Tranh cãi về đề xuất đổi giờ làm, rút ngắn thời gian nghỉ trưa
Nhiều chuyên gia giao thông, y tế đã có chia sẻ liên quan đến đề xuất của Đại biểu Quốc hội đi làm muộn hơn 1h và nghỉ trưa 1 tiếng.
Chuyên gia giao thông cho rằng, nếu thay đổi giờ làm việc, giao thông Thủ đô Hà Nội sẽ giảm ùn tắc.
Mới đây, phát biểu thảo luận tại Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định đề xuất Chính phủ nghiên cứu áp dụng thay đổi giờ làm việc đối với khối hành chính, dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị.
Cụ thể, giờ làm việc sẽ bắt đầu từ 8h30 sáng, kết thúc lúc 5h chiều, thời gian nghỉ trưa kéo dài 1 giờ thay vì thời gian làm việc 7h-7h30 sáng, kết thúc vào lúc 5h chiều, thời gian nghỉ trưa kéo dài từ 1,5 tiếng đến 2 tiếng đồng hồ như hiện nay.
Thay đổi giờ làm giảm ùn tắc giao thông
Phó GS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Trưởng bộ môn đường bộ (Đại học GTVT) cho biết, hiện nay, thời gian làm việc 7h-7h30 của các cơ quan hành chính Nhà nước đang gây một số khó khăn cho người dân. Nhiều gia đình phải dậy từ 5h hoặc 6h lo bữa sáng cho gia đình, cho con cái đi học sau đó với đến công sở.
Thêm nữa, thời gian này trùng với thời gian học sinh, người lao động đi làm ca kíp nên gây ra ùn tắc giao thông ở một số tuyến đường. Nhiều người phải dậy sớm gây ra tình trạng mệt mỏi, năng suất lao động giảm.
“Do vậy, tôi cho rằng đề xuất thay đổi giờ làm muộn hơn 1h và giờ nghỉ trưa 1 giờ so với hiện nay là cần thiết và hoàn toàn hợp lý. Trên thế giới, các nước như Pháp, Nhật, Nga họ cũng đều bắt đầu đi làm từ 8h-8h30. Đặc biệt, nếu bố trí làm việc lệch giờ, các phương tiện sẽ không cùng tham giao thông ở một thời điểm, không gây áp lực giao thông và ùn tắc giao thông sẽ giảm”, ông Toản nói.
Ông Toản cũng đồng tình với đề xuất của Đại biểu Quốc hội chỉ nên nghỉ trưa khoảng 1h. Bởi theo ông, nếu nghỉ trưa quá dài sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi.
Video đang HOT
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, chuyên gia về giao thông đô thị cho rằng, với thời gian làm việc như hiện nay, vào giờ cao điểm, giao thông ở Thủ đô Hà Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc. Nhiều phương tiện không thể di chuyển trên đường gây mất thời gian, tăng chi phí, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, gây ra ức chế cho người dân.
“Vì vậy, nếu việc bố trí lệch giờ làm việc, giải quyết được các vấn đề nêu trên sẽ giúp cho con người thoải mái, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Thêm nữa, các gia đình sẽ có đủ thời gian cho buổi sáng, cha mẹ có thể lo cho con cái, có thời gian quan tâm đến con hơn”, ông Liên chia sẻ.
Ông Liên cho rằng, việc đổi giờ làm sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho người dân. Do đó, các cơ quan chức năng cần lấy ý kiến đầy đủ từ người dân đến doanh nghiệp, các tổ chức và chuyên gia trong nước và quốc tế, để có đánh giá đầy đủ nhất.
Nghỉ trưa 1h là ít
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian 1 tiếng nghỉ trưa như Đại biểu Quốc hội đề xuất vừa dành cho ăn, ngủ là hơi ít. Bởi thời gian người lao động chuẩn bị đồ ăn đã mất mấy phút, ăn ít nhất phải mất 30 phút. (ăn 30 phút là quá ít vì ăn cần phải nhai kỹ thì mới tiêu hóa được thức ăn nên thời gian nghỉ không có, người lao động lại rất vội vàng).
