Tranh cãi về nguồn gốc virus Corona mới
Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới ở Trung Quốc cơ bản đã được kiểm soát sau khi hơn 80.000 người bị nhiễm bệnh và hơn 3.000 người tử vong. Tuy nhiên, các nước Âu Mỹ đã rơi vào thảm họa đại dịch ngày càng nghiêm trọng.
Tổng thống Donald Trump và Cố vấn An ninh Quốc gia O’Brient cho rằng virus Corona mới có nguồn gốc Trung Quốc.
Ngày 12/3, ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã viết tweet: “Bệnh nhân số 0 ở Mỹ xuất hiện khi nào? Có bao nhiêu người đã bị nhiễm bệnh?” Sau đó, ông còn đưa ra một giả thuyết táo bạo rằng “quân đội Mỹ có thể đã đưa dịch bệnh tới Vũ Hán” và yêu cầu “phía Mỹ cần minh bạch! Cần công khai dữ liệu! Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích!”. Bản tweet này hẳn là kết quả của một quá trình suy nghĩ thấu đáo. Để có sức truyền bá rộng hơn, nó đã được tác giả viết bằng hai thứ tiếng Trung và Anh.
Ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người đưa ra luận điểm “quân đội Mỹ mang dịch bệnh đến Vũ Hán”
Triệu Lập Kiên mới được bổ nhiệm làm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 2, trước đây ông từng giữ chức Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Pakistan. Khi ở Pakistan, ông thường xuyên đăng tweet, do đó được coi là một nhà ngoại giao Trung Quốc sử dụng phương tiện mạng xã hội quốc tế tốt nhất.
Lính Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán? Nhiều người rất kinh ngạc khi thấy và nghe nói về ý kiến này của Triệu Lập Kiên, đồng thời muốn biết ông ta có tiết lộ thêm thông tin gì không. Thật đáng tiếc, ông Kiên đã không tiếp tục chủ đề này.
Theo tin của tờ “Nam Phương Cuối tuần”, trong thời gian diễn ra Đại hội TDTT quân sự thế giới được tổ chức tại Vũ Hán từ ngày 18 đến 27/10/2019, có 5 vận động viên nước ngoài đã đến điều trị bệnh sốt rét tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm, Vũ Hán. Tuy nhiên, Giám đốc bệnh viện, ông Trương Định Vũ đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng “họ không liên quan gì đến bệnh COVID-19″, “đây đều là những điều không cần phải lên tiếng bác bỏ tin đồn”.
Video đang HOT
Vào ngày 22/1 năm nay, ông Cao Phúc, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo rằng nguồn gốc virus Corona chủng mới là động vật hoang dã được bán ở chợ hải sản Hoa Nam, Vũ Hán. Nhưng quan điểm này đã luôn bị một số người nghi ngờ.
Trong tháng tiếp theo, các cuộc thảo luận và suy đoán về nguồn gốc của virus đã tràn ngập trên mạng internet Trung Quốc với nhiều thuyết âm mưu khác nhau hoành hành. Thậm chí có người nói rằng virus này đến từ phòng thí nghiệm P4 của Trung Quốc và đặt câu hỏi: “Bệnh nhân Số 0 của Trung Quốc ở đâu?”. Lại có người nói như đinh đóng cột: “Người nước ngoài đã đem virus tới thả ở Trung Quốc”.
Tạp chí y khoa nổi tiếng “The Lancet” hôm 18/2 đã công bố một tuyên bố công khai của 27 chuyên gia y học và y tế công cộng Trung Quốc nổi tiếng trên quốc tế, chỉ trích những tin đồn và thuyết âm mưu về nguồn gốc của virus. Các học giả đồng ký tên vào bản tuyên bố chỉ ra rằng các luận chứng đa phương của các nhà khoa học từ nhiều quốc gia khác nhau cho thấy, nguồn gốc của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) là từ động vật hoang dã.
Tuy nhiên, bản “Báo cáo điều tra chung về dịch bệnh COVID-19 của Trung Quốc và WHO” do Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 29/2 lại không đưa ra kết luận về nguồn gốc của virus. Hai ngày trước đó, tức hôm 27/2, ông Chung Nam Sơn, lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc và là một Viện sĩ Công trình Trung Quốc, lần đầu tiên đưa ra ý kiến “mặc dù dịch bệnh COVID-19 bắt đầu ở Trung Quốc, nhưng nguồn gốc của virus không nhất thiết là Trung Quốc”.
