Tranh cãi nảy lửa xoay quanh clip hướng dẫn làm gỏi cuốn của trang NBC: “Rõ ràng là một sự xúc phạm với bánh tráng!”
Nhiều người còn cho rằng, đây hoàn toàn không phải món gỏi cuốn trong khi một số khác nói rằng đây là chiếc gỏi xấu xí nhất mà họ từng thấy trong đời.
Mới đây, một clip dạy làm món gỏi cuốn trên trang nbcsandiego và fanpage NBC 7 San Diego đã gây ra rất nhiều ý kiến tranh cãi, trong đó được chú ý hơn hẳn chính là sự bức xúc của nhiều người về cách làm món ăn này.
Cụ thể, đoạn clip với tiêu đề “Công thức 8 phút: Cách làm món gỏi cuốn lấy cảm hứng từ châu Á” hướng dẫn cách làm nhanh món gỏi cuốn chay được cho là lấy cảm hứng từ ẩm thực châu Á. Các nguyên liệu được sử dụng bao gồm bánh tráng nhúng qua nước, dưa chuột, ớt Jalapeo, rau chân vịt (spinach), gừng, quả bơ, rau mùi, sốt gojuchang (có lẽ là sốt gochujang nhưng viết nhầm?), gia vị Furikake, rong biển mix vừng, chanh, mayonnaise.
Trong video này, sau khi sơ chế, các nguyên liệu được cắt vừa miếng và cuộn vào bên trong bánh tráng. Tiếp đó là rắc gia vị Furikake lên một miếng bánh tráng khác rồi cuộn bên ngoài. Chiếc gỏi cuốn được cắt miếng, rắc rong biển rồi vắt chanh và ăn kèm với mayonnaise.
Các bước mà trang NBC hướng dẫn để làm nên món gỏi cuốn.
Quả thật, nếu đã ăn món gỏi cuốn ở Việt Nam, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên với món gỏi cuốn có sự kết hợp lạ lùng trên đúng không? Từ nguyên liệu, cách kết hợp chúng với nhau cho đến sản phẩm sau khi làm trông không hề bắt mắt chút nào đều khiến người ta đặt một dấu chấm hỏi to đùng. Không chỉ người Việt mà rất nhiều cư dân mạng trên thế giới, trong đó có rất nhiều người châu Á cũng tỏ ra bức xúc về điều này. Họ đã để lại những bình luận bày tỏ ý kiến bên dưới clip:
- Rachel Phuong Lê: Tôi yêu các món ăn ở mọi hình dạng và kiểu dáng khác nhau nhưng nói thật đây là món gói cuốn xấu nhất mà tôi từng thấy trong đời đó. Trái tim tôi hơi tan vỡ một chút khi nhìn thấy cách anh ấy cầm miếng bánh tráng như vậy.
- Alice M. Nguyen: Đây là một sự xúc phạm đối với bánh tráng. Vui lòng học cách cuộn một chiếc gỏi cuốn đúng cách trước khi quyết định dạy người khác về cách làm thế nào.
- Joanna Mai: Video này thật thiếu tôn trọng văn hóa châu Á. Tổng hợp và lấy cảm hứng không có gì sai nhưng nếu bạn học từ một nền văn hóa khác, xin hãy tôn trọng bản chất của nó và tìm hiểu đúng về cách sử dụng nó. Đầu bếp rõ ràng không hiểu mình đang làm gì. Đầu tiên, ngâm bánh tráng như thế không đúng. Thứ hai, nếu cuộn miếng bánh tráng đầu tiên mà không bị rách thì không cần đến miếng thứ hai. Tôi thật sự cảm thấy thất vọng. Sản phẩm trông còn giống một con sâu nữa chứ.
- May Lor: Tôi vừa ăn tối nên trông không thấy hấp dẫn lắm. Tôi nghĩ là sẽ quay lại xem lại video này khi tôi… chết đói. Tuy nhiên, tôi không nghĩ đây là một món cuốn chuẩn châu Á đâu.
Video đang HOT
- Sandy Xayasouk: Đây là một trò đùa đúng không? Họ đang trộn lẫn hương vị Nhật Bản và Thái Lan trong một chiếc gỏi cuốn à? Làm ơn đừng đặt tất cả mọi thứ mà bạn tìm được trong ẩm thực châu Á vào với nhau rồi gọi là món ăn châu Á. Hãy tìm hiểu và làm theo những thứ cơ bản trước tiên ấy.
Không những thế, một số người xem tinh ý còn chỉ ra rằng trang này đã có sự nhầm lẫn trong cách sử dụng từ “spring roll”. Cụ thể, thứ xuất hiện trong clip là gỏi cuốn, dịch ra tiếng Anh là “summer roll”, còn “spring roll” lại là từ để chỉ gỏi cuốn – một loại thức ăn với cách chế biến khác hẳn.
Chỉ sau 1 ngày, đoạn clip trên đã nhận về lượng react “angry” nhiều áp đảo. Lượng bình luận cũng đã vượt mức 2,5k và quá 1/3 đều thể hiện sự không đồng ý với nội dung. Còn bạn, bạn nghĩ sao về món gỏi cuốn lạ lẫm này?
CĐM tranh cãi: Bỏ 250.000đ ra mua bánh tráng có được phép review chửi?
Đã chấp nhận làm nghề dịch vụ là nhiều người phải coi khách hàng như "thượng đế" và phục vụ tận tình, tận tâm để mang đến những trải nghiệm tốt nhất. Thế nhưng dù là "thượng đế" hay người bán hàng thì cũng có người này, người kia.
