Tranh cãi tiêm vaccine cho người từng nhiễm nCoV
Nhiều người cho rằng không cần tiêm vaccine nếu từng nhiễm nCoV, nhưng giới chuyên gia tin khả năng miễn dịch hậu nhiễm khó thay thế được vaccine.
Cathy Cloud, cư dân Galveston, bang Texas, Mỹ, muốn làm xét nghiệm kháng thể để chứng minh cô đã được bảo vệ khỏi nCoV. Cloud mong bằng chứng này đủ khiến các thành viên trong gia đình không còn xa lánh chỉ vì cô chưa tiêm vaccine.
Cloud cho biết cô mắc Covid-19 vào đầu tháng 8. Dù bị ốm rất nặng, phải vào phòng cấp cứu, điều trị bằng phương pháp kháng thể đơn dòng, sụt gần 5 kg trong hơn 15 ngày, cô vẫn cảm thấy “rất tuyệt vời” sau khi bình phục và không có hứng thú với tiêm vaccine.
“Đó không phải là điều tệ nhất tôi trải qua trong đời”, Cloud nói, tự tin rằng khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm đủ giúp bảo vệ cô trước Covid-19 trong tương lai.
Cloud không phải là người duy nhất có quan điểm này. Tuần trước, cầu thủ bóng rổ Mỹ Jonathan Isaac nói trong một cuộc họp báo rằng anh không tiêm vaccine Covid-19, với lý do là đã có miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm virus.
Gần hai năm kể từ khi Covid-19 bùng phát, câu trả lời chính xác về khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Tiến sĩ Minica Gandhi, chuyên gia bệnh truyền nhiễm kiêm giáo sư Y khoa tại Đại học California, nói một số dữ liệu chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên có hiệu quả tương tự vaccine, trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy điều ngược lại.
Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại El Paso, bang Texas hôm 6/5. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu chưa được bình duyệt của Israel được thực hiện trên gần 780.000 người, những ca phục hồi sau nhiễm và chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 27 lần so với người chưa nhiễm và đã tiêm hai liều Pfizer. Nghiên cứu cũng chỉ ra những người có khả năng miễn dịch tự nhiên sẽ tăng cường khả năng bảo vệ trước biến chủng Delta, sau khi tiêm một liều vaccine.
Nhiều người ủng hộ khả năng miễn dịch tự nhiên thêm rằng bằng chứng về khả năng bảo vệ hậu nhiễm đã được công nhận khi một số quốc gia xem đây là một trong những tiêu chí cấp “thẻ xanh Covid”.
Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và hầu hết chuyên gia y tế nước này khuyến cáo rộng rãi rằng tất cả người đủ điều kiện nên tiêm vaccine, dù từng bị nhiễm virus hay chưa. Lý do được đưa ra là các nghiên cứu chưa xác định được khả năng miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài bao lâu sau khi nhiễm và phục hồi. Đồng thời, những nghiên cứu gần đây của Mỹ chỉ ra tiêm chủng mang lại khả năng bảo vệ cao hơn so với việc từng nhiễm.
Nghiên cứu đã bình duyệt được thực hiện với 246 cư dân ở Kentucky chỉ ra những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao hơn hai lần người đã tiêm chủng đầy đủ. Tiến sĩ Peter Hotez, đồng giám đốc Trung tâm Phát triển Vaccine tại Bệnh viện Nhi Texas, nói không phải ai cũng có khả năng miễn dịch mạnh mẽ sau khi nhiễm và phục hồi.
“Nếu bạn nhìn vào những kết quả nghiên cứu sơ bộ, những người từng nhiễm và phục hồi có phản ứng với virus không giống nhau. Một số có phản ứng rất mạnh mẽ, nhưng một số khác hầu như không có kháng thể trung hòa và rất dễ bị tái nhiễm”, ông nói.
