Tranh cãi lệnh cấm đốt vàng mã để giảm ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc
Sau khi đưa phong tục tảo mộ trở thành ngày lễ quốc gia để ngăn chặn xói mòn văn hóa truyền thống có từ hơn 1 thập kỷ trước, giới chức Trung Quốc đang nỗ lực loại bỏ một tục lệ lớn hiện nay, đó là đốt vàng mã cho người đã khuất.
Một cửa hàng bán vàng mã ở Trung Quốc. Ảnh: Getty
Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), một số thành phố ở Trung Quốc đã phát động chiến dịch dẹp bỏ tục lệ có từ hàng nghìn năm trước trong các ngày lễ tưởng nhớ tổ tiên, hay còn được biết đến là lễ Thanh minh diễn ra vào ngày 4/4 hàng năm,
Chính quyền các thành phố phía bắc, bao gồm cả Cáp Nhĩ Tân, đã cảnh báo xóa bỏ tục đốt vàng mã, hay còn gọi là tiền âm phủ. Họ cho rằng đó là mối nguy hại và là nguồn ô nhiễm môi trường.
Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, gần đây đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh cãi, sau khi tuyên bố thực hiện dẹp bỏ trên toàn thành phố đối với việc sản xuất và kinh doanh vàng mã.
Theo đó, các nhà chức trách sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt đối với các dịch vụ sản xuất và vận chuyển vàng mã. Đồng thời, họ cũng sẽ áp dụng các hình phạt nghiêm khắc đối với người bán để người dân “không có nơi nào để mua và không có gì để đốt”, Cục Quản lý Đô thị và Thực thi Luật pháp Cáp Nhĩ Tân cho biết trong một tuyên bố hồi đầu tháng.
Hành động tương tự cũng đã được thực hiện ở các vùng hơn, bao gồm huyện Minh Thủy ở tỉnh Hắc Long Giang và Xinghe ở Nội Mông. Điều này làm dấy lên làn sóng chỉ trích giới chức đang đi ngược lại văn hóa truyền thống của dân tộc.
Video đang HOT
Một ngư dân Trung Quốc đốt tiền vàng để cúng tế trên thuyền đánh cá trong nghi lễ tế thần biển ở làng Chu Trang, tỉnh Giang Tô. Ảnh: Getty
Trên khắp Trung Quốc, tục đốt tiền vàng trong đám tang và các nghi lễ khác được coi là phương tiện tâm linh giúp người trần có thể kết nối với người thân yêu ở thế giới bên kia.
Đốt vàng mã chỉ là một trong nhiều phong tục mà Trung Quốc đã cố gắng loại bỏ trong những năm gần đây nhằm khuyến khích các hành động thân thiện hơn với môi trường.
Trong khi ngày càng có nhiều lo ngại thế hệ trẻ đang lãng quên văn hóa truyền thống của đất nước, một chiến dịch toàn quốc nhằm thay đổi tập quán của người dân đã diễn ra gần đây. Giới chức nhắm vào các tục lệ như đốt pháo trong các lễ hội truyền thống, sử dụng hình thức hỏa táng thay vì chôn cất người đã khuất, hay tránh tổ chức đám cưới, đám tang xa hoa.
Zheng Tuyou, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Dân gian Trung Quốc, Giáo sư tại Đại học Phúc Đán, cho biết văn hóa dân gian được tạo thành từ những nghi lễ nhỏ, và việc xóa bỏ một nghi lễ cụ thể có thể khiến nó trở nên sáo rỗng và vô nghĩa.
“Chỉ lệnh cấm đơn giản một số phong tục nhất định cũng chắc chắn mâu thuẫn với văn hóa truyền thống lâu đời”, ông nói.
Trong suốt thập kỷ qua, hầu hết các đô thị trên khắp Trung Quốc đều cấm đốt pháo. Phong tục đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán là để xua đuổi những linh hồn ma quỷ, nhưng hầu hết mọi người đều không quan tâm đến sự an toàn và lo ngại về ô nhiễm không khí.
Trong những năm qua, những cải cách trong các nghi thức cử hành tang lễ trên khắp đất nước cũng đã khiến một số người buộc phải từ bỏ tục chôn cất để ủng hộ các hình thức hỏa táng thân thiện với môi trường.
Tại tỉnh Vân Nam, chỉ thị năm 2018 của chính quyền đã đưa ra các tiêu chuẩn chi tiết về cách tổ chức đám cưới và đám tang, hạn chế số lượng người tham dự và các món ăn phục vụ cho mỗi bàn. Theo truyền thống, người Trung Quốc có xu hướng đầu tư nhiều vào những dịp này để thể hiện tình cảm của gia đình đối với người thân, hoặc sự tôn kính với những người đã khuất.
Người phụ nữ đốt tiền âm phủ trước ngôi mộ của cha mẹ ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. Ảnh: Getty
Gọi những biện pháp này là “thô tục và bạo lực”, ông Zheng cho rằng đây là “điển hình của cách quản lý lười biếng” và sẽ không đạt được kết quả như mong đợi.
