Tranh cãi về chiều cao thực của vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc
Thanh kiếm đồng dài gần một mét được tìm thấy trong lúc khai quật di tích gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng làm dấy lên suy đoán ông có thể cao trên 1,9 m.
Khi nhắc đến Tần Thủy Hoàng, người ta thường nghĩ đến những thành tựu lịch sử to lớn như thống nhất lục quốc, thiết lập quyền lực tập trung… Tuy nhiên, rất ít thông tin cá nhân về Tần Thủy Hoàng như chiều cao, hình dáng được ghi chép lại.
Đa số ghi chép lịch sử về chiều cao của Tần Thủy Hoàng đều dựa theo suy luận. Cuốn “Thái Bình Ngự Lãn” đời nhà Tống viết: “Tần Thủy Hoàng miệng hổ, trán cao, mắt to, mũi cao, chiều cao ba thước sáu thốn“. Thời nhà Tần, một thước là 23,1 cm, nghĩa là chiều cao của Tần Thủy Hoàng khoảng 198,66 cm.
Tranh vẽ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: Sohu)
Video đang HOT
Trong câu chuyện thích khách Kinh Kha nước Yên ám sát Tần Thủy Hoàng bất thành cũng cung cấp dữ liệu về chiều cao của Tần Thủy Hoàng. Khi Kinh Kha rút dao đâm về phía Tần Thủy Hoàng, hoàng đế nước Tần phải trốn quanh một cây cột vì không kịp rút kiếm đỡ. Kiếm thông thường như kiếm của vua Câu Tiễn nước Việt chỉ dài 55,6 cm. Theo logic, nếu kiếm có chiều dài này thì đáng lẽ Tần Thủy Hoàng phải dễ dàng lấy ra.
Công tác khai quật chiến binh đất nung và ngựa đất gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Thiểm Tây đã mở ra trang mới. Chiều cao trung bình tượng đội quân đất nung là 185 cm và cao nhất là 195 cm. Do đó, dữ liệu chiều cao 198,66 cm của Tần Thủy Hoàng có vẻ đáng tin.
Các chuyên gia cũng tìm thấy một thanh kiếm đồng dài gần một mét. Thanh kiếm này là bước đột phá về công nghệ đúc kiếm thời đó. Quan trọng hơn, nó chính là kiếm của Tần Thủy Hoàng, đồng nghĩa với việc chi tiết vua bỏ trốn do khó rút kiếm được Tư Mã Thiên ghi lại trong “Sử Ký” là chính xác.
Người bình thường khó rút kiếm nếu kiếm dài gần một mét, nhưng người cao trên 1,9 m lại có thể. Thời đó, người ta thường đeo kiếm sau lưng, khiến việc Tần Thủy Hoàng khó rút kiếm trở thành hợp lý.
Các học giả cũng đã kiểm chứng vấn đề này. Họ mô phỏng tình huống mưu sát và yêu cầu một người cao hơn 1,9 m thử rút kiếm dài gần một mét đeo sau lưng.
Trong tình huống khẩn cấp, dù có chiều cao trên 1,9 m nhưng người này cũng khó rút kiếm thật nhanh. Đồng là chất liệu dễ gãy, không thích hợp làm kiếm quá dài. Tần Thủy Hoàng sử dụng thanh kiếm dài như thế để thể hiện chiều cao và địa vị của ông.
Tại sao Tần Thủy Hoàng lại kiên trì uống thủy ngân mỗi ngày cho đến chết?
Nhờ phát hiện và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nguyên nhân cái chết bất ngờ của vị vua nổi tiếng tàn bạo cũng dần được hé mở.
Các nhà khoa học tin rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tần vương là do vị vua này đã uống thủy ngân mỗi ngày.
Tần Thủy Hoàng không chỉ là một vị vua mang tiếng tàn ác, giết người không ghê tay mà còn là một vị vua hoang tưởng với giấc mơ bất tử. Vị Tần vương dần trở nên điên khùng bởi các loại hóa chất kỳ dị nhằm duy trì sự bất tử để "vĩnh viễn trị vì trên ngôi báu". Ngay việc xây dựng cả một thế giới thu nhỏ với cung vua có đầy đủ binh lính bảo vệ quanh ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng đã thể hiện rõ điều này.
Có lẽ, Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại. Vị vua này sẵn sàng bỏ cả hoàng cung để đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Và rồi cuối cùng, vị hoàng đế này cũng tìm ra phương thuốc "quý giá" đó.
Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế điên cuồng đi tìm phương thuốc trường sinh bất tử.
Trong một lần lang thang ở Quốc sử quán (nơi lưu trữ sách sử), Tần Thủy Hoàng bất ngờ tìm thấy một cuốn sách cổ về y học thời xưa. Cuốn sách này có đề cập đến một chất có thể ban cho con người một cuộc sống bất tử, trẻ mãi không già, đó chính là thủy ngân lỏng. Quá đỗi vui mừng, Tần Thủy Hoàng liền cho người đi khắp nơi, thu thập lượng lớn thủy ngân về cung để... "dùng dần"với niềm tin rằng thứ "thần dược"này sẽ giúpông bất tử.
Một trong những công trình lớn mà Tần Thủy Hoàng cho xây dựng là lăng mộ của chính mình. Trong cuốn "Sử ký" - nhà sử học thời Hán Tư Mã Thiên đã ghi chép cẩn thận và miêu tả phía trong ngôi mộ khổng lồ của Tần Thủy Hoàng, các nghệ nhân đã trang trí trần bằng châu báu mô phỏng bầu trời và các vì tinh tú, tạo ra sông và biển bằng thủy ngân. Vì theo người Trung Quốc cổ đại, sông thủy ngân có thể ban cho ai đó một sự sống bất tử. Có lẽ chính niềm tin này khiến Tần Thủy Hoàng nuốt thủy ngân để được trường sinh nhưng tiếc là phương thuốc "quý"chẳng những không giúp Tần vương trường thọ mà còn khiến ông lâm bệnh rồi qua đời ở tuổi 49.
Dòng sông thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã khiến hậu thế không thể tiếp cận và giải mã những bí ẩn về vị vua này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không khẳng định rằng thủy ngân là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Tần Thủy Hoàng. Lý do là tronglăngmộ của Tần Thủy Hoàng chứa khối lượng thủy ngân ước tính lên tới 100 tấn. Điều này khiếncác sử gia, nhà nghiên cứu và nhiều nhà khoa họcsuốt 2.000 năm qua không thể khám phá phía sâu trong lăng mộ vàchưa thể tiếp cận được nơi đặt thi hài Tần Thủy Hoàngđể giải mã nguyên nhân thực sự về cái chết củavị vua nổi tiếng này.
Vì sao thanh kiếm hơn 2.400 năm vẫn sắc bén, vừa chạm vào liền đứt tay? Thanh kiếm này khiến giới khoa học và khảo cổ vô cùng kinh ngạc. Sau hơn 2.400 năm, bảo vật này không hề bị rỉ sét và rất sắc bén. Thanh kiếm này chính là cổ vật của Việt Vương Câu Tiễn (trị vì từ năm 496 TCN - 465 TCN). Ông là vị vua chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu...