Tranh cãi nảy lửa việc Hoàng Thịnh có cố tình triệt hạ Hùng Dũng
Cú vào bóng của Hoàng Thịnh khiến Hùng Dũng gãy chân đang tạo nên tranh luận nảy lửa giữa những người hâm mộ, một bên cho rằng Hoàng Thịnh cố tình, một bên cho rằng Hoàng Thịnh vô ý…
Cú vào bóng bằng cả hai chân của Ngô Hoàng Thịnh đối với Đỗ Hùng Dũng ở trận đấu tối hôm 23/3 gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hùng Dũng gãy chân, phải nghỉ thi đấu từ 6 tháng tới 1 năm. Còn Hoàng Thịnh cũng bị treo giò tới hết năm 2021 và nộp phạt 40 triệu đồng, đền bù toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương cho Hùng Dũng (không quá 15 tháng lương hợp đồng của cầu thủ CLB TPHCM).
Cú vào bóng phi thể thao của Hoàng Thịnh bị lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng sự cố này xảy ra do không may, như nhận định của cựu tuyển thủ quốc gia, HLV Đức Thắng, người đang dẫn dắt CLB Bình Định hay huấn luyện viên CLB TPHCM Alexandre “Mano” Polking.
Đối với những người hâm mộ bóng đá, đồng thời là độc giả của Báo điện tử Dân trí cũng đang tranh luận nảy lửa về sự cố nói trên với hai luồng quan điểm, một bên cho rằng “Hoàng Thịnh cố tình triệt hạ đối thủ”, một bên cho rằng “Hoàng Thịnh vô tình gây nên tội”.
Hùng Dũng bị gãy chân sau cú vào bóng của Hoàng Thịnh.
Theo quan điểm cho rằng Hoàng Thịnh cố tình chơi xấu. Độc giả Nguyễn Thanh Bình chia sẻ: ” Nói như HLV Đức Thắng là không chính xác. Đã là cầu thủ chuyên nghiệp phải phân biệt được thế nào là vào bóng đúng luật và không đúng luật. Đá máu lửa và đá triệt hạ đối phương là hoàn toàn khác nhau. Trong một tình huống không có gì là quá gay cấn như thế mà phi cả hai chân vào chân đối phương, không thể chấp nhận được. Kỷ luật đưa ra với Hoàng Thịnh là quá nhẹ “.
Độc giả Đỗ Thái Hưng khẳng định đó là pha bóng cố tình triệt hạ đối thủ: ” Bay người, phi cả 2 chân, mắt nhìn vào ống đồng người ta khi bóng đã rời khỏi chân họ hàng mét rồi thì chỉ có thể cố tình triệt hạ “.
Độc giả Phạm Ngọc Sơn cũng đưa ra nhận xét gay gắt: ” Nếu không cố ý, cầu thủ có thể co chân lại lúc tiếp xúc. Tuy nhiên theo video quay chậm, Hoàng Thịnh không hề có ý định co chân mà vẫn giữ nguyên tư thế đạp thẳng chân cho tới khi chân Hùng Dũng gẫy hẳn. Cần treo giò vĩnh viễn đối với các cầu thủ có hành động thô bạo và cách suy nghĩ thiển cận như vậy “.
” Cố ý hay không thì chỉ có Hoàng Thịnh biết. Có điều vô lý mà Hoàng Thịnh thốt ra vào ngày 24/3 rằng: “Tôi mong người gãy chân là tôi chứ không phải Hùng Dũng”, đó là lời dối trá, vì chẳng có cầu thủ nào vào bóng thô bạo để mình gãy chân chứ không phải đối phương “, độc giả Tạ Đình Hòa đặt câu hỏi.
Chấn thương của Hùng Dũng khiến anh phải rời xa sân cỏ tối thiểu 6 tháng.
Độc giả Nguyễn Chí Tường thậm chí còn cho rằng HLV Polking đang bao che cho học trò: ” Chính vì những người còn những suy nghĩ kiểu như vậy nên bóng đá Việt Nam vẫn phải chứng kiến những pha vào bóng mang tính triệt hạ đối thủ (mà vẫn gọi là “quyết liệt” ). Người hâm mộ ko muốn nghe những lời thanh minh hay xin lỗi muộn màng ấy. Cần phải loại bỏ thứ bóng đá xấu xí ấy ra khỏi bóng đá Việt Nam” .
Video đang HOT
Độc giả Trần Đình Hòa cũng cho rằng án phạt của Hoàng Thịnh là phù hợp, không nặng như HLV Polking than thở: ” “9 tháng không được thi đấu đối với một cầu thủ là quá dài” – Vậy Hùng Dũng mất khoảng 6 tháng dưỡng thương, sau đó mới trở lại tập luyện và biết đến khi nào trở lại thi đấu được? Đấy là trường hợp hồi phục tốt, nếu tình huống xấu xảy ra thì thế nào nhỉ? Ông đừng bênh vực cho lối chơi thô bạo để bóng đá Việt Nam được nhờ “.