Ít lâu sau đó, Triệu Lập Kiên, người vừa được bổ nhiệm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nói trong cuộc họp báo vào ngày 4/3 rằng: “WHO đặt tên cho virus vương miện mới là ‘COVID-19, có nghĩa là nó sẽ không liên quan đến bất kỳ khu vực hay quốc gia nào khác. Viện sĩ Chung Nam Sơn, một chuyên gia hô hấp có thẩm quyền ở Trung Quốc và là thành viên của Viện Công trình Trung Quốc, nói rằng dịch bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng không nhất thiết phát nguồn ở Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đã nhiều lần trực tiếp sử dụng thuật ngữ “Wuhan coronavirus” (Virus Vũ Hán) và ông Trump cũng không ngần ngại gọi bằng tên “ Chinese coronavirus” (Virus Trung Quốc) và “virus nước ngoài bắt nguồn ở Trung Quốc”. Cố vấn an ninh Nhà Trắng Robert O’Brien đã nói trong một bài phát biểu trước Quỹ Di sản vào hôm 11/3 rằng “virus này không xuất hiện trước ở Mỹ, nó xuất hiện từ rất sớm ở Vũ Hán”; việc chính phủ Trung Quốc giấu giếm “có thể đã làm cộng đồng quốc tế mất đứt thời gian hai tháng”.
Bản tweet của Triệu Lập Kiên có thể là một nỗ lực để đáp trả ý kiến “hãy để virus mang nhãn hiệu Made in China” của các quan chức cấp cao Mỹ. Trong bài phát biểu vào tháng 2 năm nay, ông Kiên nói rằng cần “kể câu chuyện Trung Quốc và truyền tải tiếng nói Trung Quốc” tới phóng viên các nước.
Theo BBC, tính đến hôm 12/3, số ca nhiễm virus được phát hiện ở Hoa Kỳ đã vượt quá 1.300, nhưng số người được xét nghiệm chỉ dưới 10.000. Mối lo ngại lớn nhất của các chuyên gia y học và y tế công cộng Mỹ là những bệnh nhân bị nhiễm bệnh không được xét nghiệm đang nhanh chóng lây nhiễm cho người khác.
Để so sánh, khả năng xét nghiệm hàng ngày virus Corona chủng mới của Đức là 12.000 trường hợp. Hiện tại, hơn 3.000 trường hợp dương tính đã được người Đức phát hiện và 7 trường hợp đã chết. Trong khi đó, hôm thứ Sáu 12/3, giới truyền thông cho biết có 41 người đã chết vì COVID-19 ở Mỹ. Điều đó có nghĩa là, thực tế số người đã nhiễm bệnh ở Mỹ cao hơn nhiều con số đã phát hiện được.
Tóm lại, nguồn gốc virus Corona mới xưa nay vẫn được dư luận quốc tế hiểu là xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, giờ đây đã trở thành chủ đề của cuộc khẩu chiến xem ra khó có thể phân định ai đúng ai sai giữa Trung Quốc và Mỹ.
Hai sự kiện quân sự quan trọng gần đây ở Úc chắc chắn khiến Trung Quốc phải suy nghĩ. Đầu tiên là thông báo của Thủ tướng Scott Morrison về gói nâng cấp 1,1 tỷ đô la dành cho căn cứ Không quân Hoàng gia Úc tại Tindal, cách Darwin khoảng 300 km về phía nam, mục tiêu là kéo dài đường băng để máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ, máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-30 của Úc có thể hoạt động.
THU THỦY (THEO TPO/ DEUTSCHE WELLE)
Ngoại trưởng Pompeo: Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 3 tại Las Vegas
Ngày 25/2 (đêm 25/2 theo giờ Việt Nam), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã lên kế hoạch tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Las Vegas trong tháng 3 tới.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington ngày 25/2, Ngoại trưởng Pompeo cho biết dù xuất hiện tâm lý quan ngại trước sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), song Washington vẫn lên kế hoạch tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thành phố Las Vegas (tiểu bang Nevada) vào trung tuần tháng 3 tới.
Ông Pompeo nêu rõ: "Hội nghị Thượng đỉnh với ASEAN sẽ vẫn diễn ra. Chúng tôi đang làm việc để xúc tiến sự kiện". Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, các công tác chuẩn bị đang diễn ra để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vào tuần thứ hai của tháng 3 tại thành phố Las Vegas.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã gửi lời mời các nhà lãnh đạo ASEAN đến Mỹ dự Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt trong năm 2020. Thừa quyền Tổng thống Trump, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien đã công bố thư mời này ngày 4/11/2019 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở thủ đô Bangkok (Thái Lan). Ông Trump không dự hội nghị tại Bangkok này.
Cố vấn An ninh Quốc gia O'Brien đã chuyển tới các nước thư của Tổng thống Trump, khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực, đồng thời hoan nghênh ASEAN triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Cố vấn O'Brien cho biết Tổng thống Trump đánh giá Hội nghị Thượng đỉnh tại Mỹ sẽ tạo "cơ hội tuyệt vời" để các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN "mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác trong các vấn đề quan trọng".
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Tòa hình sự không để Mỹ hạ màn vở diễn Afghanistan ICC chưa cho Mỹ hạ màn vở diễn ở Afghanistan đã không chỉ là sự bẽ bàng, mà là nỗi đau với Washington, khi quyết bẻ cong cán cân công lý... ICC bất ngờ cho phép tái điều tra tội ác chiến tranh liên quan tới quân đội Mỹ tại Afghanistan Reuters đưa tin, ngày 5/3, Toà an Hình sự Quốc tế (ICC)...