Tranh cãi quanh dự luật cho dùng súng ‘thả cửa’ của Brazil
Nếu được thông qua, dự luật về cấp phép mua súng mới ở Brazil sẽ có nguy cơ biến nước này thành “miền Tây hoang dã” với những vụ đấu súng liên miên…
Brazil là nơi có tỉ lệ các vụ chết người do súng cao nhất thế giới – Ảnh: AFP
Kịch bản “miền Tây hoang dã”, ám chỉ miền viễn Tây nước Mỹ thế kỷ XIX, rất có thể sẽ là những gì người Brazil phải trải qua nếu dự luật mới về việc sở hữu súng ở nước này được thông qua, AFP ngày 30.10 dẫn lời một nhà phê bình cho biết.
Mở rộng đối tượng được sử dụng súng
Một dự luật về việc nới lỏng các giới hạn sở hữu súng của người dân Brazil hiện đã được phê duyệt, và sẽ chuyển đến Hạ viện Quốc hội vào tháng 11.2015. Theo đó, bất cứ ai trên 21 tuổi đều được phép mua tối đa… 9 khẩu súng mỗi năm, và mỗi tháng được mua 50 viên đạn, theo AFP. Các đối tượng được mua súng đáng chú ý sẽ bao gồm cả những người bị buộc tội, thậm chí bị kết án với điều kiện không phạm những bản án nghiêm trọng.
Những viên chức nhà nước, nhân vật của công chúng từ thanh tra chính phủ đến chính trị gia đều sẽ được trao quyền mang súng. Ngoài ra, những đối tượng công dân thường xuyên hiện diện ở nơi công cộng như tài xế taxi cũng sẽ được sở hữu vũ khí này.
Video đang HOT
Hiện nay, luật Brazil quy định chỉ bán súng đạn cho những người có giấy phép, và loại giấy phép này chỉ cấp cho từng đối tượng với từng trường hợp nhất định. Luật hiện hành này đã tồn tại từ năm 2003 đến nay.
Nên hay không nên?
Brazil là một trong những nơi có tỉ lệ giết người cao nhất thế giới, với khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến súng ống mỗi năm, theo AFP. Chính vì vậy, việc nới lỏng quyền sở hữu súng đang tạo ra tranh cãi lớn.
Ở một nơi vốn dĩ đã có nhiều cái chết liên quan tới việc sở hữu và sử dụng súng, việc nới lỏng diện sở hữu súng khiến nhiều người tự hỏi là nên hay không nên? – Ảnh: AFP
Những người ủng hộ dự luật này cho rằng việc được mua súng nhiều hơn sẽ giúp họ tăng khả năng tự vệ, nhất là khi đang sống ở một nước tràn ngập bạo lực và những cuộc đối đầu giữa các băng nhóm, tội phạm ma túy với cảnh sát, theo AFP.
“Đề xuất của chúng tôi là đảm bảo quyền tự vệ tốt đẹp của công dân”, người soạn thảo dự luật, ông Laudivio Carvalho của đảng Phong trào dân chủ Brazil (PMDB) nói.
Nghị sĩ Joao Rodrigues, thành viên đảng Dân chủ Xã hội Brazil cũng bày tỏ sự ủng hộ về việc để người dân tự bảo vệ, bởi “chính phủ đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ” trong công tác ngăn chặn bạo lực và tội phạm.
Mặc dù vậy theo hướng ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng việc tăng lượng người sở hữu vũ khí chỉ khiến Brazil thêm bạo loạn. Nói như ông Ivan Valente, nghị sĩ đảng cánh tả Chủ nghĩa xã hội và tự do (PSOL), thì dự luật mới này sẽ đưa Brazil “trở lại với miền Tây hoang dã” của Mỹ. Bên phản đối lập luận rằng để ngăn chặn bạo lực và cái chết, việc trang bị vũ khí là giải pháp tồi.
