Tranh cãi quanh vụ giám đốc bị cướp nhưng… không báo công an
Ông Lê Hoàng Phong (Giám đốc Xí nghiệp Điện nước huyện Chợ Mới, An Giang) đang chạy xe tay ga trên đường thì bị hai người đàn ông chặn cướp xe. Sau đó ông Phong về nhà mà không trình báo sự việc với cơ quan công an.
Như đã thông tin đối tượng cướp đem xe của ông Phong lên Đồng Nai để bán nhưng không xong. Cuối tháng 4, đối tượng đem xe về nhà ở Chợ Mới để chờ bán. Thấy xe lạ, cha ruột của đối tượng đã gặng hỏi rồi trình báo công an. Sau khi tiếp nhận thông tin, công an huyện tiến hành điều tra, tạm giữ hai đối tượng cướp xe, thông báo tìm nạn nhân và phát hiện ra người bị hại là ông Phong.
Trả lời báo chí, ông Trương Trung Lập, Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, cho biết có thể ông Phong bị kỷ luật về việc… bị cướp mà không báo công an. Vì sau khi công an huyện hoàn thành hồ sơ vụ án và có kiến nghị với UBND huyện thì cơ quan này sẽ căn cứ vào quy định pháp luật, quy định về tổ chức Đảng sẽ xem xét việc có kỷ luật ông Phong hay không.
Vậy trường hợp nếu bạn bị cướp giống như ông Phong thì có nghĩa vụ phải trình báo công an hay không. Pháp luật TP.HCM giới thiệu các ý kiến của chuyên gia pháp lý về trường hợp này.
Xí nghiệp Điện nước huyện Chợ Mới.
Phải khai báo, nếu không sẽ bị phê bình xử lý
Một kiểm sát viên tại TP.HCM (đề nghị không ghi tên) và LS Nguyễn Thành Công (Đoàn LS TP.HCM) cho rằng, là cán bộ nhà nước thì phải có tinh thần trách nhiệm tố giác tội phạm.
Hai ông cho rằng theo quy định của BLHS thì người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Không tố giác tội phạm là hành vi của một người biết rõ một tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi của ông Phong là biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313, BLHS đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền. Việc này xét ở một phương diện nào là tiếp tay tiếp gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn của địa phương.
Video đang HOT
Do không có thông tin trình báo nên công an đã không kịp triển khai truy bắt tội phạm cũng như nắm bắt tình hình tội phạm để có biện pháp đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự cho người dân trên địa bàn quản lý.
Mặt khác, ông Phong là cán bộ, lãnh đạo tại địa phương cần có tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng chống tội phạm. Nhưng ông Phong lại không tố giác tội phạm là cần phải phê bình, xử lý…
Không cần trình báo
LS Ngô Đình Hoàng (Đoàn LS TP.HCM) nói: “Cái xe máy là sở hữu của ông Phong thì việc trình báo, tố cáo là quyền của ông Phong chứ không phải nghĩa vụ. Ông Phong có nghĩa vụ trình báo, hoặc tố cáo trong trường hợp tài sản mà tổ chức, cá nhân khác giao cho ông quản lý mà ông làm hư hỏng, mất mát hay bị cướp”.
Tuy không có nghĩa vụ trình báo hay tố cáo nhưng ông Phong có nghĩa vụ tường trình và kê khai một cách trung thực và đầy đủ những gì mình biết có liên quan khi vụ việc đã bị phát hiện và cơ quan chức năng tiến hành các biện pháp tố tụng cần thiết để giải quyết vụ việc.
Chỉ sau khi vụ việc được phát hiện, cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố vụ án và có yêu cầu ông Phong hợp tác làm sáng tỏ vụ án mà ông Phong vẫn che giấu những gì mình biết, không hợp tác…gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vụ án thì mới xem xét đến trách nhiệm của ông Phong.
Tóm lại chỉ vì lý do không trình báo, không tố cáo việc ông Phong bị cướp tài sản của chính bản thân ông Phong thì không có cơ sở để xem xét trách nhiệm hay kỷ luật hành chính ông Phong được.
Khi nào có dấu hiệu hình sự?
LS Nguyễn Hữu Phúc (Đoàn LS TP.HCM) cho rằng, cần xét ở hai tình huống.
Trường hợp thứ nhất, ông Phong đang đi trên đường mà bị hai người lạ chặn lại lấy xe, thì chưa thể kết luận ngay là ông đã biết rõ là có tội phạm cướp tài sản được. Việc có hai người lạ chặn lấy xe ông đúng là đã xảy ra một hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản rồi. Nhưng việc xác định hành vị chiếm đoạt tài sản ấy thuộc tội danh gì trong BLHS thì người dân không thể biết và pháp luật cũng không quy định công dân có trách nhiệm phải biết.
Hành vi bị chiếm đoạt tài sản như trường hợp của ông Phong như trên thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu quy định tại chương XIV BLHS. Điều 314 BLHS xác định phạm tội “không tố giác” nếu biết rõ mà không tố giác các tội phạm quy định tại Điều 313 BLHS. Trong nhóm bốn tội xâm phạm sở hữu tài sản thì chỉ có tội cướp tài sản là tội phạm bắt buộc người nào biết rõ thì phải tố giác theo quy định trong Điều 313 BLHS. Nên nếu hành vi đoạt xe mà chỉ có dấu hiệu của các tội: Cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt tài sản, thì việc không tố giác cũng không vi phạm pháp luật hình sự.
