Tranh cãi khi nhiều trường Đại học ở Mỹ yêu cầu SV phải tiêm vắc-xin trước năm học tới
Ngày càng có nhiều trường đại học ở Mỹ ra thông báo rằng, tất cả sinh viên cũ và mới đều sẽ phải tiêm vắc-xin trước khi bắt đầu năm học tới. Chuyện tưởng như là một quy định bình thường, nhưng hóa ra nó lại đang gây rất nhiều tranh cãi.
Trong kế hoạch đón sinh viên (SV) đi học bình thường trở lại vào mùa Thu tới, ngày càng nhiều trường ĐH ở Mỹ tuyên bố rằng, họ yêu cầu tất cả SV phải tiêm đủ các liều vắc-xin COVID-19 trước khi đến trường.
Đến nay, đã có ít nhất 14 trường thông báo như vậy, theo thống kê của CNN , và con số đó được cho là sẽ tiếp tục tăng.
ĐH Rutgers ở New Brunswick (New Jersey) là một trong những trường đưa ra quy định này đầu tiên. Theo đó, mọi SV muốn được đến trường (bao gồm cả SV đang học và tân SV) đều phải có bằng chứng cho thấy mình đã tiêm vắc-xin COVID-19 (đủ cả 2 liều, nếu cần).
ĐH Rutgers. Ảnh: Richard Harbus.
Ngay sau đó, nhiều trường danh tiếng như Cornell, Brown, Notre Dame, Northeastern, Syracuse, Ithaca, Fort Lewis… đã đưa ra thông báo tương tự.
ĐH Cornell còn tạo mẫu đăng ký online để SV đăng Bằng chứng Đã tiêm vắc-xin của mình.
Tranh cãi về pháp lý
Việc tiêm vắc-xin COVID-19 là cần thiết, tuy nhiên, quy định bắt buộc SV tiêm như vậy của các trường ĐH lại tạo ra nhiều luồng ý kiến. Ban đầu, nhiều người cho rằng các trường làm như vậy là không hợp pháp, bởi SV phải được quyền tự quyết định là mình có tiêm hay không.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Howard Forman, Giám đốc chương trình MD/ MBA của ĐH Yale, cho rằng các trường được phép yêu cầu như vậy.
Video đang HOT
SV ĐH South Carolina. Ảnh: Sean Rayford/ Getty Images.
Kevin Welner, giảng viên khoa Giáo dục, ĐH Colorado Boulder, nói: “Nhiều trường ĐH vẫn thường xuyên yêu cầu SV tiêm vắc-xin, như vắc-xin rubella chẳng hạn. Nên vắc-xin COVID-19 thì có gì khác đâu. Còn nếu mọi người căn cứ vào từ “bắt buộc”, thì theo tôi là không hẳn vậy. Các trường không “bắt” SV tiêm vắc-xin. Chỉ là SV nào không tiêm vắc-xin thì không đến trường, những bạn đó có thể đăng ký học online hoặc tạm chưa đến trường chẳng hạn”.
Luật sư Renee Mattei Myers cũng xác nhận với kênh CNBC rằng việc các trường ĐH yêu cầu SV tiêm vắc-xin COVID-19 là hợp pháp.
Sự ủng hộ của sinh viên
Tuy nhiên, không phải SV nào cũng ủng hộ kế hoạch này. Trong một cuộc thống kê của College Pulse (công ty chuyên điều tra, phân tích) thì 71% SV tin rằng nhà trường có quyền yêu cầu SV tiêm vắc-xin trước khi vào trường. Nhưng 19% SV nói rằng họ không ủng hộ yêu cầu này, còn 10% nói họ không chắc chắn.
Nhiều SV vẫn không ủng hộ việc phải tiêm đủ vắc-xin thì mới được tới trường. Ảnh: Sean Rayford/ Getty Images.
Còn rất nhiều vấn đề
Rồi vẫn còn vấn đề khác nảy sinh. Eric Feldman, giảng viên Luật kiêm giảng viên Đạo dức Y tế và Chính sách Y tế của Khoa Luật, ĐH Pennsylvania, dự đoán rằng sẽ có một số SV tìm nhiều cách để “lách” quy định, chẳng hạn như làm thẻ tiêm vắc-xin giả.
Feldman nói: “Khi tôi tiêm vắc-xin, tôi được đưa cho một mảnh giấy vuông, mỗi chiều khoảng 8cm, trên đó có một miếng đề can nhỏ và một con số. Bất kỳ ai có máy quét và chút kỹ năng photoshop cũng có thể tạo ra một cái thẻ như thế trong khoảng 30 giây”.
Và sự thật là một số người cũng đã khoe trên mạng rằng họ tạo ra được giấy tiêm vắc-xin giả.
Nhiều người nói, tấm thẻ tiêm vắc-xin thực ra rất dễ bị làm giả. Ảnh: Brett Coomer/ Houston Chronicle/ Associated Press.
Ngoài ra, có điều luật là những người có lý do sức khỏe hoặc tôn giáo có thể từ chối tiêm vắc-xin. SV cũng có thể dễ dàng lợi dụng ngoại lệ này nếu họ muốn, gây ra tình trạng lộn xộn. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng chấp nhận lý do này. Một số trường quyết định rằng, SV nào không tiêm thì không đến trường, thế thôi.
Du học sinh thì sao?
Mặc dù Tổng thống Biden kêu gọi các bang tiêm vắc-xin cho tất cả người trường thành trước 1/5, nhưng một số SV đến khi nhập học vẫn chưa tròn 18 tuổi, thì làm sao họ được tiêm? Không chỉ thế, SV quốc tế có thể không/ chưa được tiêm vắc-xin ở nước của họ. Thậm chí, có những nước đang dùng những loại vắc-xin chưa được duyệt bởi FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ), thì những SV đến từ các nước này phải làm thế nào?
