Tranh cãi dữ dội clip cô giáo ở TP. HCM nhảy “sexy” trong lớp học: Tạo tiếng cười vui trên giảng đường hay vượt ngoài chuẩn mực sư phạm?
Đoạn clip do một người tự nhận là sinh viên một trường đại học ở TP. HCM đăng tải, ghi lại hình ảnh cô giáo vừa hát vừa nhảy vũ điệu “sexy” cho sinh viên xem.
Theo người chia sẻ, đây là tiết học cuối cùng của môn tiếng Anh. Trong đoạn video chỉ hơn 30 giây, cô giáo trong bộ áo dài truyền thống vừa cầm mic hát vừa nhảy “sexy”. Phía sinh viên bên dưới liên tục khen và động viên cô giáo của mình: “dễ thương quá cô ơi”, “nhảy lại đi cô”, cùng tiếng vui cười và vỗ tay hoan nghênh.
Cô giáo trong bộ áo dài vừa hát vừa nhảy “sexy”. (Ảnh cắt từ clip)
Nhiều học sinh, sinh viên khi xem đoạn clip đều cho rằng cô giáo khá hòa đồng và đáng yêu. Bên cạnh đó, họ bày tỏ sự lo ngại cho cô, hình ảnh nhà trường, đồng thời lên án người đăng clip khi cho rằng đây là một đoạn video mang tính cá nhân. Ngược lại, một số bình luận lên án cô giáo, cho rằng hành động này hoàn toàn không phù hợp với nơi cần sự nghiêm túc như giảng đường.
Video đang HOT
Một số bình luận lên án cô giáo, cho rằng hành động này hoàn toàn không phù hợp với nơi cần sự nghiêm túc như giảng đường. (Ảnh cắt từ clip)
“Cô giáo này sai rồi, khi cô ở trong 1 hoàn cảnh khác thì không sao, đằng này đang trên lớp. Thêm nữa, cả cô trò nên thống nhất với nhau là không chụp ảnh (tốt nhất là cất mọi máy ảnh và không được ghi hình – giao ước dưới bất cứ hình thức nào như camera giấu kín… nếu ai cố tình thì sẽ cho là lỗi của người ấy). Chúng tôi khi họp lớp cũng đều như vậy” , một người nhận xét.
Với những cô giáo trẻ, độ tuổi giữa giáo viên và sinh viên không nhiều thì giữa cô – trò có thể có mối quan hệ thân thiết như bạn bè đồng trang lứa. Những hoạt động giao lưu cởi mở, vui vẻ có thể giúp giảm sự căng thẳng của giờ học, như một cách “F5″ cho đầu óc để dễ dàng tiếp thu kiến thức mới.
Tuy nhiên, đôi khi sự gần gũi lại vượt quá giới hạn cần thiết, đặc biệt là ở các nước Á Đông.Việc tạo sự “phá cách” trên bục giảng như thế nào để phù hợp hoàn cảnh, vẫn phải giữ hình tượng và không ra ngoài chuẩn mực sư phạm cũng là nghệ thuật của người đứng lớp.
Đề bài khiến giáo viên và phụ huynh chia thành "đôi ngả": Số 74 đọc là bảy mươi tư hay bảy mươi bốn?
Học sinh chọn đáp án "bảy mươi bốn", cô giáo gạch bỏ, cho rằng "bảy mươi tư" mới là kết quả chính xác.
Không phải là bài tính toán, chỉ đơn giản cho số cụ thể và khoanh tròn đáp án đúng nhưng bài toán này sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã gây ra luồng tranh cãi từ phía các bậc phụ huynh. Đây là hình được chụp từ đề cương ôn tập học kỳ môn toán lớp 1, được chia sẻ với mong muốn tham khảo ý kiến các giáo viên về cách đọc chính xác nhất.
Theo đó, học sinh khoanh tròn phương án A (Bảy mươi bốn). Tuy nhiên đáp án này không được chấp nhận. Cô giáo chấm sai, khoanh đáp án B (Bảy mươi tư).
Bảy mươi tư hay bảy mươi bốn?
Nhóm đứng về phía học sinh thì cho rằng, thật ra, tư là cách đọc của số thứ tự, còn bốn mới là cách dùng để đọc số đếm. Ví dụ, người ta sẽ nói bốn cái bánh chứ không ai dùng tư cái bánh. Cho nên, trong ngữ cảnh số đếm như đề bài, giáo viên khi chọn đáp án bảy mươi tư không chính xác, phải là bảy mươi bốn mới đúng. "Nếu cô giáo đọc số 14 là số Mười Tư thì cô giáo đúng. Tất cả những văn bản chính thức đều phải dùng đáp án A" , một người nói.
Nhiều người khác lại cho rằng, cả 2 đáp án đều đúng nên cô giáo gạch bỏ đáp án học sinh là quá cứng nhắc. Theo những người này, nếu ở miền Bắc thì bảy mươi tư là đúng còn ở miền Nam thì bảy mươi bốn, không thể đưa ra đề bài rồi bắt học sinh phải phát âm theo đúng vùng miền của người soạn thảo được. "Sai là người soạn thảo ra đề và đáp án sai. Theo tôi đọc bảy mươi tư nhằm để phân biệt, tránh nhầm lẫn với số bảy mươi mốt khi đọc".
Một giáo viên tiểu học cho biết: "Nếu chỉ để hiểu nghĩa thì lâu nay, việc gọi "bảy tư" hay "bảy bốn" đều hiểu được. Nhưng khi dạy và đặc biệt là đưa vào văn bản viết, tôi và hầu hết các giáo viên ở đây đều đọc là "bảy mươi tư". Số 4 chỉ đọc là bốn ở số 4 và 14, còn từ 24 thì đọc là tư (hai mươi tư). Vì thế, số 74 phải đọc là bảy mươi tư. Sách giáo khoa cũng ghi như vậy. Tôi cho rằng, "bảy mươi bốn" là phương ngữ", còn "bảy mươi tư" mới là cách nói để đưa vào văn bản viết".
Đối với học sinh lớp 1 chưa phân biệt được văn nói, văn viết như thế nào, đọc đúng theo số là tốt lắm rồi. Đó là lý do một số phụ huynh cho rằng đề bài quá... xoăn nao.
"Không hiêu tai sao lây điêu nay cho tre kiêm tra môn toan? Vê những gi liên quan đên ngôn ngữ thi đã đươc lông vao môn Văn rôi ma? Minh cung tư thu nhân cha biêt liêu A co sai không? Nêu co thi dưa vao chuân nao? Hay la chuân "quen miêng - quen tai"? Nêu co khai niêm đoc sô 4 thanh "Tư" khi no năm ơ vi tri hang "chuc" thi 14 ta phai đoc sao?", bạn K.A thắc mắc.
Sinh viên mặc đồ hiphop lên giảng đường, CĐM tranh cãi "rần rần" Vấn đề lựa chọn trang phục trong những hoàn cảnh khác nhau là vô cùng quan trọng. Theo đó, để tạo thiện cảm cũng như thể hiện sự tôn trọng với người xung quanh, bạn cần có những bộ đồ phù hợp. Mới đây, câu chuyện không ít những sinh viên đại học với phong cách ăn mặc thoải mái, tự do, quần...