“Lấy ví dụ về tiền âm phủ, mọi người tin rằng đó là tiền để người chết sử dụng ở thế giới bên kia. Dù bị cấm, họ cũng sẽ đốt nó vào ban đêm, nếu không phải vào ban ngày vì nó là tục lệ được ủng hộ bởi niềm tin”, ông nói.
Năm 2019, Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn chi tiết về việc thay đổi phong tục tập quán ở nông thôn, đảm bảo xây dựng cơ chế “quản lý hành vi xã hội” trong vòng 3-5 năm.
Bà Zhang Bo, chuyên gia về văn hóa dân gian tại Đại học Liên hiệp Bắc Kinh nhấn mạnh cho đến nay sáng kiến thay đổi phong tục của Trung Quốc phần lớn vẫn nằm trong các văn bản của chính phủ. Bà cho rằng cuối cùng dân chúng mới là người cần tạo ra sự thay đổi.
“Mục đích của những chiến dịch như vậy là thay đổi giá trị của con người, hướng họ đến điều tử tế và một cuộc sống tốt đẹp hơn”, bà nói.
Những người ủng hộ chiến dịch cho biết pháo và vàng mã đã gây ra nhiều vụ tai nạn. Hơn nữa, cần loại bỏ nhiều nghi lễ trong dịp đặc biệt dựa trên những niềm tin mê tín thời trung cổ.
“Chúng tôi nhiều lần đọc được tin tức về những người bị thương do đốt pháo hoặc hỏa hoạn do đốt tiền vàng. Tôi nghĩ rằng cần phải từ bỏ những nghi lễ lạc hậu và nguy hiểm đó”, Nancy Lin, một người lao động chân tay, 29 tuổi ở Thượng Hải, nói.
Từ năm 2010 đến 2019, trên 97% vụ cháy rừng là do các hoạt động của con người gây ra, trong đó các phong tục truyền thống chiếm tỷ lệ lớn.
“Chúng ta cũng nên đơn giản hóa cách thức tổ chức đám cưới. Chẳng hạn như các nghi thức đám cưới nên giảm xuống mức đơn giản, bớt thô tục và xúc phạm hơn. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu những tục lệ xấu này không còn nữa”, cô nói và đề cập đến trò vui truyền thống trong các bữa tiệc cô dâu để tạo ra một không khí lễ hội vui nhộn và được cho là để đuổi tà ma.
Trung Quốc điều tra vụ hàng loạt xác lợn trôi dọc sông Hoàng Hà
Giới chức Trung Quốc đang điều tra hàng loạt xác lợn được phát hiện dọc một đoạn sông Hoàng Hà. Điều này đang khiến dư luận lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm và nguồn nước ở quốc gia này.
Trung Quốc điều tra việc hàng loạt xác lợn trôi dọc sông Hoàng Hà. Ảnh: Bloomberg
Theo Banyuetan, một tạp chí của hãng thông tấn Tân Hoa, giới chức Trung Quốc đã phát hiện hàng chục xác lợn trôi dọc đoạn chảy qua khu Nội Mông thuộc sông Hoàng Hà, con sông dài thứ 2 của Trung Quốc. Một số đang phân hủy, thối rữa trong nước. Chính quyền địa phương đang điều tra nguồn gốc số lợn, kiểm tra xem chúng có mang bệnh hay không, đồng thời tiến hành khử trùng khu vực.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc phát hiện xác lợn trôi trên sông. Vào năm 2013, hàng nghìn con lợn chết đã được phát hiện ở sông Hoàng Phố của Thượng Hải. Một số con bị nhiễm virus Circovirus ở lợn, đe dọa nghiêm trọng đến nguồn cung cấp nước của khu vực.
Một năm sau đó, các nhà chức trách đã vớt hơn 100 xác lợn từ sông Cám Giang ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây của nước này.
Phát hiện mới nhất được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung lợn của Trung Quốc đang hồi phục sau dịch tả lợn châu Phi. Dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này vào năm 2018, tiêu diệt gần một nửa số lợn của quốc gia sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới và đẩy giá thịt lợn tăng vọt.
Những lo ngại về an toàn thực phẩm và chi phí sản xuất tăng cao đã thúc đẩy người chăn nuôi đóng cửa các trang trại chăn nuôi lợn nhỏ để chuyển sang các cơ sở lớn và hiệu quả hơn.
Trường mầm non Trung Quốc chỉ phục vụ ăn chay cho học sinh Hôm 4/3, cơ quan giáo dục tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã tiến hành điều tra về một trường mầm non chỉ cung cấp khẩu phần ăn chay cho học sinh. Ngôi trường mầm non này được mô tả là dạy và học theo "văn hóa truyền thống", đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các chuyên gia dinh dưỡng trước...