Tranh cãi giữa Mỹ và Mê-hi-cô về thuế quan chưa hạ nhiệt
Tranh cãi giữa Mỹ và Mê-hi-cô chưa hạ nhiệt liên quan kế hoạch Tổng thống Mỹ .Trăm áp đặt mức thuế 5% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mê-hi-cô, nhằm gây sức ép buộc Mê-hi-cô ngăn chặn dòng người di cư vào Mỹ.
Xe ô-tô từ Mê-hi-cô xếp hàng chờ kiểm tra an ninh để vào Mỹ. Ảnh ROI-TƠ
Trên mạng xã hội Twitter ngày 3-6, Tổng thống Trăm viết rằng Mê-hi-cô cần lập tức chặn dòng người di cư và nạn buôn bán ma túy qua biên giới vào Mỹ. Cùng ngày, sau cuộc gặp ở Oa-sinh-tơn với Bộ trưởng Kinh tế Mê-hi-cô G.Cô-lin, Bộ trưởng Thương mại Mỹ U.Rốt nhắc lại quan điểm của Tổng thống Trăm đề nghị Mê-hi-cô nỗ lực nhiều hơn nhằm giúp Oa-sinh-tơn giải quyết vấn đề người nhập cư.
* Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Mê-hi-cô Ma-xê-lô Ép-ra khẳng định, kế hoạch nêu trên của Tổng thống Mỹ sẽ “phản tác dụng” đối với việc ngăn chặn dòng người di cư. Trước đó, Tổng thống Mê-hi-cô L.Ô-bra-đô nhấn mạnh về việc giải quyết vấn đề “thông qua đối thoại”. Mê-hi-cô tin rằng hai bên hoàn toàn có thể đạt thỏa thuận.
* Giới chức Mê-hi-cô cảnh báo, kế hoạch áp thuế của Tổng thống Trăm sẽ ảnh hưởng toàn bộ 50 bang của Mỹ, tác động xấu tới các chuỗi giá trị, người tiêu dùng và các vấn đề liên quan thương mại ở cả hai nước, riêng ngành nông nghiệp có thể thiệt hại khoảng 117 triệu USD mỗi tháng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Mỹ áp thuế với hàng hóa Mê-hi-cô không chỉ có thể đẩy kinh tế Mê-hi-cô rơi vào suy thoái, mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu, thậm chí làm tiêu tan khả năng tái đắc cử của ông Trăm trong cuộc đua vào Nhà trắng năm 2020.
* Cựu ại sứ Mỹ tại Mê-hi-cô A.Uây-nơ cũng chỉ trích lời đe dọa áp thuế mới của Tổng thống Trăm. TTXVN dẫn phát biểu của ông Uây-nơ trên Hill TV cảnh báo rằng, quyết định của Tổng thống Trăm nếu được thực hiện không chỉ ảnh hưởng xấu kinh tế Mê-hi-cô mà cả với kinh tế Mỹ, tác động trực tiếp tới khả năng phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ, Mê-hi-cô và Ca-na-đa (USMCA).
Theo NDĐT
Trung Quốc lo bị Mỹ o ép vào phút cuối trên bàn đàm phán
Các quan chức đang lo ngại Trung Quốc có thể bị đặt vào tình huống lúng túng hoặc bị ép đưa ra các nhượng bộ vào phút cuối tại cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ, dự kiến được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Tổng thống D.Trump tại bang Florida (Mỹ), theo hãng tin Bloomberg.
Video đang HOT
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida (Mỹ) hồi tháng 4-2017. Ảnh: Reuters
Bắc Kinh cảnh giác sự khó lường của ông Trump
Tổng thống Trump thường xuyên ca ngợi sức mạnh mối quan hệ cá nhân của ông với Chủ tịch Tập Cận Bình và dành cho ông Tập những lời lẽ nồng ấm.
Tuy nhiên, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhích gần đến một thỏa thuận thương mại được thiết kế để sắp đặt lại mối quan hệ kinh tế giữa họ trong những năm sắp tới, một câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu ông Tập có đủ tin tưởng ông chủ Nhà Trắng để lên máy bay sang Mỹ ký thỏa thuận đó?
