ tình trạng suy dinh dưỡng và lan tràn dịch bệnh.
Trước tình trạng dịch bệnh Ebola diễn biến phức tạp, các quốc gia và tổ chức quốc tế đang gấp rút đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ các nước trong vùng tâm điểm của dịch bệnh, đồng thời tìm kiếm các loại thuốc điều trị hiệu quả căn bệnh.
Trung Quốc và Pháp đang xây dựng một phòng thí nghiệm an toàn sinh học tại Vũ Hán, miền trung Trung Quốc để nghiên cứu về các virus gây bệnh truyền nhiễm, trong đó có virus Ebola.
Các Ngoại trưởng của Liên minh châu Âu hôm qua cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ nhằm ngăn chặn không để virus Ebola phát tán mạnh. Liên minh châu Âu cũng cam kết viện trợ 11,9 triệu Euro hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thông qua cơ quan Bảo vệ dân sự và viện trợ nhân đạo trực thuộc Ủy ban châu Âu.
Cùng ngày, Hội Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế kêu gọi các hành động phối hợp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola. Các quan chức thuộc tổ chức này hối thúc các chính phủ của các nước đang bị dịch bệnh hoành hành phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong khu vực và quốc tế để mở rộng quy mô, duy trì các hoạt động ứng phó, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
1.500 tình nguyện viên được huy động bởi Hội chữ thập đỏ các nước tại Guinea, Sierra Leone và Liberia dưới sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế cũng đang tham gia tích cực vào các hoạt động nhằm khống chế dịch bệnh Ebola.
Theo VOV
Liberia: Dân hối hả bắt taxi chạy trốn dịch Ebola Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/9 cho biết, số ca nhiễm virus Ebola mới tại Tây Phi đang gia tăng nhanh hơn so với khả năng đối phó của các cán bộ y tế. Tại thủ đô Liberia, những chiếc taxi hối hả chở các gia đình đi di tản nhằm tìm một nơi nào đó an toàn, có thể...