Tranh cãi quyết liệt trong phiên tòa Vinasun kiện Grab đòi bồi thường
Tại phiên tòa phúc thẩm sáng 10/3, cả Vinasun và Grab đều khẳng định giữ nguyên kháng cáo, không có yêu cầu hoà giải; các bên tranh cãi gay gắt.
Ngày 10/3, Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kiện đòi Công ty TNHH Grab (Grab) bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cả nguyên đơn và bị đơn đều giữ nguyên kháng cáo.
Ông Trương Đình Quý, đại diện Vinasun, cho rằng bản án sơ thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn là không có căn cứ. Theo ông, kết quả giám định của Công ty Cửu Long, các công ty môi giới chứng khoán từ năm 2016 xác định sự sụt giảm của Vinasun có liên quan tới Grab: “ Nếu Grab kinh doanh cùng ngành nghề với Vinasun thì sự sụt giảm của Viansun mới do các yếu tố khác. Còn ở đây Grab kinh doanh trái phép, khiến sự dịch chuyển ồ ạt khách hàng qua Grab, xe nằm bãi của Vinasun tăng lên“.
Ông Trương Đình Quý, đại diện Vinasun.
Ông Quý khẳng định, nếu không có sự thâm nhập của Grab, toàn bộ thiệt hại của Vinasun sẽ không xảy ra. Cụ thể, số lượng đầu xe gia tăng và các chương trình khuyến mãi mà Grab đưa ra khiến đầu xe của Vinasun sụt giảm.
Sau khi nghe tố cáo của đại diện Vinasun, chủ toạ phiên tòa cho biết bản án sơ thẩm xác định thiệt hại của Vinasun có do Grab gây ra. Tuy nhiên, về số tiền bồi thường, không phân định được thiệt hại bao nhiêu do Grab, bao nhiêu đến từ yếu tố khác.
Phản biện lại Vinasun, luật sư Đinh Tiến Dũng, người bảo vệ quyền lợi cho Grab, tuyên bố thẩm quyền giải quyết vụ này không thuộc về toà án mà thuộc về Bộ Giao thông Vận tải. Ông chỉ ra các điểm vi phạm tố tụng của cấp sơ thẩm: Không triệu tập Bộ Giao thông Vận tải; không triệu tập người giám định, người làm chứng; dựa vào báo cáo có nhiều sai phạm do công ty không đủ năng lực thực hiện…
“ Toà án xác định thiệt hại của Vinasun do Grab gây ra là không đúng, không xác định được thiệt hại của Vinasun có mối quan hệ nhân quả với hoạt động của Grab”, luật sư Dũng khẳng định.
Đại diện Grab cho biết, theo đề án 24, Grab kí hợp đồng với các hợp tác xã giao thông vận tải, cung cấp ứng dụng kết nối giữa các tài xế được hợp tác xã uỷ quyền với khách hàng. Grab được hưởng chiết khấu 20-25%. Trong mô hình này, không có ai điều xe, sự kết nối phụ thuộc vào lái xe và khách hàng thông qua giá cước.
Video đang HOT
Phiên tòa diễn ra căng thẳng giữa 2 bên.
Theo đề án 24, các hợp tác xã phải cung cấp cho Grab các cơ sở quyết định giá cước. Grab thu hộ cước phí, sau đó giao lại cho hợp tác xã và giữ lại phần chiết khấu. Grab cho biết việc mua bảo hiểm cho tài xế là quyết định đầu tư khoản tiền để đảm bảo sự an toàn cho đối tác và tăng sự tín nhiệm của người dùng.
Về việc Grab là đơn vị kết nối nhưng lại đưa ra quảng cáo, khuyến mãi, vị đại diện này cho rằng đây là chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu để người dân biết đến nền tảng mới này.
“ Các sở ban ngành chưa ai xác định, chứng minh Grab làm sai“, luật sư Dũng nói.
Trước năm 2016, toàn thành phố có gần 300 xe đăng ký phù hiệu hợp đồng, đến cuối năm 2017 là 23.000 xe.
Tháng 6/2017, Vinasun có trên 1,1 triệu cuốc xe, Grab trên 2 triệu cuốc. Điều này cho thấy lượng xe Grab không ngừng tăng. Ngược lại, xe Vinasun nằm bãi nhiều. thiệt hại 4,8 tỷ đồng, giảm thị trường kinh doanh 81 tỷ đồng. Tổng cộng Vinasun thiệt hại trên 85 tỷ đồng.
