Tranh cãi sau khi Thái Lan bỏ thiết quân luật
Quyết định thay thế thiết quân luật bằng điều khoản an ninh mới sau gần 1 năm áp đặt tại Thái Lan đã tạo ra những phản ứng trái chiều.
Lực lượng an ninh kiểm tra phương tiện giao thông tại Bangkok – Ảnh: T.Tiên
Quyết định dỡ bỏ thiết quân luật, vốn được áp đặt từ tháng 5.2014, có hiệu lực vào sáng qua sau khi có sự phê chuẩn của Quốc vương Bhumibol Adulyadej. Thiết quân luật được đưa ra trong giai đoạn Thái Lan đang chìm trong bất ổn chính trị và an ninh do cuộc đối đầu kéo dài giữa chính phủ đảng Puea Thái của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và phe chống đối. Sau thiết quân luật không lâu, quân đội đã tiến hành đảo chính.
Từ nay, thiết quân luật được thay thế bằng điều khoản 44 trong Hiến pháp lâm thời. Theo đó, người đứng đầu Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia (NCPO) là Thủ tướng đương nhiệm Prayuth Chan-o-cha được quyền ban hành mọi sắc lệnh liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia mà không cần thông qua các cơ quan tư pháp, lập pháp và hành pháp. Ngoài ra, tụ tập từ 5 người trở lên với mục đích chính trị vẫn bị cấm và quân đội có thể cấm phổ biến bất kỳ thông tin, bài báo nào bị cho là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Không những thế, lực lượng an ninh có quyền kiểm tra bất kỳ cơ sở, phương tiện giao thông nào và có thể tạm giữ trong 7 ngày các nghi phạm gây hại đến an ninh quốc gia mà không cần lệnh của tòa án. Tuy vậy, khác với thời thiết quân luật, những người bị đưa ra tòa án quân sự có thể kháng án.
Thủ tướng Prayuth cam kết sẽ dùng quyền hạn đặc biệt mới “một cách xây dựng” để giải quyết các vấn đề gai góc của đất nước hiện nay. Nhiều người dân tỏ ra hài lòng và cho rằng việc bỏ thiết quân luật là bước tiến mới để trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, theo báo chí Thái, cũng có nhiều ý kiến chỉ trích điều 44 thực chất “càng tăng thêm quyền lực cho chính quyền quân sự và hạn chế quyền công dân”. Bà Pawanrat Boonmaneeprasert, nhân viên Công ty bảo hiểm AIA tại Bangkok, nói với Thanh Niên: “Điều người dân cần nhất bây giờ là sớm tổ chức bầu cử dân chủ và công khai”.
Thủy Tiên
Video đang HOT
(VP Bangkok)
Theo Thanhnien
Thái Lan bỏ thiết quân luật, củng cố quyền lực quân đội
Các nhà phân tích cho rằng Thủ tướng Prayuth - cựu Tư lệnh Lục quân Thái Lan - còn được trao nhiều quyền lực hơn sau khi lệnh giới nghiêm được bãi bỏ.
Ngày 1/4, Hội đồng Trật tự và Hòa bình Thái Lan tuyên bố dỡ bỏ lệnh giới nghiêm được áp dụng ở vương quốc này gần một năm nay, nhưng lại thay thế nó bằng những sắc lệnh mới duy trì quyền lực của quân đội nước này theo một điều khoản trong bản hiến pháp tạm thời do họ soạn thảo.
Một thông báo trên kênh truyền hình quân sự của Thái Lan vào ngày hôm qua cho biết: "Kể từ nay, lệnh giới nghiêm sẽ hết hiệu lực trên toàn vương quốc, và sẽ được thay thế bằng các quy định theo điều 44 trong hiến pháp tạm thời".
Lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ trên toàn Thái Lan sau khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cho biết ông đã xin phép Quốc vương Bhumibol Adulyadej để thực hiện điều này.
Thủ tướng Prayuth từng là Tư lệnh Lục quân Thái Lan
Ông Prayuth từng là Tư lệnh Lục quân Thái Lan, người đã lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ của bà Yingluck Shinawatra hồi tháng 5 năm ngoái và sau đó được chỉ định làm Thủ tướng lâm thời trong thời gian chờ tổ chức tổng tuyển cử.
Hội đồng Trật tự và Hòa bình Thái Lan lên nắm quyền sau khi các tướng lĩnh quân đội thực hiện vụ đảo chính. Sau cuộc đảo chính, lệnh giới nghiêm đã được thiết lập trên toàn bộ vương quốc dù vấp phải phản ứng quyết liệt của nhiều nhóm hoạt động nhân quyền và người dân.
Theo lệnh giới nghiêm này, quân đội được quyền truy tố bất kỳ ai bị cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia và phỉ báng hoàng gia trước tòa án binh, và những người này không có quyền kháng cáo.
Mặc dù lệnh giới nghiêm đã được dỡ bỏ, song theo các sắc lệnh mới, người dân Thái Lan vẫn bị cấm tổ chức các cuộc tụ tập chính trị đông người và bị hạn chế một số quyền tự do khác bị coi là đe dọa đến "hòa bình và trật tự" của Thái Lan.
Thủ tướng Prayuth tuyên bố rằng các tòa án quân sự vẫn sẽ tiếp tục xét xử những người xâm phạm an ninh quốc gia sau khi lệnh giới nghiêm được bãi bỏ, nhưng bị cáo có quyền kháng cáo lên cấp cao hơn.
Người dân Thái Lan vẫn không được tụ tập từ 5 người trở lên dù lệnh giới nghiêm đã được dỡ bỏ
Ngoài ra, tuyên bố của Hội đồng Trật tự và Hòa bình Thái Lan còn nhấn mạnh rằng nhà chức trách nước này vẫn có quyền đình bản bất cứ tờ báo nào "gây sợ hãi hoặc bóp méo thông tin, tạo ra hiểu lầm" trong dân chúng.
Các nhà phân tích chính trị Thái Lan cho rằng Điều 44 trong bản hiến pháp tạm thời do Hội đồng Trật tự và Hòa bình Thái Lan soạn thảo thậm chí còn trao cho ông Prayuth nhiều quyền lực hơn là lệnh giới nghiêm.
Theo điều này, ông Prayuth có thể đơn phương ra các sắc lệnh đàn áp "bất cứ hành động nào gây nguy hại đến hòa bình, trật tự xã hội hay an ninh quốc gia, hoàng gia, nền kinh tế hay các sự vụ của chính quyền".
Hôm qua, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do ý kiến và ngôn luận, David Kaye, đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về Điều 44 trong hiến pháp tạm thời Thái Lan sau khi tuyên bố trên được đưa ra.
Theo Trí Dũng/BangkokPost
Dân Việt
Thái Lan dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật, tăng quyền cho Thủ tướng Nhà vua Thái Lan đã ban chiếu chỉ phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha trình lên trước đó, cho phép bãi bỏ tình trạng thiết quân luật đã được áp đặt gần một năm nay. Chiếu chỉ trên đã được Thủ tướng Prayuth công bố tối ngày 1-4 trên đài truyền hình quốc gia. Đồng thời, ông Prayuth đã công...