Tranh cãi quanh tin con trai ông Gaddafi đã chết
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO) cho biết họ cũng chưa thể khẳng định có phải con trai của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi là Khamis đã chết trong cuộc không kích của lực lượng này hôm 4/8 hay không.
Nhiều người dân Libya vẫn thần tượng ông Gaddafi và những người con trai (Nguồn: Independent)
“Chúng tôi không có thông tin nào để xác nhận sự việc này,” người phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao NATO Christine Fages cho biết, sau khi lực lượng nổi dậy ở Libya phao tin cuộc tấn công của NATO vào trung tâm thị trấn Zliten đã khiến 32 người tổng cộng thiệt mạng, trong đó có cả Khamis.
Người phát ngôn lực lượng nổi dậy Mohammed Zawawi cho biết thông tin trên dẫn lại từ nguồn tin tình báo, thu được từ các cuộc điện đàm trong lực lượng của ông Gaddafi. Tuy nhiên, cho đến giờ vẫn chưa có nguồn tin độc lập nào xác nhận cái chết của Khamis, trong khi những tin đồn dạng này vốn đã xuất hiện quá nhiều lần trong suốt cuộc chiến đã kéo dài 5 tháng tại Libya.
Video đang HOT
Nếu như Khamis được khẳng định rằng đã chết thì đó sẽ là một đòn đau giáng vào quân đội cũng như chính thể của ông Gaddafi. Bởi người con trai 28 tuổi của nhà lãnh đạo này – từng được huấn luyện tại Nga, đang chỉ huy một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất của chính quyền Libya là Lữ đoàn 32.
Tại thời điểm bị NATO oanh kích thì lữ đoàn này đang mở các đợt tấn công nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố Zlitan từ tay lực lượng chống chính phủ.
Chính quyền Libya sau đó cũng đã bác bỏ thông tin nói Khamis đã bị chết, cho rằng đó là “những lời bịa đặt bẩn thỉu nhằm che đậy hành vi giết hại dân thường.”
Cho đến nay, chính quyền Libya mới chỉ xác nhận cái chết của Saif al-Arab Gaddafi, thiệt mạng trong vụ không kích của NATO vào dinh thự của ông Gaddafi hôm 30/4. Vụ không kích này cũng đã khiến ba người cháu của ông Gaddafi thiệt mạng.
Sau đó, chính quyền Libya cũng đã tổ chức lễ tang trọng thể cho Saif al-Arab, nhưng không có sự tham dự của ông Gaddafi, làm dấy lên những tin đồn rằng nhà lãnh đạo này có thể cũng đã chết trong cuộc không kích nói trên.
Tuy nhiên, sau đấy thì ông Gaddafi vẫn tiếp tục nhiều lần xuất hiện trên truyền hình và thề sẽ “chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.”
Ông Gaddafi có 2 vợ và 8 người con, gồm 7 trai và 1 gái. Trong số này chỉ có Mohammed là con của ông với người vợ đầu, nhưng chỉ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Olympic Libya.
Con trai lớn của ông với người vợ hai (Safia, bà này vốn có gốc gác Hungary), Seif al-Islam mới được coi là người kế vị cha. Nhưng Seif al-Islam lại có tư tưởng cải cách, từng lên tiếng khuyên ông Gaddafi nên rời bỏ quyền lực.
Hai người em của Seif al-Islam là Mustassim Billah và Khamis cũng nắm giữ những vai trò quan trọng trong chính quyền của ông Gaddafi, trong đó Mustassim Billah – cố vấn an ninh quốc gia, được cho là ngấm ngầm cạnh tranh với anh trai mình.
Theo TTXVN
NATO ném bom cơ sở y tế ở Libya, 8 người chết
Chính phủ Libya ngày 25/7 tố cáo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sáng cùng ngày đã không kích vào một phòng khám y tế và các nhà kho lương thực tại thành phố Dlitan ở phía Đông thủ đô Tripoli, làm 8 người thiệt mạng.
Phòng khám y tế ở Libya bị phá hủy sau trận không kích. (Nguồn: AP)
Theo chính quyền Tripoli, NATO đã không kích một phòng khám y tế tại thành phố Dlitan vào 8 giờ sáng (giờ địa phương), là thời điểm nhân viên đã đến cơ sở làm việc.
Các nhà báo nước ngoài được đưa đến hiện trường xác nhận vụ tấn công đã phá hủy hoàn toàn khu nhà có hình trăng lưỡi liềm bên ngoài, trong khi dưới đất ngổn ngang các thiết bị y tế như găng tay, bình ôxy, thuốc chữa bệnh...
Trước đó cùng ngày, các vụ tấn công của NATO vào thành phố này cũng khiến ba nhà kho lương thực bị trúng bom, gây hư hại nặng và bốc cháy. Nhiều người dân địa phương khẳng định các nhà kho nói trên dự trữ lương thực, thực phẩm và không có căn cứ quân sự nào gần đó.
Các phóng viên nước ngoài cũng chứng kiến một trường học và một nhà thờ bị hư hại ở khu vực bên cạnh, trong khi chính quyền địa phương cho biết pháo từ các tàu chiến của NATO đậu ở ngoài biển vẫn đang bắn vào thành phố này.
Tuy nhiên, NATO đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời cho biết lực lượng này chỉ tấn công một số cơ sở quân sự ở thành phố Dlitan.
Phát biểu trước báo giới tại Washington, Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Michael Mullen ngày 25/7 lần đầu tiên thừa nhận chiến dịch không kích của NATO vào Libya đang "bế tắc."
Tuy nhiên, Đô đốc Mulen vẫn lạc quan về tương lai của chiến dịch, đồng thời nhấn mạnh các cuộc không kích của NATO đã làm suy yếu sức mạnh của lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Đô đốc Mulen cũng cho biết Mỹ chưa có quyết định trang bị vũ khí cho Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) đối lập ở Libya.
Trong khi đó, chiến sự ở các mặt trận chính tại Libya vẫn ở thế giằng co. Lực lượng đối lập cho biết các tay súng trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi đã bắn pháo vào thành phố Misrata, làm cháy các cơ sở sản xuất khí đốt và xăng dầu tại đây.
Binh sỹ của Chính phủ Libya ngày 23/7 cũng đã mở các đợt tấn công vào vùng sa mạc phía Tây khu vực Gualish, vị trí mà các tay súng chống đối sử dụng làm bàn đạp tấn công các vị trí bảo vệ thủ đô Tripoli.
Lực lượng đối lập, với trang bị hỏa lực mạnh và sự hỗ trợ của các chiến đấu cơ của NATO, đã đẩy lùi các cuộc tấn công này.
Trong khi đó, tại thành phố chiến lược Brega, lực lượng đối lập thừa nhận đang tiến quân rất chậm do vướng phải bãi mìn dày đặc và sức kháng cự của khoảng 1.000 tay súng trung thành với ông Gaddafi ở thành phố này. Trước đó, lực lượng đối lập nhiều lần tuyên bố đã làm chủ hoàn toàn thành phố này./.
Theo TTXVN
Nga khẩn cấp gửi thêm máy bay tới Libya Hôm qua (7/7), Bộ Tình huống khẩn cấp Nga đã điều thêm một máy bay nhân đạo đến Libya. Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Vào lúc 9h01 phút sáng qua (7/7), một máy bay Il-76 của Bộ Tình huống Khẩn cấp Nga đã cất cánh từ sân bay Ramenskoye thuộc Moscow đế bay tới Tripoli. Chuyến bay này...