Tranh cãi gay gắt về phương án nghỉ Tết 7 hay 10 ngày
Phương án nghỉ Tết 10 ngày được đa số người lao động đồng ý, nhưng các chuyên gia cho rằng như vậy là dài và lãng phí.
Bộ LĐTB&XH vừa đưa ra 2 phương án nghỉ Tết nguyên đán Đinh Dậu 2017 với số ngày nghỉ khác nhau. Cụ thể, Bộ đề xuất hai phương án nghỉ 7 ngày hoặc 10 ngày. Cả 2 phương án nghỉ Tết này đều nhận được sự quan tâm từ phía người lao động.
Người lao động ủng hộ nghỉ nhiều
Anh Nguyễn Văn Tình, làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh – Hà Nội) đồng ý với phương án nghỉ Tết 10 ngày. Theo anh Tình, việc nghỉ Tết như đề xuất trên chỉ áp dụng cho khối hành chính – sự nghiệp, không cho khối liên doanh như công ty của anh. Tuy nhiên, cũng có tác động nhất định tới các doanh nghiệp. Nếu khối nhà nước được nghỉ Tết 10 ngày, thì các ông chủ người nước ngoài cũng sẽ xem xét kéo dài thêm thời gian nghỉ Tết cho người lao động.
“Ở công ty tôi, đa số công nhân là người địa phương lân cận. Tuy nhiên, người lao động thuộc khối văn phòng lại tới từ các tỉnh xa như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh… Cho nên nghỉ Tết 10 ngày mới đủ thời gian để họ về quê nội ngoại, có thời gian gần gũi gia đình. Đối với người lao động tại các khu công nghiệp ở miền Nam, nghỉ 10 ngày Tết mới thỏa mãn thời gian ra Bắc. Vì thời gian đi tàu ra – vào cũng mất khoảng 4 ngày rồi” – anh Tình nói.
Nhiều người cho rằng, nghỉ Tết 10 ngày mới “thỏa”
Nhiều người lao động cũng cho rằng, nghỉ Tết 10 ngày là hợp lý, vì đời sống người dân đã dần được nâng cao. Nghỉ Tết dài sẽ kích cầu tiêu dùng, các khu du lịch, vui chơi sẽ hút khách nhiều hơn. Đồng thời, lượng người về quê và trở lại các thành phố lớn sau Tết cũng giãn ra, tránh được ùn tắc và tai nạn giao thông. Vấn đề còn lại là “tiền nhiều hay ít” mà thôi.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, đa số người lao động ủng hộ phương án nghỉ 10 ngày. Bởi nhiều lao động phía Nam ra Bắc ăn Tết thường gặp rất nhiều khó khăn về phương tiện tàu xe.
Về ý kiến cho rằng, nghỉ Tết dài ngày sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, nhất là những đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, ông Mai Đức Chính nói: “Nếu doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt, khi Chính phủ công bố thời gian nghỉ Tết thì họ phải tính đến việc sản xuất trong thời điểm đó như thế nào. Không nên bị động chuyện này. Không chỉ Việt Nam, nhiều nước cũng có lịch nghỉ dài như vậy”.
Tuy nhiên, ông Mai Đức Chính nhấn mạnh: Điều quan trọng là sau nghỉ Tết là phải trở về làm việc nghiêm túc. Không nên để dư âm Tết kéo dài như chúc tụng, lễ chùa…
Video đang HOT
Nghỉ nhiều lấy đâu ra tiền?
Nhiều người lao động phân tích, người Việt Nam có tâm lý muốn “nghỉ Tết một mạch” dù ngắn hay dài ngày, không muốn thời gian làm và nghỉ đan xen. Cho nên nếu nghỉ ngắn thì cũng thu xếp đổi lịch làm việc để có thời gian nghỉ được trọn vẹn, không bị công việc chi phối.
Ông Bùi Sỹ Lợi: “Tôi đồng ý phương án nghỉ Tết 7 ngày”
Theo ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nếu tính toàn bộ nghỉ lễ, Tết năm nay là khoảng 20 ngày. Nếu so với các nước trên thế giới, thời gian nghỉ là không cao, nhưng xét trên phương diện mặt bằng trong nước, tình hình kinh tế – xã hội, năng suất lao động của chúng ta thì đó là thời gian dài và lãng phí.