Ngược lại cũng có những độc giả cho rằng, cú vào bóng của Hoàng Thịnh tuy quyết liệt nhưng chấn thương của Hùng Dũng là không may, không phải do cầu thủ của CLB TP HCM cố tình triệt hạ đối phương.
Hoàng Thịnh sẽ bị treo giò tới hết năm 2021.
Theo hướng quan điểm này, độc giả Thanh Thanh nhận xét: “Tôi đồng ý quan điểm của Đức Thắng. Hoàng Thịnh là mẫu cầu thủ đá bóng rất nhiệt tình, vào sân là 200% sức lực. Đó là tình huống ham bóng và tư thế của 2 cầu thủ rất dễ gây chấn thương. Hãy giảm án phạt cho Hoàng Thịnh”.
Độc giả Thanh Bình nhận định: ” Đúng, xem kĩ pha bóng thì ta sẽ thấy rằng đó là pha bóng Thịnh chỉ cố ngăn cản Dũng đi bóng. Không may cho cả hai là khi chân Dũng chạm đất thì chân Thịnh vừa tới và đã gây ra tai nạn trên. Đó là pha bóng không may cho cả hai “.
” Đồng ý với quan điểm với Đức Thắng! Hoàng Thịnh cần nghiêm túc và tiến tới bỏ lối đá này cùng đồng thời chúc cho Hùng Dũng mau chóng bình phục và sớm trở lại sân cỏ! cố gắng lên! “, độc giả Văn Đông chia sẻ.
Trong khi đó độc giả Trần Hồng Nam cho rằng Hoàng Thịnh dù không có tình triệt hạ Hùng Dũng, nhưng cách vào bóng kiểu đó cũng sớm có nạn nhân: ” Đúng là không có ý cố tình triệt hạ, nhưng chơi kiểu đó, không lúc này thì lúc khác có người sẽ bị triệt hạ! ”
Độc giả Tuấn Vũ cho rằng người hâm mộ nên có cái nhìn khoan dung với Hoàng Thịnh: ” Trong thể thao bóng đá là một bộ môn mang tính đối kháng quyết liệt. Một bên đi bóng, một bên quyết ngăn chặn bằng được, cho nên va chạm là điều không tránh khỏi. Đôi khi để lại hậu quả nghiêm trọng âu cũng là điều không ai muốn.
Do vậy đá đối kháng đòi hỏi cầu thủ không những có thể lực, bền và dẻo dai mà còn đòi hỏi cầu thủ có một cái đầu lạnh để đọc được tình huống đi bóng của đối phương, khoảng cách và cự ly đi bóng so với khung thành của đội nhà để đưa ra cách xử lý sao cho tránh va chạm gây chấn thương cho đối phương. Chỉ tiếc cho Hoàng Thịnh đá cho cấp CLB cũng như đội tuyển quốc gia, nhưng chưa đủ lớn về tư duy. Lẽ ra nhìn thấy Hùng Dũng, Hoàng Thịnh nên tránh va chạm thì tốt hơn, vì cả hai còn trọng trách ở cấp đội tuyển quốc gia. Chả ai nói trước được điều gì. Mong mọi người nhân văn trong cách nhìn nhận và đánh giá đối với Hoàng Thịnh “.
Không nên có những pha bóng triệt hạ như của Hoàng Thịnh
Pha bóng của Hoàng Thịnh thực ra là dạng thói quen đã ăn vào ý thức, và nó là một quán tính chơi bóng của cá nhân anh.
Ngô Hoàng Thịnh bị treo giò hết năm 2021, phạt 40 triệu, chưa kể còn cả án kỷ luật nội bộ của CLB. Đó là những gì Ngô Hoàng Thịnh phải nhận về. Nhưng thực tế, Thịnh mất nhiều hơn thế khi ác cảm của dư luận dành cho anh đã trở nên quá lớn.
Hoàng Thịnh có ác ý hay không?
Đây là câu hỏi đã được đặt ra ngay sau khi Hùng Dũng dính chấn thương sau pha va chạm với Hoàng Thịnh trên sân Thống Nhất. Đủ mọi phân tích đã được đưa ra, từ những HLV, cựu danh thủ cho tới những cầu thủ "phủi", từ những chuyên gia phân tích cho tới những "chém gió viên chuyên nghiệp".
Trả lời câu hỏi này không hề dễ. Cần nhất là phân tích một cách cặn kẽ từng chi tiết một, để có được đánh giá khách quan nhất.
