Tranh cãi mức phạt 2016: Quên gạt chân chống phạt 2 – 3 triệu đồng là quá nặng!
Theo qui định mới năm 2016, hành vi “sử dụng chân chống quệt xuống đường khi xe đang chạy bị phạt mức 2 – 3 triệu đồng” đang khiến dư luận phản đối gay gắt và cho rằng hầu hết mọi người đều quên chứ không cố ý, vậy CSGT sẽ phạt như thế nào?
Theo điểm a, khoản 6, điều 6, nghị định số 171/2013/NĐ-CP, hành vi “sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy” sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng.
Như vậy, theo đó, khi người lái xe quên không gạt chân chống (nhưng chưa để chân chống quệt xuống đường) thì không bị xử phạt. Nhưng nếu trong trường hợp người lái xe quên không gạt chân chống mà để chân chống quệt xuống đường khi xe đang chạy thì sẽ bị xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.
Để chân chống quệt xuống đường bị phat 2- 3 triệu đồng (Ảnh An toàn giao thông)
Nhiều người cho rằng quy định trên là quá vô lý, bởi người sử dụng xe máy chủ yếu là quên không gạt chân chống chứ không cố tình.
Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng: “Văn bản luật dùng cụm từ ’sử dụng’ là để ám chỉ hành vi của những đối tượng đua xe cố tình để chân chống cà xuống mặt đường cho quẹt lửa, gây ra âm thanh, gây mất trật tự xã hội và có thể gây ra tai nạn giao thông.
Nếu muốn xử phạt hành vi quên gạt chân chống thì văn bản luật phải ghi rõ là ‘để chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy’ chứ không phải là ’sử dụng’.
Phạt hành vi cố ý là đúng. Nhưng nếu để phạt hành vi lơ đễnh, quên tới 2 – 3 triệu thì quá nặng. Cơ quan làm luật cần phải có văn bản giải thích rõ điều này”.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến người dân cũng cho rằng việc từ ngữ văn bản pháp luật dễ gây hiểu nhầm như vậy sẽ tạo điều kiện cho một bộ phận CSGT “phạt vạ” người dân.
Trước ý kiến này, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch cho rằng: “Những văn bản pháp luật được ban hành đều mang tính thống nhất về câu từ, ý nghĩa. Người có thẩm quyền không có quyền tự hiểu theo cách riêng và tiến hành xử phạt trái với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp CSGT cố tình “làm luật”, người dân có thể tiến hành tố cáo theo quy định của Luật tố cáo năm 2011; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2012):
“Người có thẩm quyền khi tiến hành áp dụng pháp luật cần có sự am hiểu sâu hơn về quy định pháp luật, xem xét nhiều mặt của vấn đề, về các tình tiết giảm nhẹ cũng như tăng nặng để có thể đưa ra hướng xử lý phù hợp hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật”.
Theo Tuổi trẻ thủ đô
Người cao tuổi được tăng mức trợ cấp khi nào?
Công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên và thuộc 1 trong 3 trường hợp tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Hỏi: Tôi hiện đang được chi trả trợ cấp người đủ 80 tuổi trở lên mức 180.000 đồng/tháng, như vậy có đúng quy định không?
Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo Khoản 5, Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng
Theo quy đinh tai Nghi đinh sô 06/2011/NĐ-CP, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP va Thông tư liên tich sô 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC vê hương dân thưc hiên một sô điêu của Nghi đinh sô 136/2013/NĐ-CP thi mưc chuân ap dung tư ngay 1/1/2015 như sau:
- Đôi vơi trương hơp ngươi cao tuôi ngheo thuôc diên hương trơ câp xa hôi hang thang thi ap dung mưc chuân theo quy đinh tai Nghi đinh sô 136/2013/NĐ-CP la 270.000 đồng.
- Đôi vơi trương hơp ngươi cao tuôi không ngheo ma thuôc diên hương trơ câp xa hôi hang thang thi ap dung mưc chuân theo quy đinh trươc khi ban hanh Nghi đinh 136/2013/NĐ-CP la 180.000 đông.
- Đôi vơi nhưng tinh, thanh phô trưc thuôc Trung ương co quy đinh mưc chuân cao hơn cac mưc trên thi ap dung theo mưc chuân quy đinh cua đia phương.
Hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp
- Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
- Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trưởng phòng Giáo dục bị đề nghị khởi tố hình sự vụ "ém" tiền của giáo viên Ông Dương Mah Tiệp, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai (Gia Lai) đã có quyết định chuyển hồ sơ và kiến nghị CQĐT xem xét khởi tố vụ án hình sự với ông Nguyễn Quang Thuấn, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ia Grai. Trước đó, từ ngày 23/12/2015 đến ngày 2/2/2016, Thanh tra huyện Ia Grai đã tiến hành thanh tra đối với Phòng...