“Có người nói nghỉ dài là để kích thích tiêu dùng, nhưng tôi nghĩ vấn đề là nền kinh tế có được kích thích theo cách này hay không thì phải tính toán. Nếu nghỉ quá dài thì lấy đâu ra tiền lương, thu nhập, lấy gì kích thích tiêu dùng? Cho nên, thời gian nghỉ Tết cần hợp lý để vừa giải quyết được vấn đề thăm thân, gia đình. Giải quyết tình cảm nhưng phải nghĩ đến vấn đề việc làm, năng suất lao động” – ông Bùi Sỹ Lợi nói.
Nhiều chuyên gia lao động cũng thừa nhận, nghỉ Tết 7 ngày là hợp lý. Điều này một mặt đảm bảo được truyền thống của người Việt Nam, mặt khác phải nghĩ đến việc làm, kiếm thêm thu nhập. Điều dễ dàng nhận thấy là Việt Nam có năng suất lao động xếp loại thấp khu vực nếu nghỉ lễ – Tết dài thì sẽ rất mâu thuẫn.
Phương án thứ nhất, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 – 1/2/2017, tức 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng Giêng năm Đinh Dậu. Do mùng 1, mùng 2 Tết Âm lịch rơi vào hai ngày cuối tuần, công chức được nghỉ bù vào mùng 4, mùng 5 Tết. Tổng cộng có 7 ngày nghỉ và không hoán đổi.
Phương án thứ hai, công chức nghỉ từ 27/1 – 5/2/2017, tức 30 tháng Chạp năm Bính Thân đến mùng 9 tháng Giêng năm Đinh Dậu. Việc hoán đổi ngày nghỉ thực hiện như sau: Công chức đi làm thứ Bảy 11/2/2017 nghỉ thứ Sáu 3/2/2017, để kỳ nghỉ kéo dài 10 ngày liên tục.
Theo VOV
Nghỉ Tết 7 ngày hay 10 ngày: Cả hai đều... quá nhiều!
"Nước ta đang là công xưởng của Thế giới. Do vậy dù muốn hay không Việt Nam vẫn phải thay đổi thói quen nghỉ lễ dài ngày này"
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có dự thảo tờ trình Chính phủ về các ngày nghỉ lễ Tết năm 2017. Do dịp lễ Tết có ngày làm việc xen kẽ dịp nghỉ cuối tuần nên Bộ đưa ra các phương án với số ngày nghỉ khác nhau.
Tết Nguyên Đán 2017 sẽ có hai phương án nghỉ 7 hoặc 10 ngày. Phương án thứ nhất, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 đến 1/2/2017 (tức 29 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng giêng năm Đinh Dậu).
Phương án thứ hai, công chức nghỉ từ 27/1 đến hết 5/2/2017 (tức 30 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 9 tháng giêng năm Đinh Dậu).
Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều. Ảnh minh họa
Việc nghỉ Tết 7 ngày hay 10 ngày đang thu hút được nhiều sự quan tâm từ phía dư luận. Một số ý kiến cho rằng, việc nghit tết 7 hay 10 ngày đều là quá dài. Bên cạnh đó, khá nhiều người ủng hộ phương án nghỉ 10 ngày.
Làm ít nghỉ nhiều
Về vấn đề này, trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia cho rằng, người Việt Nam nghỉ nhiều quá. Điều này ảnh hưởng lớn đến sản xuất của các doanh nghiệp.
"Khi Nhà nước cho phép nghỉ thì tất cả các cơ quan, doanh nghiệp đều phải nghỉ hết. Khi đó doanh nghiệp tất nhiên là sẽ có cơ chế riêng của họ. Nếu làm việc vào những ngày nghỉ lễ, doanh nghiệp sẽ phải trả ít nhất là gấp rưỡi hoặc gấp đôi lương. Chính vì điều này mà các doanh nghiệp nói chung sẽ có tâm lý là không thích.
Hơn nữa, tốc độ làm việc của người Việt Nam quá chậm, không thể có năng suất lao động cao. Bởi khi tính năng suất lao động người ta tính bình quân trên một đầu người lao động trong cả năm. Dẫu năng suất lao động mỗi ngày của người lao động có cao nhưng nghỉ nhiều thành ra năng suất cả năm thấp." TS. Tri phân tích.