Việc xác định hành vi lấy xe là tội danh gì là thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Chỉ sau quá trình điều tra đầy đủ theo những quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì mới có căn cứ pháp lý xác định nó là tội danh nào. Vì thế không có căn cứ để xử lý ông Phong tội không tố giác khi mà ở thời điểm sự việc xảy ra chính ông cũng không thể nào phân biệt được đó là tội danh gì.
Trường hợp thứ hai, nếu cho đến thời điểm cơ quan tố tụng điều tra sự việc rồi mà ông Phong vẫn không hợp tác với cơ quan tố tụng, cố tình khai báo sai sự thật, che giấu với mục đích cố ý không tố giác tội phạm thì mới có thể rơi vào diện biết rõ mà không tố giác tội phạm.
Mặt khác, BLHS quy định về nguyên tắc xử lý hành vi phạm tội, tại khoản 3 Điều 3 BLHS quy định: Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
Trường hợp ông Phong bị đoạt xe, không tố giác nếu hành vi chiếm đoạt này bị kết luận là tội phạm cướp tài sản, thì nếu với nhân thân lần đầu phạm tội không tố giác tội phạm theo Điều 314 BLHS là tội ít nghiêm trọng, thì có thể chỉ bị xử phạt cảnh cáo là đủ trong việc đấu tranh phòng ngửa và chống tội phạm.
Theo Hoàng Yến (Pháp luật TP.HCM)
TP.HCM: Bắt tên cướp nhiễm HIV mang 2 tiền án
Sau khi bắt xe ôm ở trung tâm thành phố, Trung tìm cách dàn cảnh "dụ" tài xế đưa ra vùng ven rồi tấn công để cướp tài sản và sau đó bỏ trốn. Bị công an truy lùng, Trung lẩn trốn nhiều nơi nhưng cuối cùng sa lưới công an.
Ngày 30.4, Đội Hình sự đặc nhiệm hướng Nam, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45), Công an TP.HCM cho biết, vừa bàn giao Nguyễn Quốc Trung (thường gọi là "Tý mủ", SN: 1988, ngụ tỉnh Cà Mau, tạm trú quận 8) bàn giao cho Công an huyện Bình Chánh để xử lý về hành vi "Cướp tài sản".
Đối tượng Trung.
Theo điều tra, Trung nghiện ma túy nặng, nhiễm HIV với 2 tiền án cướp giật và trộm cắp tài sản, sống lang thang ở quận 4. Do cần tiền mua ma túy để sử dụng và tiêu xài cá nhân nên Trung nảy sinh ý định cướp tài sản.
Khoảng 18h ngày 6.3, Trung đi bộ ra đường Bến Vân Đồn, quận 4, thấy anh Huỳnh Trọng Nam (SN 1988, chuyên chạy xe ôm) đang chờ đón khách, Trung thuê anh Nam chở qua quận 7.
Trong quá trình di chuyển, Trung liên tục đề nghị anh Nam chở qua nhiều tuyến đường tại các quận: 4, 7, 8... Do lúc ấy trên đường có nhiều người nên Trung không thực hiện được ý đồ, bèn bảo anh Nam chở qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.
Tang vật công an thu giữ.
Khoảng 3h ngày 7.3, anh Nam nghi ngờ nên dừng xe tại bãi đất trống xã Tân Kiên, yêu cầu Trung thanh toán tiền xe. Lúc này, Trung hiện rõ là 1 tên cướp, dùng nón bảo hiểm đánh liên tục khiến anh Nam gục tại chỗ.
Sau đó, Trung lục lấy ĐTDĐ và lấy xe máy BKS: 54Z4-6968 tẩu thoát. Anh Nam tỉnh dậy đã đến Công an địa phương trình báo.
Tuy nhiên, Trung là đối tượng sống lang thang nên việc truy bắt Trung hết sức khó khăn. Nhiều lần trinh sát bố trí lực lượng tại nhiều tỉnh thành: Hà Nội, Đắc Nông, Bình Dương, Bình Phước... đón lõng để bắt nhưng Trung đều tẩu thoát.
Mới đây, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công xác định Trung trên đường về quê tại Cà Mau, tổ trinh sát Đội Hình sự đặc nhiệm hướng Nam - Phòng PC45 có mặt phối hợp Công an huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bắt gọn Trung, thu hồi các tài sản do Trung cướp đoạt.
Theo Danviet
Liên tiếp hai vụ cướp cùng thủ đoạn tại tiệm vàng Nghi phạm đều là nam giới, thủ đoạn vờ mua hàng rồi cướp bỏ chạy, đều đi xe Exciter. Chị Lê Thị Cân (39 tuổi, chủ tiệm vàng Thuận Thảo, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết khoang 18h30 ngay 27/4, môt thanh niên đội mũ bảo hiểm, bịt khẩu trang y tế vờ vào hỏi xem hàng đa...