Tranh cãi ‘iPhone có phải là một chiếc máy tính’
Epic Games đang nỗ lực chứng minh rằng iPhone hoạt động như một máy tính. Nếu thành công, điều này có thể thay đổi hoàn toàn tương lai của Apple.
Cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Epic Games đang đến hồi kết và có thể tác động lớn đến các hoạt động của App Store. Trọng tâm của cuộc chiến là bất đồng của hai bên về bản chất của iPhone.
Epic cho rằng iPhone thực chất là một máy tính, trong khi Apple cho rằng hai thiết bị này có những khác biệt cơ bản. Tranh cãi về bản chất của iPhone đặc biệt quan trọng vì nó sẽ liên quan trực tiếp đến cách hoạt động của App Store. Apple coi đây là “trọng tài” duy nhất quyết định những ứng dụng nào sẽ được xuất hiện trên iPhone.
Nếu Epic chứng minh lập luận của mình đúng, Apple có thể phải cho phép các cửa hàng ứng dụng ngoài App Store xuất hiện trên iPhone, iPad. Kết quả này có thể khiến Apple mất hàng tỷ USD trong tương lai và thay đổi hoàn toàn lịch sử phát triển của hãng.
Cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Epic Games dần đi đến hồi kết, kết quả có thể khiến Apple mất hàng tỷ USD trong tương lai.
Video đang HOT
“Nếu iPhone là một chiếc máy tính, App Store đang độc quyền”, luật sư của Epic lập luận. Nếu ngược lại, đây là một danh mục thiết bị riêng biệt và Apple đang tìm cách đang bảo vệ người dùng của mình bằng cách không cho các kho ứng dụng khác “tiếp cận” iPhone.
Karen Dunn, luật sư đại diện của Apple phản bác: “Epic đang ở đây, yêu cầu toà án buộc Apple phải đưa các ứng dụng hoặc cửa hàng chưa được kiểm tra và không đáng tin cậy vào App Store. Điều này này đi ngược cam kết vững chắc của Apple về an toàn, bảo mật, độ tin cậy với người dùng”.
Ngược lại, luật sư của Epic lập luận, “khu vườn có tường bao quanh” của App Store không nhằm mục đích bảo mật: “Đó là về kinh doanh. Một nhân chứng là chuyên gia phân tích thị trường ước tính tỷ suất lợi nhuận trên App Store của Apple trong năm 2018 và 2019 là khoảng 75%”, luật sư của Epic nói.
Điều này dẫn đến một tranh cãi gay cấn khác là “thuế 30%” của Apple. Đại diện Apple lưu ý: “Hãng không tự đặt ra mức thuế hoa hồng 30%. Steam – một nền tảng trò chơi đã gia nhập thị trường từ năm 2003 mới là người thiết lập con số này. Khi Apple gia nhập thị trường vào năm 2008, 30% được xem như tiêu chuẩn trong ngành, các tài liệu nội bộ của Epic cũng thể hiện điều này”.
Việc tranh cãi về việc iPhone có phải một chiếc máy tính hay không vẫn chưa kết thúc. Quyết định cuối cùng sẽ thuộc về toà án bang California, Mỹ.
CEO Tim Cook bị hỏi khó trong phiên tòa với Epic Games
CEO Tim Cook xuất hiện tại phiên tòa hôm 21.5 để trả lời những câu hỏi xung quanh cuộc chiến pháp lý với Epic Games.
CEO Tim Cook
Apple bị cáo buộc lạm dụng vị thế độc quyền trên thị trường bằng cách tạo ra một "khu vườn có tường bao quanh" để chèn ép các nhà sản xuất ứng dụng. Vụ kiện sẽ tập trung vào những chính sách hà khắc trên App Store, như tính phí hoa hồng 15 - 30% cho các giao dịch mua vật phẩm trong ứng dụng (in-app purchase) và cấm các nhà phát triển mở thêm các phương án thanh toán khác.
Theo AP, suốt 4 giờ đồng hồ ở phiên tòa, CEO Apple không hề dao động trước những cáo buộc từ Epic Games. Kiên định với lập trường bảo vệ App Store, Tim Cook cho biết hệ sinh thái Apple sẽ trở nên hỗn độn nếu cho phép các ứng dụng bên thứ ba làm những điều như vậy.
Ông nói: "Chúng tôi không còn có thể thực hiện lời hứa về quyền riêng tư, an toàn và bảo mật (với khách hàng). Khi mua một chiếc iPhone, họ mua cả một hệ sinh thái".
Cửa hàng ứng dụng App Store ra mắt năm 2008 và trở thành nguồn doanh thu chính của Apple, giúp công ty đạt lợi nhuận 57 tỉ USD trong năm vừa qua.
Sau khi các luật sư hoàn tất phần thẩm vấn, thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers hỏi tại sao Apple không cho phép các kho ứng dụng tính phí hoa hồng thấp hơn xuất hiện trên iPhone, iPad và iPod. Đó cũng là điều Epic Games mong muốn. Công ty này đã mở cửa hàng Epic Games và vẫn thành công dù chỉ thu 12% từ các nhà phát triển trò chơi.
Gonzalez Rogers dẫn ra một cuộc khảo sát cho thấy 39% các nhà phát triển ứng dụng không hài lòng với hệ thống hiện tại của App Store. Người này thắc mắc tại sao nhà sản xuất game phải trả phần lớn tiền hoa hồng trong khi các dịch vụ chuyển tiền, giao dịch trên iPhone lại không cần trả.
CEO Tim Cook giải thích công ty đã hạ mức hoa hồng xuống 15% khi nhà sản xuất đạt doanh thu 1 triệu USD lần đầu tiên. Mặt khác, Apple cũng muốn giúp đỡ các công ty trong mùa đại dịch. Thế nhưng, việc giảm giá lại diễn ra ngay sau khi Epic Games đâm đơn kiện Apple vì hành vi độc quyền.
Thẩm phán Gonzalez Rogers vặn lại: "Ít nhất qua những gì tôi thấy cho đến nay, đó không phải là kết quả của việc cạnh tranh, mà là do Apple đang chịu nhiều áp lực". Không chỉ ở Mỹ, hành vi độc quyền của Apple cũng đang bị các cơ quan châu Âu dòm ngó.
Trong phiên toàn kế tiếp diễn ra vào 24.5, luật sư của cả hai bên sẽ còn phải đối mặt với nhiều câu hỏi hơn nữa. Thẩm phán Gonzalez Rogers dự kiến đưa ra phán quyết chung cuộc trước ngày 13.8. Kết quả của vụ kiện sẽ góp phần định hình lại toàn cảnh ngành công nghệ trên toàn cầu.
Bí ẩn về công ty giúp FBI bẻ khóa iPhone đã có lời giải Sau 5 năm, danh tính công ty bí ẩn giúp FBI mở khóa chiếc iPhone của tên khủng bố đã có lời giải. Để điều tra vụ nổ súng khiến 14 người chết tại San Bernardino vào năm 2015, FBI muốn mở khóa chiếc iPhone của một tên khủng bố, tuy nhiên, Apple đã từ chối và kéo theo một cuộc chiến pháp...