Tranh cãi về kịch bản phát ấn đền Trần
Trong khi các nhà nghiên cứu khảo cổ và Hán Nôm cho rằng cần chấm dứt lễ khai và phát ấn đền Trần thì các nhà nghiên cứu địa phương lại cho rằng cần tổ chức lễ hội hàng năm, việc chen lấn, xô đẩy là không tránh khỏi.
Ngày 18/7, tại hội thảo khoa học về lễ hội đền Trần tổ chức tại thành phố Nam Định, Viện Văn hóa Nghệ thuật đã trình bày hai phương án tổ chức lễ phát ấn năm 2012. Một là chỉ tổ chức lễ khai ấn và không phát ấn. Phương án này được đánh giá là không gây lộn xộn, nhưng sẽ không hấp dẫn du khách, có nguy cơ xuất hiện những luồng ấn chìm.
Phương án thứ hai là vẫn tiến hành lễ khai ấn vào đêm 14 tháng giêng và phát ấn trong những ngày sau đó, có thể kéo dài 2-3 ngày. Với phương án này, mỗi cá nhân nhận tối đa 2 lá ấn và sẽ không phải trả tiền. Thay vào đó, ban tổ chức lễ hội sẽ bố trí nhiều hòm công đức ở các vị trí để người dân tuỳ tâm đóng góp. Phương án này được cho là sẽ khắc phục được hạn chế trong khâu tổ chức của những năm trước đây.
Cảnh người dân chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để xin ấn đền Trần năm 2011. Ảnh: Tiến Dũng.
Không ủng hộ cả hai phương án trên, hai nhà nghiên cứu về khảo cổ học và Hán Nôm là TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện khảo cổ học) và ông Nguyễn Xuân Diện (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng việc khai ấn xưa nay chưa có nguồn gốc cụ thể, hiện chưa có sử sách nào ghi lại. Vì thế việc tổ chức khai ấn, phát ấn lộn xộn cần được chấm dứt.
Về chiếc ấn “Trần miếu tự điền” đang sử dụng hiện nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện chỉ ra rằng ấn này chỉ có vài chục năm nay, bởi lẽ những chữ khắc trên ấn không đủ độ tinh xảo, không có điểm tương đồng như những chiếc ấn cổ.
Không đồng tình với cả hai phương án do Viện Văn hóa Nghệ thuật đưa ra cũng như ý kiến của hai nhà nghiên cứu khảo cổ và Hán Nôm, PGS.TS Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Nam Định cho rằng không nên hành xử theo kiểu cái gì không quản lý được thì cấm. Tín ngưỡng thờ tự chiêm bái vương triều Trần từ lâu đời đã in sâu trong tâm thức người dân Đất Việt. Lễ khai ấn đền Trần cần được duy trì theo đúng nghi thức và tổ chức hàng năm.
Ông Trần Mạnh Quảng, Chủ tịch Hội đồng dòng tộc họ Trần cho rằng, việc thay đổi giờ giấc khai ấn và phát ấn sẽ làm mất đi tính linh thiêng vốn có của lễ khai ấn, những hình ảnh chen lấn, xô đẩy trong lễ hội không thể tránh khỏi. “Đây chỉ là những hình ảnh nhỏ của một số bộ phận người tham gia lễ hội, vì vậy không nên bỏ việc khai ấn và phát ấn như thường lệ mà có chăng hãy xem xét và tổ chức quản lý chặt chẽ hơn việc phát ấn”, ông nói.
Đứng trên phương diện là người từng tham gia quản lý, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng phân tích chúng ta đang quá chú trọng đến việc khai ấn, phát ấn (phần lễ), trong khi đó phần hội không được tổ chức, người dân chỉ đến tham gia phần lễ, lấy được ấn rồi giải tán. Những hoạt động rất cần thiết tiếp theo như trò chơi dân gian, đấu vật, chọi gà… và hoạt động phụ trợ trong ngày 15, 16 tháng giêng không có.
Video đang HOT
Các cụ cao niên trong làng làm lễ. Ảnh: Bá Đô.