“Vũ khí là đồng minh tuyệt vời cho những kẻ tấn công, nhưng là kẻ thù ghê gớm nhất đối với người tự vệ”, Ivan Marques, giám đốc Viện nghiên cứu về bạo lực Sou da Paz nói.
Jose Mariano Beltrame, người đứng đầu bộ phận an ninh của bang Rio de Janeiro, thì khẳng định: “Chúng ta phải tước vũ khí của mọi người, chứ không phải vũ trang cho họ”.
Tại Brazil, chế tạo vũ khí là một ngành kinh doanh tương đối phát đạt. Một nghiên cứu từ 14.000 món vũ khí bị tịch thu trong giai đoạn 2013 – 2014 cho thấy có tới 86% được sản xuất ở Brazil, AFP dẫn lời ông Marques.
“Những món vũ khí dùng để cướp của, giết người ở Brazil đều là hàng trong nước; và ở hầu hết trường hợp, ban đầu chúng đều được mua với lý do tự vệ”, ông Marques nói thêm.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tổng thống Mỹ kêu gọi thông qua Dự luật cải cách cơ chế buôn bán và sở hữu súng đạn
Sự việc sát hại hai nhà báo của Đài CBS khiến Tổng thống Mỹ một lần nữa nhắc lại lời kêu gọi Quốc hội thông qua Dự luật cải cách cơ chế buôn bán và sở hữu súng đạn.
Vụ sát hại hai nhà báo của đài CBS, Mỹ ngày hôm qua (26/8) đã gây chấn động nước Mỹ, đất nước được cho là có số người sử dụng súng đạn nhiều nhất thế giới. Một lần nữa, vấn đề kiểm soát súng đạn tại Mỹ lại được đưa ra tranh cãi.
Nghi can sát hại 2 nhà báo của đài CBS, Mỹ đã chết trong bệnh viện do tự sát bằng cách bắn bị thương chính mình sau khi bị cảnh sát truy đuổi. Nghi can này tên là Vester Flanagan, 41 tuổi và là người da màu. Cùng trong ngày 26/8, tên này đã bắn chết nữ phóng viên Alison Parker và quay phim Adam Ward khi hai nhà báo này đang thực hiện một chương trình phát sóng trực tiếp. Do cuộc phỏng vấn được truyền hình trực tiếp nên toàn bộ cảnh tượng đã được máy quay ghi lại, cùng với nhiều tiếng la hét thất thanh trước khi anh Adam và máy quay đổ xuống.
Sự việc khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa nhắc lại lời kêu gọi quốc hội thông Dự luật cải cách cơ chế buôn bán và sở hữu súng đạn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu: "Những gì mà chúng ta thấy là số công dân Mỹ thiệt mạng trong các vụ nổ súng bạo lực cao hơn so với con số tử vong trong các cuộc tấn công khủng bố. Chúng ta sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ USD để ngăn chặn các hoạt động khủng bố. Vậy mà chúng ta lại không sẵn sàng cho việc siết chặt các biện pháp an toàn súng đạn mà có thể cứu được mạng sống của nhiều người".
Với 310 triệu khẩu súng đang lưu hành trên thị trường, Mỹ là một trong những quốc gia sử dụng vũ khí nhiều nhất trên thế giới. Súng đạn hiện được xếp thứ 13 trong danh mục các nguồn gốc dẫn tới chết người nhiều nhất hàng năm ở Mỹ.
Theo_VTV
Đi Philippines, coi chừng bị nhét đạn vào hành lý ở sân bay Các dân biểu Philippines đang giận dữ kêu gọi điều tra vụ gian lận nhét viên đạn vào hành lý hành khách ở sân bay tại thủ đô Manila trước khi kiểm tra an ninh, sau đó bắt hành khách phải đóng tiền phạt. Chó nghiêp vụ kiểm tra hành lý tại Sân bay quốc tế Ninoy Aquino - Ảnh: Reuters Thời gian...