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng cũng không đồng tình với lý giải của vị đại biểu Quốc hội cho rằng, việc nghỉ trưa ngắn giúp người lao động hồi phục năng lượng, hồi phục trí nhớ trong khi đó nếu ngủ trưa dài sẽ tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, bệnh phổi, gây mệt mỏi cho cơ thể khiến hiệu quả làm việc sút giảm.
“Đến nay tôi thấy chưa có một nghiên cứu nào chứng minh việc nghỉ trưa ngắn hay dài sẽ tốt hay không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, không có cơ sở để khẳng định, nghỉ trưa ngắn sẽ phục hồi năng lượng và hồi phục trí nhớ”, PGS.Dũng cho hay.
Trong khi đó, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, giờ bắt đầu làm việc còn tùy thuộc vào từng quốc gia, từng nơi. Chẳng hạn, ở các nước châu Âu vì thời tiết lạnh nên họ đi làm muộn để tranh thủ ánh nắng mặt trời. Vì thế, thời gian nghỉ trưa của các nước châu Âu rất ngắn.
Tại Việt Nam mua he rât nong. Nêu người lao động phải lam viêc ngoai trơi ma nghi trưa ngăn có 1 tiếng thi ngươi lao đông sẽ phải ra làm việc sớm hơn vào buổi trưa, đôi khi quá nắng nóng có thể nguy hiểm trong khi đó, ở bệnh viện, nếu thời gian làm việc muộn từ 8h30 thì bệnh nhân lấy máu xét nghiệm phải nhịn đói rất lâu. Do đó, ở bệnh viện không thể áp dụng thời gian bắt đầu làm việc như một đại biểu QH đề xuất.
Theo Danviet
Đề xuất đổi giờ làm bắt đầu từ 8h30
Tại phiên thảo luận tại hội trường sáng (ngày 31.10), đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh, đoàn Bình Định đã đề xuất Chính phủ cần xem xét điều chỉnh thời gian làm việc trong phạm vi cả nước trong thời gian tới sau khi tham khảo ý kiến và tài liệu từ nhiều nguồn, một số cán bộ, công chức, người nước ngoài...
Thời gian làm việc bắt đầu từ 8h30
Đại biểu Cảnh cho biết trên thế giới cũng như một số nước châu Á, thời gian bắt đầu làm việc của cơ quan nhà nước và khối hành chính là 8h30 và thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng.
"Các nước có thời gian nghỉ trưa kéo dài có năng suất làm việc thấp hơn các nước có trong khu vực. Trong cùng một đất nước vùng có thời gian nghỉ trưa kéo dài thì kinh tế cũng kém phát triển hơn các vùng còn lại", đại biểu Cảnh phân tích.
Ở Việt Nam, thời gian làm việc từ 7h30 đến 17h và thời gian nghỉ trưa kéo dài từ 1h30-2h. "Các nước có thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng thì chúng ta cần nghiên cứu để xem khung giờ của chúng ta đã tốt chưa hay chúng ta cần thay đổi để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam", đại biểu Cảnh đề xuất.
Đại biểu Cảnh đề xuất Chính phủ cho nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của việc thay đổi đối với khung giờ làm việc với khối hành chính, dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị.
"Đó là giờ làm việc bắt đầu từ 8h30 và kết thúc lúc 17h và thời gian nghỉ trưa 1 tiếng. Riêng khối sản xuất, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, họ sẽ tự quyết định giờ làm cho phù hợp với mình", đại biểu Cảnh nói.
5 lợi ích của việc đổi giờ làm
Ông Cảnh nhấn mạnh sẽ có 5 lợi ích của việc đổi khung giờ làm việc từ 8h30 đến 17h chiều, và thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng.