Nhiều người cho rằng bỏ một số tiền lớn ra mua hàng là có thể "đăng đàn" review, bóc phốt và chê bai dịch vụ của người khác. Quan điểm này liệu có đúng và thoả đáng với cả người mua lẫn người bán?
Bài đăng của khách hàng sau khi nhận được sản phẩm bánh tráng có giá 250.000 đồng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Bỏ 250.000 đồng ra mua bánh tráng có được phép review chửi?
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện một bài đăng gây tranh cãi về vấn đề "thuận mua vừa bán" của khách hàng và người làm dịch vụ. Cụ thể, với số tiền khách trả là 250.000 đồng cho suất bánh tráng "luxury" và 50.000 đồng phí ship thì "tổng thiệt hại" lên tới 300.000 đồng cho một trải nghiệm mua hàng không mấy hài lòng. Vị khách này ngay sau đó đã đăng một bài review lên mạng xã hội để "bóc phốt" cửa hàng bán bánh tráng online "hét" giá đắt đỏ so với mặt bằng chung nhưng lại thua xa về chất lượng.
Suất bánh tráng "luxury" gây tranh cãi trên mạng xã hội. (Ảnh: FB)
Người bán hàng cũng không vừa nên đã có lời qua tiếng lại trên trang cá nhân. Quan điểm được đặt ra là với số tiền lên tới vài trăm nghìn đồng thì khách hàng có được review chửi? Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng đứng trên phương diện người thứ ba cũng đề cập đến thái độ của cả người mua lẫn người bán trong tình huống gây tranh cãi này.
Người mua là "thượng đế" nhưng cũng không phải là tất cả
Đối với những người bỏ ra một số tiền lớn để trải nghiệm dịch vụ, họ tự cho mình quyền làm "thượng đế" và có nhiều hạch sách đòi hỏi người bán phải nhún nhường thì mới quyết định chi tiền mua hàng. Chỉ vì không vừa ý một tiểu tiết nhỏ mà họ sẵn sàng "bóc phốt", review chê thậm tệ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự uy tín của một sản phẩm. Lúc này đây, hiệu ứng "domino" có thể gây tổn thất không nhỏ đến công ăn việc làm và "nguồn sống" của người làm dịch vụ.
Trung bình, giá của một suất bánh tráng trộn rơi vào tầm 15.000 - 25.000 đồng, tức là bằng 1/10 so với mức giá mà người bán này đưa ra. (Ảnh minh hoạ: IG)
Bên cạnh đó cũng không thiếu những review thể hiện quan điểm cá nhân sau khi trải nghiệm dịch vụ đắt đỏ này. Việc bỏ tiền ra và nhận về sản phẩm không tương xứng với giá tiền đã khiến cho khách hàng thất vọng bởi "hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng cao".
Ở trong câu chuyện này, khi trao đổi hỏi rồi nhận được câu trả lời về số tiền phải chi cho một suất bánh tráng là 250.000 đồng, một phần cơm tấm là 350.000 đồng từ người bán, khách hàng đã cảm ơn và cảm thấy có phần ái ngại khi được hỏi lại: "Không lấy?". Bởi vậy nên khi bỏ tiền ra trải nghiệm dịch vụ thì có được review chửi hay không còn tuỳ vào mức độ nhận định, thái độ của "thượng đế" và cả người bán khi "đăng đàn" trên mạng xã hội.
Đôi khi, thái độ của người bán cũng quyết định thái độ của người mua
Việc nhìn nhận phải đứng trên cả phương diện của người mua lẫn người bán chứ không thể vì một câu review chê bai mà "tẩy chay" một thương hiệu, một cửa hàng đang "ăn nên làm ra". Đa phần cư dân mạng cho rằng "không có lửa thì làm sao có khói" khi quan điểm này xuất hiện trên mạng xã hội. Nhiều người nhận thấy thái độ của người bán cũng không phải "xởi lởi trời cho" nên mới tạo cho khách hàng cảm giác đi mua như là bị bắt ép.
Bài đăng đáp trả của người bán. (Ảnh: Chụp màn hình)
Phần bình luận "minh oan" của bạn bè người bán hàng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hơn nữa, sau khi đọc được review của khách hàng, người bán cũng không vừa khi lời qua tiếng lại bênh vực sản phẩm của mình và kêu gọi bạn bè vào lên tiếng "minh oan". Dù biết rằng sản phẩm được làm ra chính là "đứa con tâm đắc" của người bán hàng nhưng chỉ vì nhận được đánh giá không vừa ý từ khách hàng mà có thể nói họ "sống bằng dã tâm" liệu có quá nặng nề với những người mua hàng? Cũng nhiều ý kiến cho rằng, đã quyết định làm nghề dịch vụ thì phải chấp nhận sản phẩm có khen có chê để tự rút ra kinh nghiệm hoàn thiện thương hiệu của mình hơn.
Quan điểm trên hiện vẫn đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ cư dân mạng. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về thái độ và hành động của cả người mua lẫn người bán trong trường hợp này?
Chàng trai "gây sốc" mạng xã hội khi làm món... xoài cuốn bánh tráng kỳ lạ, cái kết cuối cùng mới là điều gây bất ngờ Mùa dịch kéo dài như hiện tại chính là bắt nguồn của những pha ăn uống kỳ lạ nhất hành tinh, lần này chính là món... xoài cuốn bánh tráng! Chuyên mục tự giết thời gian rảnh mùa dịch chưa bao giờ lại xôm tụ đến vậy khi lướt mạng xã hội đến đâu, ta dễ dàng bắt gặp những ca nấu ăn...