Vì rất khó xác định mức độ miễn dịch tự nhiên của từng người, Hotez cho rằng điều tốt nhất nên làm là tiêm chủng cho cả những người từng mắc Covid-19.
“Hệ thống miễn dịch của chúng ta đã phát triển qua hàng triệu năm để cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài trước các bệnh nhiễm trùng từng gặp phải trước đó”, tiến sĩ Matthew Miller, phó khoa Hóa sinh và Khoa học Y sinh thuộc Đại học McMaster ở Canada, nói.
Tiến sĩ Miller thêm rằng khi con người nhiễm nCoV, hệ miễn dịch cũng có phản ứng tương tự, nhưng với mức độ khác nhau ở từng người. Trong khi đó, vaccine Covid-19 đem lại hiệu quả bảo vệ cao và phản ứng nhất quán hơn.
Một nghiên cứu được công bố ngày 30/6 trên tạp chí Science Translational Medicine chỉ ra những người tiêm đủ hai liều Moderna có mức độ kháng thể chống lại biến chủng nCoV cao hơn so với những kháng thể tự nhiên được cơ thể sản xuất sau khi nhiễm virus.
Một nghiên cứu khác của Đại học Oxford công bố hồi tháng 6 cho biết mắc Covid-19 có thể làm suy yếu phản ứng của hệ miễn dịch, khiến người từng nhiễm virus có khả năng nhiễm biến chủng nCoV khác cao hơn.
Giới chuyên gia thêm rằng con đường đạt khả năng miễn dịch thông qua bình phục sau nhiễm cũng tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
“Để có khả năng miễn dịch, bạn phải nhiễm virus. Và với virus mới như nCoV, người nhiễm có thể đối mặt nguy cơ bệnh nặng và thậm chí tử vong”, Miller nói.
Do đó, giới chuyên gia khẳng định tiêm chủng vẫn nên là lựa chọn hàng đầu để đạt miễn dịch, bởi biện pháp này dễ thực hiện, có thể dự đoán được khả năng bảo vệ và đáng tin cậy.
“Điểm mấu chốt là ngay cả khi từng nhiễm và khỏi bệnh, bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm, đặc biệt là trước biến chủng như Delta. Do đó, hãy tiêm chủng ngay nếu chưa tiêm, kể cả bạn từng nhiễm và đã phục hồi”, Hotez nói.
Bước đi thận trọng trong phòng chống dịch COVID-19
"Vaccine cứu sống mọi người và tiêu diệt virus. Đơn giản vậy thôi !", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định điều này vào trung tuần tháng 9, sau khi thông báo nước Pháp đã cán mốc 50 triệu người tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Như vậy là sau ba tháng đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, tính đến đầu tháng 10, gần 50,5 triệu người Pháp đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19 (tương đương với 75% tổng dân số). Khoảng 88% trong số gần 58 triệu người từ 12 tuổi trở lên hiện đã được tiêm một mũi. Còn số người đã tiêm chủng đầy đủ là 48,5 triệu người, chiếm 72% tổng dân số.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN
Cho đến nay, chương trình tiêm chủng đang có xu hướng chững lại do hầu hết những đối tượng trong diện phải tiêm đã thực hiện nghĩa vụ này, thậm chí một số những người dễ bị tổn thương nhất do COVID-19 đã bắt đầu tiêm mũi tăng cường. Theo dữ liệu của Bảo hiểm Y tế Pháp, hiện chỉ còn 10% những người trên 75 tuổi chưa tiêm bất kỳ mũi nào và 14% người có những bệnh lý không thể tiêm được. Những nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch vaccine phòng COVID-19 trong mùa Hè vừa qua đã mang lại kết quả khả quan, số ca nhiễm mới tiếp tục giảm từng ngày ở Pháp. Tỷ lệ cho kết quả dương tính trong các xét nghiệm PCR chỉ còn 1,2% và đa số không có triệu chứng, hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ do họ đã tiêm chủng. Nếu so với tỷ lệ 10% trường hợp mắc COVID-19 ở giai đoạn đỉnh điểm của dịch hồi tháng 3/2021 (50.000 ca/ngày), thì tỷ lệ trên quả là đáng khích lệ. Mỗi ngày chỉ còn hơn 7.000 bệnh nhân phải nhập viện, chủ yếu là ở các tỉnh hải ngoại, vốn chậm trễ trong việc triển khai tiêm chủng. Số bệnh nhân nguy kịch đang được điều trị cũng tiếp tục giảm, chỉ còn hơn 1.400 người, và số người tử vong cũng giảm, hiện khoảng 30 - 40 người mỗi ngày. Về cơ bản, làn sóng dịch thứ tư ở Pháp đã được kiểm soát.