Thứ nhất, đó có phải là pha va chạm mang tính triệt hạ hay không? Chúng ta cần khẳng định ngay: Đó là pha triệt hạ. Cái chân bị gãy của Hùng Dũng là bằng chứng không thể phủ nhận cho sự triệt hạ. Có triệt hạ thì mới gây ra hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Và hậu quả ấy đủ để nhận xét nó là một pha bóng ác.
Ngô Hoàng Thịnh có cố tình triệt hạ hay không? Đây lại là một câu hỏi nối tiếp cần trả lời. Cái ác có thể đến từ cố ý, vô ý. Vậy thì ở trường hợp này, có ác ý hay không? Chúng ta không ai có khả năng trả lời được thấu đáo cả. Chỉ trừ Ngô Hoàng Thịnh, khi tự vấn chính mình một cách trung thực nhất, mới có thể trả lời rằng anh có cố ý hay không mà thôi.
Dù cho Ngô Hoàng Thịnh không hề có ác ý đi nữa, cái giá mà anh phải trả không phải là án phạt, mà chính là sự "bất khả thanh minh" trước dư luận. Hiếm người tin vào sự vô ý của Thịnh và chính điều ấy sẽ khiến Thịnh còn phải dằn vặt rất lâu dài, nếu không nói là cho tới tận cuối cuộc đời mình, bởi mọi thứ bây giờ còn phải phụ thuộc vào khả năng và mức độ hồi phục của Hùng Dũng.
Hơn nữa, đây không phải là lần đầu Hoàng Thịnh vào bóng rát như thế ở V.League. Cái tiền sử ấy đã được lật lại để giờ đây, Thịnh khó có thể lý giải, biện minh gì. Nếu chỉ xét ở tình huống trên sân Thống Nhất vừa rồi thôi, chúng ta có thể nhận thấy Hoàng Thịnh đã chơi bóng một cách vô cùng ngớ ngẩn.
Cú tắc bóng của Hoàng Thịnh khiến Hùng Dũng phải rời xa sân cỏ ít nhất 6 tháng. Ảnh: Quang Thịnh.
Ở tình thế bóng còn xa khung thành đội nhà, việc tham gia vào tổ chức pressing của đội bóng không đòi hỏi phải ập vào tắc bóng tranh cướp quyết liệt. Thứ cần làm chỉ là áp sát, khống chế không gian để không cho phép Hùng Dũng có thể xoay xở triển khai bóng lên, buộc phải chuyền về.
Chỉ cần như thế, Thịnh đã đáp ứng được tốt yêu cầu pressing khi việc áp sát của anh có thể giúp đồng đội khác có lợi thế hơn trong tranh cướp lại bóng hoặc ít nhất, nó hạn chế lại kênh chuyền bóng của Hùng Dũng. Tuy nhiên, quyết định của Thịnh lại là lao vào chơi rắn để quyết đoạt bóng, và đó là quyết định tồi.
Một cầu thủ ra sân với các quyết định tồi chắc chắn không phải là cầu thủ giỏi. Điều đó lý giải vì sao Thịnh chưa bao giờ vươn tới tầm trụ cột của đội tuyển quốc gia.
Không nên có một "tập quán" bóng đá như thế
Pha bóng của Thịnh, quyết định của Thịnh thực ra là một dạng thói quen đã ăn vào ý thức. Nói thẳng, nó là một quán tính chơi bóng của cá nhân anh. Quán tính ấy được xây dựng từ một tập quán bóng đá rất tồi ở Việt Nam hiện nay.
Khi nói đến tập quán bóng đá này, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến lò SLNA. Trước mắt, chúng ta cần làm rõ để tránh kỳ thị vùng miền. Đúng là nhiều cầu thủ SLNA chơi rất ác, nhưng đừng vội quy chụp rằng người Nghệ là như vậy hay lò SLNA là như vậy.
Vẫn biết, cá tính người Nghệ là quyết liệt và sự cạnh tranh cho một vị trí ở đội một SLNA (thứ tạo nên một nghề nghiệp đời người) là vô cùng khắc nghiệt nên các cầu thủ SLNA đã hình thành ý thức cạnh tranh mạnh mẽ ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân để họ chơi bóng rắn đến mức như vậy. Nói thẳng, đổ lỗi cho lò SLNA là hơi phiến diện, dù biết số lượng chấn thương nặng do các cầu thủ từ lò đào tạo này gây nên là khá phổ biến.
Điều chúng ta cần nhìn là một tập quán bóng đá khá đại chúng, từ bóng đá phủi cho tới bóng đá chuyên nghiệp. Đó chính là tập quán "đá bóng ăn người".
