Tranh cãi quanh di sản vừa được công nhận của Nhật Bản
UNESCO vừa quyết định công nhận di sản thế giới đối với 23 khu công nghiệp cũ của Nhật Bản sau khi Tokyo thừa nhận việc ngược đãi các lao động nước ngoài trong thời Thế chiến thứ 2 tại các khu công nghiệp này, nhưng không chấp nhận bồi thường cho các nạn nhân.
‘Đảo Tàu chiến’ của Nhật vừa được công nhận di sản thế giới – Ảnh: AFP
Người dân Nhật Bản hôm nay 6.7 ăn mừng sự kiện UNESCO công nhận quần thể di tích, trong đó có Gunkanjima hay còn gọi là Đảo Tàu chiến của nước này, là di sản thế giới.
Đảo Tàu chiến nằm ở tỉnh Nagasaki, phía nam Nhật Bản là quần thể khu công nghiệp bao gồm mỏ than, bến tàu được Tokyo cho là đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đưa Nhật Bản trở thành nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như ngày nay.
Tuy nhiên, khu công nghiệp được hình thành từ những năm 1940 này đồng thời là nơi hàng chục ngàn lao động Hàn Quốc và Trung Quốc bị đưa đến đây vào những năm Nhật Bản xâm chiếm 2 nước láng giềng này thời Thế chiến thứ 2. Những lao động này bị coi là tù nhân, bị bắt làm việc trong điều kiện tồi tệ như nô lệ. Nhiều người trong số này đã chết, một số còn sống đang kiện chính phủ và các công ty Nhật Bản phải bồi thường.
Video đang HOT
Hàn Quốc ngay từ đầu phản đối Nhật Bản nộp hồ sơ yêu cầu UNESCO xem xét để công nhận di sản đối với khu công nghiệp cũ này; Seoul đồng thời yêu cầu Tokyo phải công nhận đã ngược đãi lao động Hàn Quốc. Hội đồng gồm 21 nước thành viên của UNESCO xem xét hồ sơ của Nhật Bản đã trì hoãn ra quyết định cho đến ngày 5.7 nhằm tạo điều kiện cho Tokyo và Seoul tự thương lượng, theo tờ The Guardian (Anh).
Nhật Bản tuyên bố thừa nhận có sự ngược đãi đối với lao động nước ngoài trước khi UNESCO quyết định công nhận di sản thế giới đối với khu công nghiệp này. Tuy nhiên, Tokyo không chấp nhận bồi thường cho những nạn nhân từng làm việc tại đây, The Guardian cho hay.
Về phía Trung Quốc, đại sứ nước này tại UNESCO, bà Zhang Xiuquin phát biểu: “Nhật Bản vẫn chưa đưa ra cách giải quyết đầy đủ đối với tất cả những vấn đề liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức”, Tân Hoa xã cho biết. Bà Zhang kêu gọi Nhật Bản phải đảm bảo rằng “những đau khổ của từng cá nhân phải được nhớ đến, và danh dự của họ phải được xem xét công bằng”.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhật Bản tính chuyện xin lỗi Hàn Quốc về vấn đề nô lệ tình dục
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét đưa ra một lời xin lỗi khác đối với Hàn Quốc trong vấn đề "nô lệ tình dục", vướng mắc tồn tại từ thời Thế chiến 2 và gây bất đồng sâu sắc giữa 2 nước, hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin từ báo Mỹ cho hay.
Phụ nữ Hàn Quốc mang hình các nạn nhân trong vụ "nô lệ tình dục" - Ảnh: Reuters
Chính phủ hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đang có những cuộc họp kín để bàn cách xin lỗi sao cho không làm mất mặt Tokyo, và ngược lại,Seoul phải chấm dứt việc chỉ trích người Nhật và không dựa vào đó để kiện chính phủ Nhật Bản.
Yonhap trích nguồn tin từ tờ Washington Post (Mỹ) cho biết Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cố gắng đạt được thống nhất trong cách giải quyết vấn đề "nô lệ tình dục" trước chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vào hạ tuần tháng 6 hoặc trước sự kiện 50 năm bình thường hóa quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Washington Post cũng dẫn lời quan chức Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết cuộc đàm phán đang có tiến triển, nhưng vẫn chưa thể đi đến thống nhất.
Nhật Bản sẽ nói thẳng đến "phụ nữ giải trí" thay vì chỉ thể hiện sự ân hận của Thủ tướng Shinzo Abe đối với vấn đề "buôn người", tờ báo Mỹ viết. "Phụ nữ giải trí" là cách nói khác ám chỉ việc phụ nữ Hàn Quốc phải làm nô lệ tình dục phục vụ lính Nhật trong thời gian Nhật Bản xâm chiếm bán đảo Triều Tiên.
"Nhiều dự đoán cho rằng ông Abe sẽ hành động cá nhân, chẳng hạn viết thư (xin lỗi) về vụ "phụ nữ giải trí" . Ngược lại, Nhật Bản muốn chắc chắn không bị kiện", Washington Post viết.
Tuy nhiên, cả Tokyo và Seoul đều chưa lên tiếng xác nhận vụ việc này.
Các nhà sử học ước đoán có đến 200.000 phụ nữ, phần lớn ở Hàn Quốc, nơi Nhật Bản đô hộ từ năm 1910 đến 1945, bị ép làm việc trong các nhà thổ và phục vụ cho lính Nhật, theo Yonhap. Tuy nhiên, Nhật Bản luôn tránh né đề cập cũng như thừa nhận tội ác này.
Thủ tướng Abe từng hứng chịu những đợt chỉ trích trong chuyến viếng thăm Mỹ hồi tháng 4 qua vì từ chối nói lời xin lỗi đối với những tội ác mà quân đội Nhật Bản gây ra cho các nước châu Á trong Thế chiến 2.
Nô lệ tình dục là "cái gai lớn" trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc. Người Hàn Quốc và Nhật Bản ghét nhau vì Nhật Bản từ chối xin lỗi, trong khi người Hàn Quốc không ngừng mang vấn đề này ra chỉ trích người Nhật Bản.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Phòng tuyến Đức quốc xã bỏ hoang sau Thế chiến 2 70 năm sau Thế chiến 2, phòng tuyến Đức quốc xã có thể thấy qua những tấm hình giá trị của nhiếp ảnh gia Jonathan Andrews. Vao ngay 8/5/1945, quân Đông minh đa chinh thưc châp nhân văn kiên đâu hang vô điêu kiên cua Đưc Quôc xa, kêt thuc Thê chiên II tai châu Âu. 70 năm sau, nhiêp anh gia Jonathan...