Trong nhiều tuần qua, Tổng thống Trump cùng các trợ lý của ông đã thúc ép ông Tập đồng ý dự cuộc gặp thượng đỉnh ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago để hoàn tất thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại đang phủ bóng lên nền kinh tế toàn cầu. Ông Trump nói rằng chỉ khi cả hai nhà lãnh đạo gặp nhau, các chi tiết cuối cùng của thỏa thuận mới có thể được dàn xếp.
Tuy nhiên, từ lâu các quan chức Trung Quốc lo ngại rằng Tổng thống Trump, với cách hành xử khó đoán định, có thể khiến ông Tập rơi vào thế lúng túng hoặc bị ép đưa ra những nhượng bộ thương mại vào phút cuối.
"Đó thực sự là một câu hỏi hóc búa đối với ông Tập. Mối lo lắng về việc bị ông Trump làm khó ở bàn đàm phán là một rủi ro thực sự đối với ông", Eswar Prasad, chuyên gia nghiên cứu kinh tế Trung Quốc ở Đại học Cornell (Mỹ), người thường xuyên tiếp xúc các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh, nhận định.
Các trợ lý của ông Trump đang xây dựng một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong sự nghi ngờ. Theo họ, Trung Quốc đã dối trá và lừa gạt Mỹ trong nhiều thập kỷ về các cam kết thương mại, do vậy họ không tin tưởng Trung Quốc sẽ tuân thủ các cam kết như vậy nữa trừ khi họ đạt được một thỏa thuận với các điều khoản thực thi cứng rắn.
"Đó là một vấn đề quan trọng. Những gì tổng thống muốn là một thỏa thuận mà tính thực thi được đặt lên hàng đầu", Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, nói tại cuộc điều trần về đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại hạ viện Mỹ hôm 27-2.
Các quan chức ở Bắc Kinh muốn bảo đảm rằng ông Trump sẽ không gạt bỏ thỏa thuận vào phút cuối một lần nữa. Ông Trump đã bác bỏ ít nhất hai thỏa thuận với Trung Quốc được trình lên ông kể từ cuộc gặp ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago hồi tháng 4-2017, bao gồm thỏa thuận về việc Trung Quốc cắt giảm công suất thép dư thừa do Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đích thân đàm phán và một thỏa thuận thương mại mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đạt được với phái đoàn đàm phán Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu vào năm ngoái.
Tháng trước, Tổng thống Trump cũng sớm rời hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Hà Nội mà không ký thỏa thuận nào. Điều này càng làm gia tăng các lo ngại của Trung Quốc về cách hành xử khó lường của ông.
Cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Ngụy Kiến Quốc tin rằng, ông Trump sẽ không bao giờ rời bỏ hội nghị thượng đỉnh với ông Tập như cách đã làm với ông Kim Jong-un. Ông cho rằng hậu quả của một hành động như vậy sẽ rất nghiêm trọng.
Trung Quốc muốn thỏa thuận phải "có qua, có lại"
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trao đổi bên lề cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung ở Bắc Kinh hồi tháng 2-2019. Ảnh: Reuters
Trong nhiều tháng qua, Tổng thống Trump nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và điều này đã làm thay đổi tốc độ của các cuộc đàm phán. Trong những ngày gần đây, cả hai nước tổ chức các cuộc họp từ xa mỗi ngày.
Hôm nay 15-3, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật đầu tư nước ngoài mới với các điều khoản cam kết các công ty nước ngoài sẽ được đối xử công bằng giống như các công ty trong nước trong các cuộc đấu thầu của nhà nước; cấm nhà chức trách trong nước bắt buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ để được tiếp cận thị trường; cấm các quan chức Trung Quốc lạm dụng các thông tin bí mật kinh doanh của các công ty nước ngoài hoặc chuyển cho các công ty trong nước... Luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.