Thứ nhất: lợi ích giao thông, nếu bắt đầu làm việc từ 8h30 chúng ta không phải bố trí làm việc lệch giờ để tránh ùn tắc giao thông. Mọi người trong gia đình có đủ thời gian đi học, đi làm mà không gây ùn tắc, tiết kiệm thời gian và chi phí, hiệu quả của việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng tăng lên đáng kể để phục vụ cho người dân.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh, đoàn Bình Định. Ảnh: Quốc hội
Thứ hai: lợi cho sức khỏe cho người lao động và hiệu quả công việc. Các nghiên cứu cho thấy, nghỉ trưa ngắn 20-30 phút sẽ giúp hồi phục năng lượng, tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, tăng cao hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy nhóm người ngủ trưa kéo dài sẽ có nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, mỡ máu, tim mạch, đột quỵ não... cao hơn nhiều so với các đối tượng khác. Ngủ trưa quá lâu cũng gây nhức đầu, mệt mỏi, do các cơ quan trong cơ thể trong thời gian ngủ dài chưa sẵn sàng làm việc dẫn đến hiệu quả làm việc cả buổi chiều không hiệu quả.
Thứ ba: tốt cho sức khỏe học sinh và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nếu thực hiện giờ làm muộn thì cha mẹ có thời gian lo cho con cái ăn uống đầy đủ và có thời gian quan tâm đến tình hình học tập của con mình.
Chúng ta sẽ không còn thấy hình ảnh mẹ chở con đi học vội vàng, con ngồi sau cầm bánh mỳ, hộp sữa vừa không tốt cho sức khỏe của trẻ em lại vừa không an toàn giao thông.
Trẻ em thức dậy sớm đến trường, có em vừa đi vừa ăn cho thấy thời gian đi học cần thay đổi để cha mẹ có thể chăm lo cho con em mình tốt hơn.
Thứ tư: lợi về quan hệ xã hội và kỷ cương làm việc. Ai cũng có nhu cầu giao lưu bạn bè, giải quyết công việc cá nhân, nếu làm việc sớm không tránh khỏi việc công chức sử dụng giờ làm việc để làm việc riêng của mình dù ngồi ở quán nước hay ở trong cơ quan. Nếu chúng ta làm việc muộn thì thời gian giải quyết công việc riêng sẽ không lấn vào giờ làm việc công, công chức làm việc nghiêm túc hơn.
Thứ năm: là tiết kiệm năng lượng. Nếu thức hiện khung giờ muộn hơn là 8h30 thay vì 7h hay 7h30 như hiện nay thì chúng ta sẽ tiết kiệm năng lượng của thiết bị hệ thống chiếu sáng trong 1h - 1h30.
"Đó là những lợi ích của việc đổi giờ làm. Tuy nhiên việc đổi giờ làm có thể khó tránh khỏi những khó khăn nếu áp dụng vào thực tế, có thể làm xáo trộn ít nhiều đến cuộc sống của nhiều người dân", đại biểu Cảnh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, có thay đổi mới có phát triển, nếu thay đổi đạt lợi ích thì cần ưu tiên. Nếu thay đổi mà không đánh giá được hết những lợi ích cũng như khó khăn của tất cả đối tượng bị tác động thì khó khả thi, hiệu quả.
"Vì vậy tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho nghiên cứu việc đổi giờ làm, cần lấy ý kiến đầy đủ của việc đổi giờ làm đến từng người dân, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế, đồng thời tổ chức hội thảo để đánh giá hết tác động của việc đổi giờ làm", ông Cảnh đề nghị.
Theo Danviet
Nhận lại tiền triệu xã bắt nộp lúc làm giấy chuyển nhượng đất Liên quan đến việc phải chi tiền triệu mới được làm hồ sơ chuyển nhượng đất, anh Thuyết đã được UBND xã Nghi Thái (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) gọi lên trả lại toàn bộ số tiền. Anh Nguyễn Văn Thuyết (SN 1966, trú tại xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) chiều qua cho biết, UBND xã Nghi Thái đã gọi...