Tranh cãi về ‘chính trị triều đại’ giữa anh em thủ tướng Singapore
Hoạt động tưởng niệm một năm ngày mất của cố thủ tướng Lý Quang Diệu trở thành tâm điểm trong cuộc tranh cãi hiếm thấy giữa các con của ông.
Thủ tướng Lý Hiển Long đứng bên bức ảnh cha mình, ông Lý Quang Diệu, trong buổi lễ tưởng niệm một năm ngày mất của ông Lý Quang Diệu tại tòa nhà quốc hội cũ của Singapore hôm 23/3. Ảnh: AP
Theo WSJ, con gái của cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Lý Vỹ Linh, cuối tuần trước đã đăng lên Facebook những email trao đổi giữa bà với một tờ báo địa phương. Trong đó, bà cho rằng bài viết bà gửi cho báo đã bị kiểm duyệt, lược bỏ những chỉ trích về điều bà gọi là “tôn thờ, sùng bá” cha bà, người qua đời ở tuổi 91 tháng ba năm ngoái.
Trong thư từ trao đổi, bà Lý cũng chỉ trích anh trai mình, Thủ tướng Lý Hiển Long, với cáo buộc “lợi dụng quyền lực” và cố gắng “thiết lập một triều đại”, vì tổ chức buổi lễ tưởng niệm đánh dấu một năm ngày mất của cha bà. Sự kiện diễn ra ở các địa điểm của chính quyền như tòa nhà quốc hội và các nhóm do chính phủ tài trợ cũng tham gia vào việc tổ chức.
Thủ tướng Lý Hiển Long, người dẫn dắt Singpapore từ năm 2004, sau đó viết trên Facebook rằng ông “vô cùng đau buồn” bởi ý kiến của em gái và rằng “những cáo buộc trên hoàn toàn không đúng sự thật”.
Phát ngôn viên của ông Lý hôm qua từ chối bình luận thêm về vụ việc. Còn bà Lý Vỹ Linh nói qua điện thoại rằng vụ tranh cãi là “vấn đề của Singapore” và rằng “tôi luôn cố gắng giữ đúng sự thật và đó là tất cả điều tôi muốn nói”.
Tranh cãi giữa hai anh enh nhà thủ tướng Singapore “là một phần trong những câu hỏi xoay quanh giới lãnh đạo tại đất nước Singpapore nhỏ bé, về việc liệu một hệ thống đặc biệt tại châu Á có thể tiếp tục không”, Gillian Koh, nhà nghiên cứu cấp cao tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu, nói.
Nguyên tắc về “chính trực, chống tham nhũng và trọng dụng nhân tài sẽ phải được chứng minh nhiều lần trong suốt thập kỷ tới”, bà nhận xét.
Kể từ khi Singpore độc lập vào năm 1965, đảng Hành động Nhân dân (PAP) do ông Lý Quang Diệu sáng lập luôn chiếm số ghế áp đảo tại quốc hội. Ông Lý Quang Diệu là thủ tướng đầu tiên của nước này và giữ vị trí đó trong 31 năm, giành được sự ngưỡng mộ trên toàn thế giới khi đưa Singapore từ một thuộc địa nghèo của Anh thành đất nước hiện đại và giàu có.
Khi ông qua đời vào tháng ba năm ngoái, hàng chục nghìn người đã đến viếng. Bất chấp trời mưa, nhiều người tập trung dọc theo các tuyến đường rước linh cữu ông đến nhà hỏa táng.
Video đang HOT
Con trai cả của ông Lý Quang Diệu là Lý Hiển Long, 64 tuổi, đang trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ ba sau khi ông chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tháng 9 năm ngoái. Ông nhìn chung có cách tiếp cận với những lời chỉ trích nhẹ nhàng hơn cha mình.
Thủ tướng Lý nói rằng cuộc bầu cử là một phần trong kế hoạch của ông để chuẩn bị cho việc kế nhiệm từ từ của một làn sóng các nhà lãnh đạo mới, khi nội các mới có các thành viên từ thế hệ trẻ.
Bà Lý Vỹ Linh, em của Thủ tướng Lý Hiển Long. Ảnh: Therealsingapore
Gia đình ông Lý đôi khi phải đối mặt với cáo buộc cho rằng họ giống như một
“triều đại”. Michael Barr, giáo sư tại Đại học Flinders ở Australia, cho rằng gần như “không thể phân biệt giữa thương hiệu của gia đình ông Lý với thương hiệu của Singapore”.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Lý hôm qua cho biết họ không có bình luận thêm về ý kiến cho rằng gia đình họ Lý giống như một triều đại.
Lời phê bình như vậy hiếm khi đến từ các thành viên trong nội bộ gia đình, vì vậy, bình luận của bà Lý Vỹ Linh là điều bất ngờ với nhiều người Singapore.
Là cố vấn cấp cao tại Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia, bà Lý thường xuyên cộng tác viết bài cho các báo Straits Times và Sunday Times. Trong bài viết đã làm nảy sinh mâu thuẫn với anh mình, bà Lý cho rằng việc chuẩn bị kỷ niệm ngày mất của cha bà khiến bà khó chịu và làm bà liên tưởng tới Trung Quốc sau khi chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời. Bà đã chỉ trích cụ thể bức chân dung cha bà làm từ hàng nghìn cục tẩy mang cờ Singapore.
