Tranh cãi về khối tài sản 40 tỷ USD của vua Thái
Ngày 16/6/2018, Cục Tài sản Hoàng gia Thái Lan đột ngột thông báo đã chuyển toàn bộ khối tài sản trị giá hơn 40 tỷ USD cho Vua Maha Vajiralongkorn.
“Toàn bộ tài sản đều được chuyển về dưới quyền sở hữu của Quốc vương, để Quốc vương có thể toàn quyền quản lý và phân bổ”, Cục Tài sản Hoàng gia (CPB) khi đó thông báo trên trang web, viện dẫn luật tài sản hoàng gia được thông qua năm trước đó.
Thông báo cho biết thêm rằng khối tài sản ước tính trị giá hơn 40 tỷ USD, do CPB thay mặt hoàng gia và đất nước sở hữu hơn 80 năm qua, “giờ đây được đứng tên Quốc vương” và phải chịu thuế.
Ngoài các bất động sản đắc địa ở trung tâm thủ đô Bangkok, CPB còn sở hữu số cổ phần đáng kể trong Siam Cement Group (SCG), tập đoàn xi măng lớn nhất Thái Lan, và Ngân hàng Thương mại Siam. Việc chuyển quyền sở hữu số tài sản từ CPB sang cá nhân Vua Vajiralongkorn giúp ông trở thành một trong những vị vua giàu nhất thế giới.
Do bình luận về hoàng gia Thái Lan bị kiểm soát nghiêm ngặt, với những người phát ngôn tiêu cực về nhà vua có nguy cơ đối diện án 15 năm tù vì tội khi quân, quá trình chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoàng gia khi đó gần như không được dư luận nước này nhắc tới.
Vua Maha Vajiralongkorn dự một buổi lễ ở Bangkok, Thái Lan, hồi tháng 5/2018. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, hai năm sau thông báo của CPB, giữa làn sóng biểu tình đòi cải cách chế độ quân chủ lan khắp cả nước, người Thái đang phá vỡ sự im lặng trước khối tài sản khổng lồ của Quốc vương 68 tuổi, cũng như khoản ngân sách công lớn mà các tổ chức hoàng gia được hưởng. Các sinh viên biểu tình đặt câu hỏi tại sao công quỹ lại được trao cho một Quốc vương dành nhiều thời gian ở Đức hơn là Thái Lan, vấn đề mà truyền thông nước này hầu như tránh đề cập.
Video đang HOT
Những tiền lệ dường như đang bị phá vỡ tại đất nước mà hoàng gia từng được coi là “bất khả xâm phạm”. Anon Nampa, một trong những thủ lĩnh biểu tình, cho rằng ngân sách dành cho hoàng gia quá lớn và “gia tăng một cách không cần thiết”.
Trong bản yêu sách 10 điểm đề nghị cải cách chế độ quân chủ, người biểu tình kêu gọi cắt giảm ngân sách hoàng gia “để phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước”, vốn đang suy thoái vì đại dịch Covid-19 với hàng triệu người thất nghiệp, đồng thời tách biệt tài sản cá nhân của Vua Vajiralongkorn với tài sản hoàng gia. Trong cuộc tuần hành hôm 20/9, một sinh viên tên Parit Chiwarak còn kêu gọi tẩy chay Ngân hàng Thương mại Siam do mối liên hệ với tài sản hoàng gia.
Nhiều người Thái, ngay cả những người không hài lòng với chính quyền của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, cho rằng các sinh viên đang “đùa với lửa” khi kêu gọi kiềm chế quyền lực hoàng gia. Đám đông biểu tình được cho là đang tiến vào “vùng nguy hiểm” tại một quốc gia có lịch sử đảo chính và xung đột chính trị đẫm máu.
Dù dành phần lớn thời gian ở Đức, Vua Vajiralongkorn được đánh giá đã thực hiện những bước đi vững chắc nhằm củng cố quyền lực, cũng như tài sản hoàng gia, kể từ lúc tiếp quản ngai vàng sau khi vua cha Bhumibol Adulyadej qua đời năm 2016.