Còn nữa, không phải du học sinh nào cũng có điều kiện tiêm đủ các liều vắc-xin COVID-19 trước khi nhập học tại Mỹ. Ảnh: Vasha Hunt/ AP.
“Tôi không nghĩ rằng ĐH Rutgers hay bất kỳ trường nào có thể trả lời hết được những câu hỏi này,” – ông Feldman nói – “nhưng hẳn họ biết rằng họ sẽ phải tìm ra cách nào đó thôi”.
Các trường ĐH Mỹ muốn lấy lại hình ảnh bằng... vắc-xin
Lượng sinh viên tại các trường ĐH đang sụt giảm vì các em không muốn trả học phí cho việc học online không hiệu quả.
Các trường ĐH yêu cầu sinh viên tiêm chủng Covid-19.
Điều này dẫn tới những khó khăn tài chính để các trường duy trì hoạt động và trả lương cho giảng viên, nhân viên nhà trường. Do đó, tiêm chủng có thể là bước tiến hướng đến trạng thái "bình thường mới" cho các trường ĐH.
Trường Đại học Rutgers, bang New Jersey và Trường Đại học Cornell, New York, là hai trường đầu tiên thông báo sinh viên bắt buộc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nếu muốn học trực tiếp trong học kỳ mùa thu 2021. Ngay sau đó, ĐH Brown, ĐH Nova Southeastern, Cao đẳng Fort Lewis đã công bố chính sách tương tự.
Antonio Calcado, Giám đốc điều hành ĐH Rutgers, cho biết đưa ra quyết định trên sau khi Tổng thống Joe Biden thông báo người trưởng thành nếu đạt điều kiện sẽ được tiêm chủng từ ngày 19/4. Với khoảng 36.000 sinh viên đại học, 16.000 học viên cao học, ĐH Rutgers là một trong những trường công lập lớn nhất cả nước.
Ông Calcado bày tỏ: "Vắc-xin không chỉ đem lại an toàn cho người dân, nó giúp các trường học sớm trở lại hoạt động bình thường. Đó là lý do chúng tôi yêu cầu thay vì khuyến khích sinh viên tiêm chủng".
Giám đốc Rutgers chỉ ra ba lý do chính cho việc yêu cầu sinh viên tiêm chủng gồm: Sinh viên tương tác thường xuyên với cộng đồng ngoài trường học; sinh viên có xu hướng di chuyển liên tục; sinh viên thường xem nhẹ các biện pháp bảo vệ an toàn như đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc đông người.
Các cơ sở giáo dục đại học khác hy vọng yêu cầu sinh viên tiêm chủng sẽ tạo ra mức độ an toàn nhất định để các em trở lại trường học tập. Một số trường như ĐH Florida tổ chức các điểm tiêm chủng quy mô lớn dành cho sinh viên. Trường dự kiến tiêm phòng cho 20.000 sinh viên mỗi tuần và liên tục trong ba tuần. Hầu hết sinh viên nhà trường bày tỏ hào hứng trước kế hoạch này.
Tuy nhiên, Gerri Taylor, Đồng Chủ tịch Đội phòng chống Covid-19 tại Hiệp hội Y tế đại học Mỹ, cho biết chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở giáo dục đại học chưa ban hành hướng dẫn về việc tiêm vắc-xin phục vụ học trực tiếp. Mục đích của tiêm vắc-xin hiện nay là ngăn các em lan truyền virus khi trở về nhà vào kỳ nghỉ hè. Dù không học trực tiếp, các em vẫn thuê nhà gần trường học hoặc sống trong ký túc xá và học online.
Việc tiêm vắc-xin chưa thể hướng đến hoạt động tái mở cửa trường học vào học kỳ mùa thu năm nay. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vẫn chưa có chỉ đạo về việc yêu cầu sinh viên tiêm vắc-xin mà thông báo hiện nay đều là do các trường tự quyết. CDC vẫn đang thảo luận, đánh giá mức độ an toàn của việc tái mở cửa trường học nếu sinh viên tiêm phòng vắc-xin.
Ngoài ra, thái độ từ phía phụ huynh trước yêu cầu sinh viên tiêm vắc-xin cũng rất đáng lưu tâm. Hầu hết phụ huynh cho biết ủng hộ kế hoạch tiêm vắc-xin nhưng một bộ phận nhỏ lo ngại về tác dụng phụ của vắc-xin.
Số khác cho rằng việc bắt buộc sinh viên tiêm vắc-xin là xâm phạm quyền tự do dân sự của các em. Kế hoạch tiêm chủng của các trường tư thục được phụ huynh ủng hộ nhiều hơn bởi những trường này lắng nghe và tôn trọng ý kiến của sinh viên trước việc tiêm hay loại vắc-xin được sử dụng. Trong khi các trường công lập không ban hành quy định cụ thể mà bắt buộc theo số đông.
Dù vậy, nếu phụ huynh, học sinh hoàn toàn thống nhất với yêu cầu tiêm vắc-xin, các chuyên gia giáo dục nhận định trường đại học chưa thể bước vào trạng thái "bình thường mới". Ông Calcado cho biết khi tái mở cửa, trường vẫn yêu cầu sinh viên đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa Covid-19 như trước đây.
8 trường đại học khó trúng tuyển tại Mỹ Tỷ lệ trúng tuyển của Đại học Harvard là 4,7%, tỷ lệ trúng tuyển của Đại học Yale và Viện Công nghệ California lần lượt là 6,3% và 6,6%. Đại học Harvard thành lập năm 1636, là một trong những trường đại học danh tiếng và luôn đạt thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng trường đại học trên thế giới. Theo...