Trong bài viết, bà Lý cho rằng cha bà “sẽ rất xấu hổ trước việc sùng bái, tôn thờ này chỉ một năm sau khi ông mất”. Khi bà và biên tập viên tờ Straits Times, Ivan Fernandez, bất đồng về việc biên tập bài viết của bà, bà Lý đã đăng lên Facebook trao đổi email giữa bà và ông Fernandez.
Bức chân dung ông Lý Quang Diệu được xếp từ cục tẩy mà bà Lý Vỹ Linh chỉ trích. Ảnh: Straits Times
Khi được liên lạc để hỏi ý kiến, ông Fernandez đã nhắc đến bài viết của biên tập viên Straits Times, nói rằng cáo buộc của bà Lý là “vô căn cứ”, và tố rằng bản thảo ban đầu của bà chứa nội dung đạo văn. Ông cho biết Straits Times vốn có ý định đăng bài viết của bà ngay sau khi nó được biên tập.
Bà Lý hôm 10/4 viết trên Facebook rằng bà không đạo văn và “chỉ đơn giản là quên dẫn nguồn gốc” cho một số thông tin trong bài viết của mình.
Các email đã bị xóa khỏi trang Facebook của bà Lý nhưng đã được truyền thông địa phương đăng lại, cho thấy bà Lý nói với ông Fernandez rằng bà sẽ không cho phép tên của cha mình “bị bôi nhọ bởi một người con trai đáng hổ thẹn”.
Trên trang Facebook của bà Lý cũng có một bài đăng khuyên nội các Singapore hãy để buổi lễ tưởng niệm cho công chúng tự tổ chức.
“Ý kiến cho rằng tôi mong muốn thiết lập một triều đại càng ngớ ngẩn”, bài đăng trên trang Facebook của bà Lý có đoạn. “Trọng dụng nhân tài là giá trị cơ bản của xã hội chúng ta, và cả tôi, đảng Hành động Nhân dân cầm quyền, và công chúng Singapore sẽ không chấp nhận bất cứ nỗ lực nào như vậy”.
Phương Vũ
Theo VNE
Thủ tướng Singapore mâu thuẫn công khai với em gái
Thủ tướng Singapore hôm qua bác bỏ cáo buộc lạm quyền của em gái, khi mâu thuẫn gia đình trở nên công khai sau lễ giỗ đầu của cha họ, cố thủ tướng Lý Quang Diệu.
Bà Lý Vỹ Linh (trái) và anh trai, ông Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore. Ảnh:theindependent, AP
Theo NDTV, phản ứng trước những lời công kích của em gái Lý Vỹ Linh, thủ tướng Singapore cho biết trên tài khoản mạng xã hội Facebook rằng ông thấy "buồn sâu sắc" trước những tuyên bố này và lời cáo buộc "hoàn toàn sai sự thật".
Singapore hôm 23/3 tưởng niệm một năm ngày mất Lý Quang Diệu, người giữ chức thủ tướng từ 1959 - 1990. Nhiều người Singapore tỏ lòng tiếc thương khi ông Lý, người lập quốc, qua đời, ca ngợi ông đã biến một thuộc địa cũ, nghèo của Anh thành một trong những xã hội thịnh vượng, ổn định nhất thế giới.
Hơn 100 hoạt động tháng trước được tổ chức để đánh dấu ngày giỗ đầu của ông Lý.
Tuy nhiên, bà Lý Vỹ Linh, nhà vật lý từng làm cố vấn cấp cao cho Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia, lên mạng xã hội Facebook chỉ trích việc tổ chức buổi lễ, gợi ý rằng đây có thể là việc "xây dựng một triều đại". Bà Lý tuyên bố sau khi bài xã luận bà gửi cho nhật báo Straits Times của Singapore không được đăng.
Bà Lý hôm qua công bố thư điện tử trao đổi với một biên tập viên của Straits Times, trong đó cáo buộc anh trai "chẳng day dứt gì khi lạm dụng quyền lực" nhằm tổ chức lễ tưởng niệm chỉ một năm sau khi cha mất.
Lý Vỹ Linh cho rằng "người nắm quyền" cố "lập ra một triệu đại" và bà tuyên bố sẽ không cho phép tên cha bị "vấy bẩn". Trên Facebook trước đó, bà cho rằng Lý Quang Diệu sẽ tránh xa những sự thờ phụng, sùng bái anh hùng, một năm sau khi ông mất.
Thủ tướng Singapore cho hay các hoạt động chủ yếu do người dân tổ chức, những người muốn thể hiện lòng tôn kính với cựu lãnh đạo. "Tư tưởng cho rằng tôi muốn lập một triều đại không hợp lý. "Chế độ trọng dụng nhân tài là giá trị căn bản của xã hội chúng ta, và cả tôi lẫn đảng Hành động Nhân dân cầm quyền, lẫn cả công chúng Singapore sẽ không dung thứ cho những âm mưu như thế", ông Lý viết.
Lý Hiển Long, 64 tuổi, trở thành thủ tướng thứ ba của Singapore năm 2004. Ông có một em trai nữa là Lý Hiển Dương, một lãnh đạo doanh nghiệp.
Trọng Giáp
Theo VNE
Thủ tướng Lý Hiển Long và chuyện 'cha truyền con nối' ở Singapore Nếu như ông Lý Quang Diệu, "cha đẻ" của quốc đảo Singapore nổi tiếng là người thẳng thắn, nghiêm khắc thì con trai ông, Thủ tướng Lý Hiển Long lại điềm đạm và rất thân thiện. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thân thiện và gần gũi - Ảnh: AFP Sẽ là thiếu sót nếu nói về những gia đình danh giá trong...