Vào những năm 1930, sau khi các cuộc nổi dậy biến Thái Lan thành một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, CPB được thành lập, với sự phân chia rõ ràng giữa tài sản cá nhân của nhà vua và hoàng gia. Người đứng đầu cơ quan này là bộ trưởng tài chính Thái Lan.
Tuy nhiên, tới năm 2017, luật tài sản hoàng gia năm 1936 đã được sửa đổi, trao cho Quốc vương toàn quyền kiểm soát CPB. Thống chế Không quân Hoàng gia Thái Lan Satitpong Sukvimol, thư ký riêng của Vua Vajiralongkorn, được bổ nhiệm làm chủ tịch mới của CPB thay vì bộ trưởng tài chính như trước đây. Satitpong hiện cũng là chủ tịch của tập đoàn xi măng SCG.
Cũng trong năm 2017, Quốc vương Thái Lan hợp nhất hội đồng cơ mật, văn phòng quản gia hoàng gia và đội cận vệ hoàng gia thành một Văn phòng Hoàng gia duy nhất. Theo thống kê, cơ quan này yêu cầu ngân sách gần 288 triệu USD cho năm tài khóa tới, tăng hơn 100% so với năm 2018.
Hồi tháng 10/2019, quốc hội Thái Lan thông qua một sắc lệnh khẩn cấp, cho phép chuyển quyền chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 1 và 11 đóng tại Bangkok từ quân đội sang Bộ Tư lệnh An ninh Hoàng gia của Vua Vajiralongkorn.
Trước đây, người Thái thường tránh chỉ trích vai trò của Quốc vương. Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng MFP đối lập gần đây đã sử dụng vị trí của họ trong ủy ban ngân sách hạ viện Thái Lan để chất vấn ngân sách dành cho hoàng gia.
“Đó là tiền thuế của dân và phải được minh bạch. Tuy nhiên, mọi thứ đang không minh bạch”, Thanathorn Juangroongruangkit, cố vấn của ủy ban, đồng thời là lãnh đạo đảng Hướng tới Tương lai (FFP) bị chính quyền yêu cầu giải thể hồi tháng 2, cho biết.
Đảng MFP đặt câu hỏi về chi tiêu hoàng gia do các cơ quan chính phủ khác chi trả, bao gồm 1,2 tỷ baht (38,5 triệu USD) từ Bộ Quốc phòng, 1,6 tỷ baht (hơn 51,3 triệu USD) từ cơ quan cảnh sát Thái Lan bảo vệ hoàng gia, cùng 7 tỷ baht (224,6 triệu USD) dành cho các dự án phát triển hoàng gia. Đảng này cũng chất vấn việc văn phòng của ông Prayuth cấp 38 máy bay phản lực và trực thăng dành riêng cho hoàng gia sử dụng.
Giá trị tài sản của Vua Vajiralongkorn phần lớn chỉ là ước tính, do không có bản kiểm kê đầy đủ nào được công khai. Lần gần đây nhất CPB công bố báo cáo thường niên là năm 2017, bao gồm những dự án đầu tư như Làng Langsuan, một bất động sản xa xỉ giúp phát triển ngành bán lẻ ở khu thương mại trung tâm của Bangkok, cùng các dự án công và từ thiện.
Tài sản trong các doanh nghiệp của Quốc vương dễ định giá hơn. Ông sở hữu 23,4% cổ phần trong Ngân hàng Thương mại Siam, tương đương 1,7 tỷ USD, cùng 33,6% cổ phần trong tập đoàn SCG, trị giá 4,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tài sản lớn nhất của CPB là bất động sản, chủ yếu ở Bangkok.
