Tranh cãi về cuộc săn lùng Osama bin Laden
Chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden vào tháng 5.2011 lâu nay luôn được phía CIA trưng ra như là sự bào chữa hoàn mỹ nhất cho chương trình thẩm vấn và tra tấn nghi phạm khủng bố. Tuy nhiên, báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện mới công bố đã đưa ra một phiên bản hoàn toàn khác.
Osama bin Laden – Ảnh: Reuters
Giới chức tình báo hiện tại và trước đây đều cam đoan rằng chính nhờ việc bắt giam và dụng hình đối với những tù nhân có giá trị cao đã cho phép thu thập thông tin tình báo moi ra người giao liên bí mật cho bin Laden, và dẫn đến nơi trùm khủng bố ẩn náu.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện mới công bố: “Quá trình phân tích các hồ sơ của CIA phát hiện thông tin tình báo nắm được lúc đầu cũng như tin tức mà CIA cho rằng có giá trị nhất về Abu Ahmad al-Kuwaiti, tên thật là Ibrahim Saeed Ahmed, giao liên của bin Laden, không có liên quan đến việc CIA sử dụng các phương pháp thẩm vấn nâng cao”, tờ The Washington Post dẫn kết luận của các nhà điều tra.
Video đang HOT
Theo báo cáo, thông tin chi tiết và chính xác nhất liên quan đến Kuwaiti được một tù nhân tên Hassan Ghul khai ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là Ghul đã khai mọi điều hắn biết trước khi bị đưa vào lò tra tấn của CIA.
Trong một tuyên bố được đưa ra để đáp lại cáo buộc của Thượng viện, CIA ngày 10.12 khẳng định các thông tin mà họ thu thập bằng kỹ thuật thẩm vấn nâng cao đã “thay đổi cơ bản đánh giá của chúng tôi về tầm quan trọng của hắn (al-Kuwaiti) trong cuộc săn lùng bin Laden”.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Pháp giúp Trung Quốc săn lùng tội phạm tham nhũng
Pháp sẽ hỗ trợ Trung Quốc theo dõi tình nghi tham nhũng trên đất Pháp và Paris không loại trừ khả năng dẫn độ tội phạm về Bắc Kinh, Reuters dẫn lời quan chức Bộ Tư pháp Pháp ngày 3.12.
Tội phạm tham nhũng Trung Quốc bị dẫn độ từ Canada về Bắc Kinh 23.7.2011 - Ảnh: Reuters
Đây là hoạt động nằm trong những nỗ lực truy quét tội phạm tham nhũng trong chiến dịch Fox Hunt (tạm dịch: Săn Cáo) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trung Quốc kêu gọi sự hợp tác hỗ trợ từ các nước phương Tây để đạt được mục tiêu của chiến dịch. Bảng danh sách 10 nghi phạm tham nhũng đang trốn ở nước ngoài sẽ được Trung Quốc chuyển đến Pháp, trong đó có khoảng 3 nhân vật được cho đang ẩn nấu ở nước này, theo Reuters 2.12.
Tính đến nay, Trung Quốc đã bắt giữ 288 nghi phạm tham nhũng, theo Tân Hoa Xã. Mỹ, Canada và Úc là 3 điểm thu hút nhiều nghi phạm tham nhũng lẩn trốn nhất nhưng Bắc Kinh chưa có thỏa thuận dẫn độ đối với các nước này. Tuy nhiên, cảnh sát Úc cho biết họ sẽ giúp Bắc Kinh phát hiện và bắt giữ các tội phạm có tài sản tham nhũng trong tháng này, theo Reuters.
Ông Robert Gelli, Giám đốc Sở Nội vụ Bộ Tư pháp Pháp - Ảnh: Reuters
Hiệp ước dẫn độ Pháp - Trung năm 2007 được thỏa thuận mặc dù không được sự chấp thuận của Quốc hội Pháp. Tuy nhiên, ông Robert Gelli, Giám đốc Sở Nội vụ Bộ Tư pháp Pháp cho biết hiệp ước vẫn có hiệu lực trong một số trường hợp nếu như Trung Quốc đồng ý không tử hình tội phạm và bất kỳ cuộc xét xử nào cũng phải qua tòa án phúc thẩm và có chữ ký của Thủ tướng.
Đồng thời Pháp cũng yêu cầu Trung Quốc tiến hành điều tra việc thất thoát tiền của các công ty Pháp thông qua việc chuyển tiền bất hợp pháp vào các ngân hàng Trung Quốc từ năm 2010. Tuy nhiên, Pháp đã nhận được phản hồi rất chậm từ phía Trung Quốc .
Mộc Di
Theo Thanhnien
Đặc nhiệm Mỹ kể chuyện tiêu diệt Osama bin Laden Cựu đặc nhiệm SEAL 6 của Mỹ kể lại giây phút anh nổ súng tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. Suốt 15 năm thực hiện những nhiệm vụ hiểm nguy, từ những cuộc đột kích lúc nửa đêm vào nơi trú ẩn của al-Qaeda ở Iraq cho tới chiến đấu với cướp biển Somali giữa biển khơi - chưa lần nào...