Nguyên thứ trưởng đánh giá cao phương án hai nhưng nhấn mạnh việc khai ấn trong hậu cung sẽ khó để đáp ứng nhu cầu của người dân, do vậy phải nên mở rộng không gian hành lễ, mở rộng đối tượng dự lễ, và cử hành lễ ở một không gian rộng hơn chứ không như hiện nay.
Trong buổi hội thảo, phần lớn đại biểu nghiêng về phương án hai, đồng thời coi việc khai ấn chỉ như một hình tượng khai mở lễ hội đền Trần. Ban tổ chức đã phát phiếu thăm dò ý kiến cho các đại biểu. Ông Lương Hồng Quang, Viện phó Viện Văn hóa Nghệ thuật cho biết, tất cả tham luận và phiếu thăm dò ý kiến sẽ được tổng hợp và báo cáo sau.
“Việc phê duyệt phương án nào còn phụ thuộc vào UBND tỉnh Nam Định và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Và dù cho dù phương án nào được lựa chọn để tổ chức cho lễ hội đền Trần năm tới thì cũng chỉ là thử nghiệm. Việc tìm ra một phương án tối ưu phải có thời gian”, ông Quang nói.
Theo VNExpress
Ngộ nghĩnh xếp hàng mua kem Tràng Tiền
Hàng chục người xếp hàng rồng rắn từ ngoài cổng đến quầy bán hàng, kiên nhẫn chờ đến lượt mình mua những que kem mát lạnh. Cảnh tượng "đáng yêu" này xuất hiện trong những ngày nắng nóng đầu tiên vừa qua giữa trung tâm Hà Nội.
Những ngày nắng như đổ lửa đầu tháng 5 đã khởi đầu một mùa hè oi ả ở Hà Nội. Như thường lệ, kem Tràng Tiền, thương hiệu kem nổi tiếng với trên 50 năm tuổi của đất Hà thành, lại thu hút một lượng khách khổng lồ vào mỗi buổi tối.
Lượng khách đến với của hàng kem quá đông đã làm các quầy bán luôn bị quá tải. Để khắc phục tình trạng chen lấn "mạnh ai nấy mua", ban quản lý đã yêu cầu các khách hàng xếp hàng để mua kem theo lượt.
Điều này làm xuất hiện một cảnh tượng hiếm thấy ở Hà Nội: hàng chục người xếp hàng rồng rắn từ ngoài cổng đến quầy bán hàng, kiên nhẫn chờ đến lượt mình mua những que kem mát lạnh. Nhưng dường như càng vất vả để mua thì hương vị của những que kem Tràng Tiền nổi tiếng lại càng đậm đà, khó quên hơn giữa ngày hè oi bức...
Một số hình ảnh ghi nhận vào tối ngày 9/5:
Rất đông người kéo về Kem Tràng Tiền - "địa chỉ đỏ" ở Hà Nội vào những ngày hè.
Để khắc phục tình trạng chen lấn, ban quản lý đã yêu cầu khách xếp hàng mua kem theo lượt tại quầy hàng chính.
Cảnh tượng xếp hàng gợi nhớ lại thời bao cấp ở Hà Nội.
Không giấu nổi vẻ háo hức khi sắp tới lượt mình.
Nhanh chóng "xử lý" ngay sau khi mua được kem.
Người mua kem hăm hở tại quầy hàng phía ngoài, nơi không phải xếp hàng.
Sốt ruột nhưng vẫn quyết đợi đến lượt mình.
Ai cũng cố cho được một que kem "made in" Tràng Tiền.
Vì thế, chàng trai này trở thành "người hùng" với những cây kem mua được.
Càng vất vả thì hương vị của những que kem Tràng Tiền nổi tiếng lại càng đậm đà, khó quên hơn giữa ngày hè oi bức.
Bên ngoài, hàng chục người đợi người nhà xếp hàng mua kem ở bên trong.
Theo Đất Việt
Tắc đường khủng khiếp vì... game, xe "điên" Đoạn đường Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội bị ùn tắc cục bộ kéo dài nhiều giờ đồng hồ do dòng người đổ về xem các game thủ tranh hùng. Sau đó một chiếc "xe điên" gây tai nạn càng khiến giao thông thêm rối loạn. Từ sáng ngày 26.3, trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa liên tục tắc nghẽn do cửa...