Theo một cuốn tiểu sử về cố vương Bhumibol Adulyadej xuất bản năm 2011, với các tác giả đã tiếp cận được một số quan chức CPB, chỉ riêng danh mục bất động sản ở Bangkok của hoàng gia đã trị giá khoảng 33 tỷ USD tính tại thời điểm đó. CPB khi đó sở hữu khoảng 1.307 ha đất ở Bangkok và khoảng 5.342 ha bên ngoài thủ đô, nắm trong tay khoảng 37 tỷ USD.
“Nếu khối tài sản này thuộc về một cá nhân, người đó sẽ đứng thứ 6 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes. Tuy nhiên, chúng không thuộc về cá nhân nào, mà thuộc về hoàng gia”, cuốn sách có đoạn.
Thanathorn và các nghị sĩ đối lập đã dùng hết quyền chất vấn của họ về ngân sách hiện nay. Tuy nhiên, họ cho biết sẽ tiếp tục nêu vấn đề chi tiêu của hoàng gia vào năm sau, nói thêm rằng có một điều duy nhất đã được làm rõ, đó là chủ sở hữu khối tài sản. “Từ năm 2018, họ đã nói rõ mà không ai có thể chất vấn rằng CPB thuộc quyền sở hữu của ai”, Thanathorn nói.
Đài Loan từ chối thị thực hai quan chức Hong Kong
Chính quyền Hong Kong cho biết Đài Loan từ chối thị thực của hai quan chức đặc khu, động thái nhấn mạnh căng thẳng song phương đang leo thang.
Hai quan chức thuộc Văn phòng Kinh tế, Thương mại và Văn hóa Hong Kong (HKETCO) đã phải trở lại đặc khu sau khi giấy phép cư trú của họ tại Đài Loan bị bác bỏ, Cơ quan Hiến pháp và Đại lục thuộc chính quyền Hong Kong hôm nay cho biết.
Cơ quan này từ chối nói rõ thị thực bị từ chối là loại đang được sử dụng hay các giấy tờ liên quan đến việc xin cấp thị thực. Theo truyền thông Hong Kong, HKETCO có 13 nhân viên tại Đài Loan nhưng không rõ danh tính và chức vụ của hai người bị từ chối thị thực.
Thành phố Đài Bắc của Đài Loan. Ảnh: Reuters.
Quyền giám đốc Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc Kao Ming-tsun hôm 16/7 buộc phải trở về Đài Loan sau khi từ chối ký một tài liệu ủng hộ quan điểm "Một Trung Quốc" của Bắc Kinh khi gia hạn visa ở Hong Hong. Một quan chức cấp cao của Đài Loan cho biết quan chức của họ ở Hong Kong được thông báo rằng sẽ không được gia hạn thị thực nếu không ký vào tài liệu trên.
Tuy nhiên, Cơ quan Hiến pháp và Đại lục Hong Kong cho biết các nỗ lực nhằm thúc đẩy trao đổi văn hóa, kinh tế giữa đặc khu và Đài Loan vẫn tiếp tục và "hiện chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng" do việc từ chối thị thực.
Căng thẳng song phương leo thang sau khi Đài Loan phản đối luật an ninh Hong Kong và mở văn phòng hỗ trợ người dân đặc khu muốn chuyển đến sống tại hòn đảo. Luật an ninh Hong Kong được thông qua hồi tháng trước cũng gây căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan khi yêu cầu các tổ chức chính trị của hòn đảo công bố danh sách nhân viên và tài sản ở đặc khu.
Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải dùng vũ lực nếu cần thiết.
Báo Đức: Lũ lụt kinh hoàng ở Trung Quốc là do Bắc Kinh xây đập tràn lan Thiệt hại do lũ lụt lan rộng ở Trung Quốc ước tính đã lên tới hàng trăm triệu USD. Tỉnh Hồ Bắc, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 đang hứng chịu đợt lũ lụt tồi tệ nhất xung quanh sông Dương Tử. Lũ lụt ảnh hưởng đến phần lớn Trung Quốc đại lục Theo báo Đức DW, khu vực...