Nhờ hiệu quả của chương trình tiêm chủng cùng các biện pháp phòng chống COVID-19 như kiểm tra giấy chứng nhận sức khỏe, thường xuyên sử dụng khẩu trang và nước sát khuẩn, thực hiện giãn cách khi đến nơi đông người..., nước Pháp đã có thể nhanh chóng quay trở lại nhịp sống bình thường, các hoạt động kinh tế - xã hội được khôi phục và kinh tế phục hồi mạnh mẽ.
Tuy kết quả phòng chống dịch đã có nhiều khả quan, các biện pháp đã được nới lỏng dần, nhưng chính phủ vẫn khuyến cáo người dân phải đề cao cảnh giác với dịch bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa tối thiểu vẫn được duy trì, vừa để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường, vừa hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh.
Cụ thể là việc mang khẩu trang không còn bắt buộc khi ra ngoài đường, nhưng ở nhiều khu vực khép kín, quy định này vẫn được khuyến cáo tuân thủ. Việc kiểm tra giấy chứng nhận sức khỏe vẫn được duy trì, mặc dù nhiều trung tâm thương mại đã không còn đặt chốt kiểm tra do nằm trong khu vực an toàn của bệnh dịch.
Khu vực bệnh viện vẫn là nơi bắt buộc mọi người đeo khẩu trang và có giấy chứng nhận sức khỏe. Đặc biệt kể từ tháng 10 này, các đối tượng thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi cũng sẽ phải có chứng nhận sức khỏe nếu muốn đến các địa điểm như quán bar, nhà hàng, câu lạc bộ, hội chợ, sở thú, tham gia các lễ hội, phòng thể thao, bể bơi, bảo tàng, rạp chiếu phim và sử dụng các phương tiện giao thông đường dài.
Thậm chí chính phủ dự kiến duy trì việc kiểm soát bằng giấy chứng nhận sức khỏe cho đến tận mùa Hè 2022. Người phát ngôn của chính phủ, ông Gabriel Attal cho biết một dự luật theo hướng trên sẽ được đệ trình vào ngày 13/10 tới trong cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng. Theo ông, trong bối cảnh thời hạn kiểm soát dich bệnh bằng chứng nhận sức khỏe sắp đến gần (ngày 15/11), mà những nguy cơ tiềm ẩn của biến chủng Delta vẫn đe dọa, việc phải duy trì các biện pháp cần thiết trong vài tháng nữa là điều nên làm để có thể bảo vệ người dân. Trên tinh thần này, ông cho biết chính phủ sẽ đề xuất với quốc hội duy trì sử dụng chứng nhận sức khỏe trong vài tháng nữa, ít nhất cho đến mùa Hè sang năm. Đây là bước đi thận trọng, chắc chắn để nước Pháp có thể giữ vững được thành quả chống dịch.
Các nước EU có chính sách khác nhau trong việc tiêm mũi vaccine tăng cường Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang có những chính sách khác nhau về việc tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho người trên 16 tuổi trong bối cảnh Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) vẫn chưa "bật đèn xanh" cho vấn đề này. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca cho...