Tranh cãi về độ chính xác của bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Mỹ
Bộ xét nghiệm nhanh bệnh COVID-19 có thể cho kết quả trong vòng vài phút do Phòng thí nghiệm Abbot của Mỹ sản xuất nhiều khả năng bỏ sót 1/3 đến gần một nửa các ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học New York công bố ngày 13/5.
Nhân viên kỹ thuật kiểm tra mẫu xét nghiệm COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Rochester, bang Minnesota, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo kết quả nghiên cứu trên, bộ xét nghiệm nhanh ID NOW của Abbott đã bỏ sót 48% các mẫu thử cho kết quả dương tính mà bộ xét nghiệm Xpert Xpress của Công ty Chẩn đoán phân tử Cepheid của Mỹ sản xuất phát hiện ra. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả này gây lo ngại về việc bộ xét nghiệm ID NOW được sử dụng chẩn đoán bệnh trong Nhà Trắng.
Abbot không công nhận kết quả nghiên cứu của Đại học New York, cho rằng kết quả chưa được giới chuyên gia đánh giá và chưa rõ các mẫu xét nghiệm trên có đúng hay không.
Người phát ngôn Abbott, bà Darcy Ross cho rằng kết quả của Đại học New York không phù hợp với những nghiên cứu khác. Theo bà Ross, Abbott đã phân phối hơn 1,8 triệu bộ xét nghiệm ID NOW và tỷ lệ âm tính giả được báo cáo chỉ ở mức 0,02%.
Bộ xét nghiệm ID NOW của Abbot đã được phép đưa vào sử dụng tại Mỹ từ cuối tháng 3. Đây là bộ xét nghiệm thứ 2 được Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép và được sử dụng trực tiếp tại các phòng khám và cơ sở chăm sóc sức khỏe khác. Tính đến ngày 4/5, Abbot cho biết công ty này đã sản xuất được 50.000 bộ xét nghiệm mỗi ngày và dự kiến sẽ tăng lên 2 triệu bộ vào tháng 6 tới.
Video đang HOT
Tháng 4 vừa qua, một nghiên cứu của trung tâm y tế Cleveland Clinic cũng cho thấy bộ xét nghiệm của Abbot chỉ phát hiện được khoảng 85% số ca nhiễm. Tuy nhiên, Abbot cho rằng nghiên cứu của Cleveland Clinic sử dụng một phương pháp làm loãng mẫu bệnh phẩm.
Hiện Abbot đã cập nhật hướng dẫn xét nghiệm và thông báo với khách hàng rằng họ nên sử dụng phương pháp lấy mẫu thử trực tiếp bằng bông tăm.
Theo Abbot, một nghiên cứu khác do thành phố Detroit thực hiện cho thấy bộ xét nghiệm nhanh của hãng này cho kết quả chính xác 98% khi so sánh với xét nghiệm trong phòng thí nghiệm phân tử.
3 phát kiến mới về công nghệ có thể tiêu diệt virus corona
Nhóm nghiên cứu tại Đại học New York, Mỹ (NYU) vừa phát triển thành công phương pháp mới, cung cấp năng lượng cho các phương tiện và cảm biến tự vận hành dưới nước.
Công nghệ mới biến nước máy thành chất sát khuẩn virus corona
Theo Tân Hoa Xã (THX), các chuyên gia ở Đại học Ben Gurion (BGU), Israel vừa phát minh, cho ra đời công nghệ giúp biến nước máy thành chất sát khuẩn virus Corona chủng mới. Loại nước sát khuẩn mới này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn virus Corona OC43 ở người - loại virus có cấu trúc tương tự virus Corona gây bệnh Covid-19 hiện nay. Tóm tắt nguyên lý của công nghệ này như sau: Nước máy phải trải qua quá trình xử lý điện hóa chính xác, sau đó một công nghệ đơn giản sẽ được áp dụng để biến chúng thành chất khử trùng, sản phẩm được đựng trong chai nhựa hay bình chứa tái chế dùng lại.
Theo BGU, nước sát khuẩn mới này an toàn khi sử dụng nên rất phù hợp dùng trong các bệnh viện, nhà trẻ hay những nơi tương tự khác. Các vật dụng phòng dịch như khẩu trang hay găng tay cũng có thể sát khuẩn được bằng loại nước nói trên để dùng lại. Chưa hết, nó cũng có thể dùng để khử trùng quần áo, điều hòa không khí, tay nắm cửa, rèm cửa, các bề mặt và giường chiếu. Hiện nhóm đề tài BGU đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để sóm đưa vào sử dụng đồng thời, bổ sung thêm cả chức năng mới, khử trùng vết thương.