Giới phân tích cho rằng luật mới thông qua nhanh chóng dường như là một nỗ lực của Bắc Kinh để làm hài lòng các nhà đàm phán thương mại Mỹ khi cả hai nước tiến gần một thỏa thuận thương mại chấm dứt cuộc chiến thuế.
Trung Quốc cũng đã cam kết mua 1.200 tỉ đô la hàng hóa Mỹ trong sáu năm tới và mở cửa thị trường trong nước cho một ngành kinh doanh quan trọng.
Song các nhà đàm phán Trung Quốc cũng muốn Mỹ phải nhất trí rằng bất cứ cam kết nào trong thỏa thuận thương mại, đặc biệt là các điều khoản về thực thi "phải có qua có lại".
Mỹ yêu cầu Trung Quốc cam kết không trả đũa bất cứ biện pháp trừng phạt nào mà Washington có thể áp đặt trong trường hợp Bắc Kinh không tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn phản bác lại rằng bất kỳ cơ chế thực thi nào phải "hai chiều và công bằng".
Giới phân tích cho rằng Tổng thống Trump có thể ngoảnh mặt với bất kỳ thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Ông đang đối mặt với nhiều nghi ngờ về việc liệu cuộc chiến tranh thương mại mà ông phát động cũng như những thiệt hại kinh tế do cuộc chiến này gây ra ở các bang nông nghiệp có xứng đáng hay không.
Song cả ông Trump lẫn ông Tập có những lý do riêng để quyết tâm dàn xếp các bất đồng thương mại giữa hai nước. Ông Trump đang đứng trước áp lực phải chứng minh rằng chính sách thương mại "Nước Mỹ trên hết" có thể mang lại kết quả. Theo nhiều người, chính sách này chưa mang lại nhiều thành công như dự kiến. Năm 2018, thâm hụt thương mại và dịch vụ của Mỹ với nước ngoài đã phình lên con số 621 tỉ đô la, mức cao nhất kể từ năm 2008 và tăng hơn 20% (gần 120 tỉ đô la) so với năm 2016 khi ông chưa lên nắm quyền.
Trong khi đó, một hội nghị thượng đỉnh thành công ở Mar-a-Lago sẽ giúp ông Tập dập tắt những tiếng nói chỉ trích trong nước, theo nhận định của Steve Tsang, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trường Nghiên cứu châu Phi và phương Đông của Đại học London (Anh).
Ông Tsang nói: "Nếu ông Tập không đạt được một thỏa thuận chấp nhận được với ông Trump và nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục trượt dốc, áp lực đối với ông Tập sẽ tăng lên".
Hôm 14-3, hãng tin Bloomberg dẫn ba nguồn tin cho biết cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình để ký kết thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại sẽ không diễn ra vào tháng này như dự kiến mà có thể dời lại vào cuối tháng 4.
Một nguồn tin nói rằng Trung Quốc đang thúc ép Mỹ tổ chức cuộc gặp này theo nghi lễ chuyến thăm cấp nhà nước chính thức mà theo truyền thống sẽ diễn ra ở Washington. Một nguồn tin khác cho biết Trung Quốc đã hủy bỏ kế hoạch chuyến bay đưa ông Tập sang Mỹ vào cuối tháng này sau chuyến công du châu Âu.
Các nguồn tin nói rằng hai nước đang tập trung đàm phán về lộ trình loại bỏ dần các quy định bắt buộc các công ty nước ngoài phải liên doanh với các đối tác Trung Quốc nếu muốn làm ăn ở nước này; cơ chế thực thi thỏa thuận thương mại và việc dỡ bỏ thuế mà hai nước đã áp đặt vào hàng hóa của nhau.
Theo TBKTSG Online
Mỹ có nguy cơ sa vào cuộc chiến thương mại với hai 'gã khổng lồ' châu Á cùng lúc Trong khi Mỹ đang đàm phán để kết thúc chiến tranh thương mại với Trung Quốc trong thời hạn, căng thẳng giữa Washington và gã khổng lồ châu Á khác là Ấn Độ lại gia tăng cường độ, theo CNN. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross dự định đến thăm Ấn Độ ngày 14/2 cho các cuộc đối thoại trong khi căng...