Những ai từng đi chơi bóng đá phủi hẳn đã từng gặp trường hợp sau một trận đấu có người thay vì nói về các pha bóng đẹp lại khoe rất thản nhiên rằng "hôm nay tôi "ăn" được thằng số 10 mấy quả, sướng không tả". Cái "ăn" này là gì? Là thúc cùi chỏ, là chọc ngón tay vào mắt, là vả vào mặt, là chích gót, là kê gầm giày. Và nếu nói về chấn thương ở bóng đá phủi, chúng ta hẳn sẽ thấy nó kinh hoàng hơn V.League rất nhiều vì số lượng cũng như mức độ.
Hoàng Thịnh trả giá đắt sau cú vào bóng với Hùng Dũng. Ảnh: Minh Chiến.
Một bác sĩ thể thao từng tiết lộ: "Một năm tôi mổ gối cỡ 600 ca. Toàn bóng đá phủi cả". Theo bác sĩ này, nguyên nhân chủ yếu do chất lượng mặt sân cỏ nhân tạo quá kém, nhưng đa phần cũng là các va chạm mang tính "ăn người" trên sân.
Cái tập quán bóng đá không ít người tự hào là "tay, chân, miệng" vẫn tồn tại một cách mặc định như thế. Với họ, đá bóng là gì? Là miệng chửi, tay và chân chơi tiểu xảo. Cơ bản, họ đều bắt nguồn từ một tâm lý chung: Trước khi đá, phải dọa cho đối thủ sợ mà né mình ra cái đã.
Hồi thập niên 80, 90, khi mà giày đá bóng chuyên nghiệp vẫn còn là của hiếm, từng có một cựu trung vệ lẫy lừng thường dọa đối thủ bằng cách khi hai đội xếp hàng ra sân ở đường hầm, anh nghiến đinh sắt xuống sàn gạch ken két để hù dọa. Và đúng là nhiều đối thủ sợ anh thật. Gặp là né vì ai mà biết được đinh sắt vô tình.
Khi người ta còn thích dọa nhau trước khi chơi bóng; khi người ta còn hãnh diện về chuyện "ăn" được đối thủ vài pha đau điếng thì chuyện lớp đành anh đi trước chỉ dạy và khuyến khích lớp đàn em đi sau vào sân là phải "ăn người" cũng là chuyện thường tình. Quay lại với Ngô Hoàng Thịnh, liệu anh có quán tính chơi bóng như vậy không nếu như ở SLNA trước kia không có một "bạo chúa" như Huy Hoàng?
Và nếu nói về SLNA, chúng ta cũng phải nói về các đội bóng khác. Giả như SLNA chơi bóng hiền lành, đẹp mắt, liệu họ có bị "ăn" bởi các đội dám chơi rừng rú khác hay không? Nhiều khi, sự ác được hình thành bởi muốn đối phó lại các sự ác khác mà thôi. Còn khi nó trở nên ác hơn, nó sẽ thành tâm điểm chỉ trích.
Đã từng có thời, cầu thủ đội khách đá trên sân và bị khán giả đội nhà dùng súng cao su bắn bi vào người. Cái sự ác ấy chính là thứ nuôi dưỡng cho cái ác trên sân cỏ. Thật đau lòng khi chúng ta phải chứng kiến một tập quán bóng đá theo kiểu "mình không ăn nó thì nó ăn mình".
Và bây giờ, khi dư luận ồn ào về vụ Ngô Hoàng Thịnh, không ít người xỉa xói cả một vùng đất. Cái sự kỳ thị ấy cũng là một tập quán xấu xí của bóng đá Việt. Nó có giúp gì cho sự thay đổi tích cực hay chỉ đổ thêm dầu vào lửa mà thôi?
Cuối cùng, vẫn phải là câu chuyện của những người liên quan mật thiết đến cầu thủ. Nếu người HLV nghiêm khắc với lối đá "ác đến ngu xuẩn" của học trò; nếu những bậc đàn anh biết dạy cho đàn em thế nào là tinh thần mã thượng; nếu những người đại diện, người xây dựng hình ảnh cho cầu thủ biết chỉ bảo cho cầu thủ của mình nên chơi bóng với thái độ nào thì sẽ tạo dựng được một hình ảnh đẹp trong công chúng, cầu thủ sẽ không bị hủy hoại phần hồn để ra sân với những đòn đánh ác quỷ.
Sau Hùng Dũng, CLB Hà Nội nhận thêm hung tin về lực lượng Ở trận đấu giữa CLB TPHCM và CLB Hà Nội hôm 23/3, đội bóng thủ đô không chỉ mất tiền vệ Hùng Dũng do gãy chân, họ còn mất thêm cả ngoại binh Bruno Cantanhede. Trận đấu giữa CLB TPHCM và CLB Hà Nội tại vòng 5 V-League vào tối 23/3 vừa qua khiến đội bóng thủ đô thiệt hại kép về lực...