Cảm biến sinh học phát hiện virus corona trong không khí
Phân ban Thí nghiệm Vật liệu cấp cao (EMPA) hợp tác với Bệnh viện Đại học Zurich và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ phát triển thành công một cảm biến sinh học "một mũi tên trúng hai đích". Theo đó, cảm biến vừa phát hiện virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 lại có thể theo dõi chúng và nhiều loại virus khác tồn tại trong không khí tại những nơi đông người trong thời gian thực. Qua thí nghiệm ở virus gây ra dịch SARS tại Trung Quốc 2003, chủng rất gần với virus SARS-CoV-2 hiện nay cho thấy, thiết bị rất hữu dụng, phát hiện nhanh ngay từ giai đoạn virus bắt đầu bùng phát.
Theo Dr. Jing Wang, trưởng nhóm nghiên cứu, cảm biến sinh học này có thể phân biệt rõ các trận tự chuỗi RNA khá giống nhau của hai chủng virus corona nói trên trong vòng vài phút. Tuy không thể thay thế ngay cho các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm nhưng cảm biến nói trên được xem là biện pháp thay thế trong chẩn đoán lâm sàng, nhất là trong việc kiểm soát khẩn cấp đại dịch Covid-19 đang diễn ra hiện nay.
Tia cực tím đặc biệt tiêu diệt COVID-19
Đại học Columbia (UoC), Mỹ hiện đang thực hiện nghiên cứu mới phát triển đèn LED sử dụng tia cực tím đặc biệt để khử trùng bề mặt nhằm giảm sự lây lan của virus corona. Thực ra, khử trùng bằng tia UV không mới nhưng có nhược điểm là ảnh dưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì nó lại là giải pháp tình thế hữu hiệu, hạn chế virus lây lan. Hơn nữa virus corona lại rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng cực tím, nên hy vọng sẽ giúp con người chặn đứng đại dịch lan rộng.
Theo nhóm nghiên cứu, sản phẩm đèn LED UV từng được áp dụng để khử trùng nội thất trong ô tô nhưng với bước sóng thích hợp, tia UV-C có bước sóng khoảng 260-285 nm phù hợp với công nghệ khử trùng hiện tại song vẫn có hại cho da người, do đó chỉ sử dụng UV-C vào thời điểm không ai có mặt tại nơi khử trùng.
Tuy nhiên, có một loại tia cực tím đặc biệt gọi là tia cực tím tầm xa (far-UVC light) có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh nhưng không gây hại cho con người, không nguy hiểm cho tế bào da. Vì lý do này, các chuyên gia Mỹ đang kêu gọi sử dụng loại bức xạ này để bảo vệ chống con người trước nguy cơ nhiễm virus corona.
Phương pháp tạo ra tia UV-C bằng cách đặt một tấm màng mỏng làm từ hợp kim gallium nitride (AlGaN) lên chất nền cacbua silic (SiC) có nguồn gốc từ chất nền sapphire vốn được sử dụng rộng rãi nhưng chi phí khá cao. Lợi thế của kỹ thuật này ở chỗ, chất nền SiC có cấu trúc tinh thể giống sapphire nhưng rẻ hơn, phù hợp cho việc sản xuất hàng loạt.
Tạo ra hiệu ứng chống vi rút cực kỳ hiệu quả, tiêu diệt tới 99% virus gây bệnh. Qua thử nghiệm trên 2 loại coronavirus theo mùa và hiện đang thử nghiệm trên chủng gây bệnh Covid-19 cho thấy kết, quả rất khả thi và hy vọng sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong tương lai gần nhất.
Phó tổng thống Mỹ không đeo khẩu trang khi thăm bệnh viện Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 28/4 không đeo khẩu trang khi tới thăm một bệnh viện ở bang Minnesota dù đây là yêu cầu bắt buộc tại cơ sở này. Đoạn video ghi lại chuyến thăm cho thấy Pence đến bệnh viện Mayo, xung quanh ông có khoảng 10 người và tất cả đều đeo khẩu trang, ngoại trừ Phó tổng...