Theo vị chuyên gia, Việt Nam cần phải cân đối giữa hai nhu cầu của xã hội đó là nghỉ dài hay ngắn. Đồng thời để quyết định vấn đề này cần phải có số liệu để chứng minh. Để có thể đưa ra phương án hợp lý nhất, chúng ta cần làm một cuộc điều tra xã hội học. Từ đó làm cơ sở cho kiến nghị, nghị định Chính phủ. Nếu như đa số người dân thích thì ta có thể chấp thuận.
Ngoài ra cũng cần phải nghiên cứu để giải quyết hai việc là lợi hay không lợi. Lợi từ phía ai, không lợi từ phía ai. Đấy cũng là một vấn đề rất quan trọng.
Thay đổi là tất yếu
Tiếp tục làm rõ vấn đề, vị chuyên gia cho rằng: "Đối với bộ máy công chức, viên chức nhà nước thì hầu như lấy tiền từ ngân sách nhà nước, cho nên họ không trực tiếp ảnh hưởng tới vấn đề này. Họ nghỉ vẫn được lương thế này mà không nghỉ họ vẫn được lương thế này.
Thế nhưng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các dây chuyền sản xuất trong nền kinh tế công nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng gián đoạn, lãng phí. Nhà nước cho nghỉ thì doanh nghiệp phải thực thi, nếu huy động người lao động làm việc thì doanh nghiệp phải trả tối thiểu là gấp rưỡi, gấp đôi, theo luật.
Ngoài ra, nếu nghỉ dài quá, thì các công nhân sẽ về quê, điều này gây áp lực cho ngành giao thông. Nếu mà nghỉ ít thì người ta sẽ nghĩ rằng thôi để dịp khác, khi nào nghỉ phép thì về.
Chúng ta cũng không nên tạo ra sự căng thẳng quá đối với giao thông trong tình hình hiện nay. Đấy là cái cần phải cân nhắc tất cả các mặt đó để từ đó ta chọn ra một phương án tối ưu, hợp lý nhất."
Theo TS. Tri, không nên để nghỉ lễ quá nhiều trong điều kiện như ở Việt Nam hiện nay. Có thể sẽ giảm bớt ngày nghỉ của Tết Nguyên Đán cho phù hợp với xu thế của Quốc tế.
Việt Nam vốn là một nước có năng suất lao động thấp, nền kinh tế nặng về gia công. Hay nói cách khác nước ta đang là công xưởng của Thế giới. Do vậy dù muốn hay không Việt Nam vẫn phải thay đổi thói quen nghỉ lễ dài ngày này.
Trả lời về việc thay vì để bị động, Việt Nam có nên chủ động thay đổi việc nghỉ lễ cho hợp lý hay không khi Việt Nam đang dần trở thành nước gia công cho thế giới, PGS TS. Nguyễn Hữu Tri cho rằng:
"Việc này cần phải làm từng bước theo lộ trình, làm cái gì cũng phải cho lộ trình. Nếu mình quyết định một cái gì quá đột ngột thì trong tư duy nhận thức người ta vẫn chưa thể quen với điều đó'.
Trước đây, nhà nước chỉ cho nghỉ Tết Nguyên Đán có hai ngày rưỡi, Tết Dương lịch thì được nghỉ một ngày. Còn bây giờ nghỉ quá nhiều, tới 8-9 ngày, làm người lao động trở nên trì trệ, lười biếng. Điều này cần phải thay đổi, nhất là khi nền kinh tế nước ta đã hội nhập".
Theo Đất Việt
Nhiều ý kiến ủng hộ nghỉ Tết 10 ngày Phương án nghỉ Tết 10 ngày được nhiều người ủng hộ với lý do thêm thời gian bên gia đình, giúp kích cầu tiêu dùng, du lịch, giảm tải giao thông. Dự thảo về thời gian nghỉ lễ, Tết năm 2017 với hai phương án nghỉ Tết Âm lịch là 7 ngày hoặc 10 ngày thu hút được nhiều sự quan tâm và...