Theo tòa, từ khi vào Việt Nam, Grab có nhiều ảnh hưởng dẫn đến thiệt hại của Vinasun. Nhưng nguyên đơn không xác định tách bạch phần thiệt hại nào do Grab gây ra. Vì vậy, tòa không chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường của Vinasun, chỉ chấp nhận phần thiệt hại hơn 4,8 tỷ đồng do xe nằm bãi.
MINH ANH
Theo vtc.vn
Vinasun quyết đòi Grab bồi thường thêm hơn 41 tỷ đồng trong phiên tòa phúc thẩm
Cùng kháng cáo án sơ thẩm, Vinasun giữ quan điểm đòi Grab bồi thường hơn 41 tỷ đồng, còn Grab cho rằng TAND TP.HCM không có đủ thẩm quyền xét xử vụ án.
Sáng 10/3, Tòa án nhân dân (TAND) Cấp cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và công ty TNHH Grab (Grab), theo kháng nghị Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao và kháng cáo của cả nguyên và bị đơn.
Vinasun khởi kiện Grab có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá... gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống và yêu cầu phải bồi thường 41,2 tỷ đồng cho Vinasun.
Ông Trương Đình Quý, Phó tổng giám đốc Vinasun.
Tại phiên sơ thẩm cuối 12/2018, TAND TP.HCM chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Vinasun, tuyên buộc Grab bồi thường cho nguyên đơn hơn 4,8 tỷ.
Ngay sau đó, cả Vinasun và Grab kháng cáo. Vinasun yêu cầu Tòa cấp phúc thẩm buộc Grab phải bồi thường 36,3 tỷ đồng còn lại cho doanh nghiệp này.
Phía Grab thì cho rằng TAND TP không có thẩm quyền xét xử vụ án, đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án hoặc nếu không đình chỉ thì cần sửa bản án sơ thẩm hoặc hủy bán án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND TP giải quyết lại.
Tiếp đó,VKSND Cấp cao có kháng nghị, đề nghị TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm theo hướng sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.
Đại diện Grab.
Theo kháng nghị, VKSND Cấp cao nhận thấy, theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là phải có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại xảy ra, có mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, hành vi gây thiệt hại phải có lỗi.
Trên cơ sở tài liệu vụ án và kết quả tranh tụng tại tòa, có đủ cơ sở xác định Grab là đơn vị vận chuyển hành khách có thẩm quyền của Nhà nước cho phép dựa theo Đề án 24 của Bộ Giao thông Vận tải; hoạt động kinh doanh của Grab không vi phạm pháp luật. Bản án sơ thẩm nhận định Grab vi phạm Đề án 24 và Nghị định 86 là không có cơ sở.
Ngoài ra, VKSND Cấp cao tại TP.HCM còn chỉ ra việc Tòa sơ thẩm căn cứ vào giám định thiệt hại của công ty Cửu Long xác định khoản thiệt hại thực tế của Vinasun là phiến diện, không có cơ sở thực tiễn và pháp lý.
Theo VKSND Cấp cao, thực chất việc sụt giảm doanh thu của Vinasun liên quan rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: Năng lực quản trị doanh nghiệp của Vinasun, chính sách pháp luật của Nhà nước, tình hình thị trường, sự cạnh tranh của nhiều loại hình phương tiện kinh doanh vận tải khác, sự thay đổi nhu cầu của hành khách...Tất cả những vấn đề này chưa được đề cập trong kết luận giám định.
Do đó, việc Vinasun cho rằng Grab gây thiệt hại cho mình và đòi bồi thường là hoàn toàn không có căn cứ.
Theo VKSND Cấp cao, việc doanh thu sụt giảm của Vinsun (nếu có) có phần do người tiêu dùng lựa chọn Grab do ưu thế so với Vinasun cũng như các hãng taxi truyền thống khác.
Việc các tài xế Grab bị xử phạt cũng như những hạn chế của doanh nghiệp này khi hoạt động tại Việt Nam (nếu có) không phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho Vinasun. Vì vậy, VKSND Cấp cao nhận định, không thể bắt Grab phải bồi thường cho Vinasun.
Nguồn: Vietnamnet
Nam sinh vay nặng lãi, đi cướp tài xế Grab để trả nợ Tại cơ quan Công an, Tùng khai do thiếu nợ 10 triệu tiền vay nặng lãi, nên đã đi cướp để lấy tiền trả nợ. Ngày 25-12, Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, đơn vị đã tạm giữ hình sự Lê Thanh Tùng (SN 2000, trú TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) để điều tra về hành vi Cướp tài sản....