Tranh cãi chuyện ô tô bị từ chối bảo hành vì không… thay dầu chính hãng
Một số chủ xe gặp lỗi liên quan đến màn hình giải trí, ghế chỉnh điện… nhưng đại lý không tiếp nhận bảo hành với lý do ô tô của khách không bảo dưỡng định kỳ tại các đơn vị ủy quyền chính hãng.
Anh Trần Quốc Hoàn ở Hà Đông (Hà Nội) mới gặp vấn đề với bộ phận chỉnh điện trên chiếc ô tô mà anh lấy từ tháng 9/2020. Tuy nhiên khi mang xe ra đại lý mà mình mua để bảo hành, anh bị từ chối với lý do xe không bảo dưỡng tại các đại lý ủy quyền chính hãng theo đúng định kỳ.
Ô tô không bảo dưỡng tại đại lý ủy quyền chính hãng có thể bị từ chối bảo hành. Ảnh minh họa .
Trong khi đó, anh Hoàng Đức Linh ở Gia Lâm (Hà Nội) cũng không được bảo hành với lý do tương tự. “Xe tôi đi hơn một năm thì lỗi màn hình giải trí, kỹ thuật viên của hãng kiểm tra và kết luận là hỏng nhưng không chấp nhận thay thế”, anh cho hay. “Xe tôi bảo dưỡng lần đầu trong hãng, còn những lần sau do không thuận tiện nên đã làm ở ngoài”.
Chủ nhân hai chiếc xe trên cho rằng việc bảo dưỡng với các hạng mục liên quan đến phần động cơ, hệ thống lái hay các bộ phận vận hành… không hề liên quan đến phần giải trí hay tiện nghi trên xe. “Nếu xe lỗi động cơ, hộp số thì bắt bẻ còn được, đằng này cái màn hình “đột tử” chẳng lẽ cũng do tôi thay dầu không chính hãng nên nó hỏng”, anh Đức Linh phân trần.
Câu chuyện về việc ô tô không bảo dưỡng chính hãng bị từ chối bảo hành đã nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. “Chính mình đã rơi vào tình huống không được bảo hành do không thay lọc gió điều hòa. Tranh cãi với showroom rồi gọi điện lên hotline để phản ánh, cuối cùng họ bảo mình mang qua đại lý khác để bảo hành”, anh Phạm Tuấn kể về trường hợp của mình.
Video đang HOT
Một số khách hàng chọn bảo dưỡng xe tại gara ngoài để tiết kiệm chi phí. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, anh Đức Hải thì cho rằng tùy từng hãng và tùy cả showroom mình làm dịch vụ mà chính sách có thể “thoáng” hơn. “Em có bỏ bảo dưỡng hãng vài lần, nhưng bộ phận nào nằm trong chính sách bảo hành thì vẫn được hưởng quyền lợi đầy đủ. Em thấy như vậy là hợp lý cả đôi bên và không phải hãng nào cũng gây khó dễ cho khách hàng”, anh viết.
Ngoài những ý kiến bất bình với chính sách trên, một số người cho rằng đây là quy định của từng hãng và khi mua xe tức là người dùng đã chấp nhận. “Vấn đề không bảo dưỡng trong hãng sẽ bị hãng từ chối bảo hành đâu phải chuyện mới. Nó được đề cập “giấy trắng mực đen” trong sổ bảo hành mà”, chủ sở hữu một chiếc xe Hyundai cho hay.
Chính sách bảo hành của TC Motor đối với dòng xe Hyundai tại Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.
Người này dẫn quy định của TC Motor, đơn vị phân phối xe Hyundai tại Việt Nam, có nêu: “Bảo hành sẽ không được áp dụng cho bất cứ một hư hỏng, tổn thất nào xảy ra trong trường hợp xe ô tô không được bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đầy đủ, không đúng quy định tại Hướng dẫn sử dụng và/hoặc việc bảo dưỡng không được thực hiện bởi Đại Lý Ủy Quyền”.
Cũng đứng về phía chính sách của hãng, chủ xe tên Thắng cho rằng các quy định về bảo hành đều rất chặt chẽ, có trách thì người dùng nên tự hỏi mình đã khi nào xem các điều khoản trong sổ bảo hành. “Anh mang ra gara ngoài để sửa, rồi ai sẽ đảm bảo cho anh là thợ ở đó làm đúng quy trình, linh kiện thay đạt tiêu chuẩn, bảo dưỡng đúng các hạng mục và đúng kỳ? Khách hàng muốn làm ngoài cho rẻ, cắt bớt một số hạng mục rồi đến khi xe gặp vấn đề lại quay sang “bắt đền” hãng”.
Câu chuyện xung quanh việc hãng từ chối bảo hành đối với xe không bảo dưỡng tại các đại lý ủy quyền tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau. PV Dân trí đã liên hệ với một số hãng xe thì đều nhận được câu trả lời chung rằng đây là quy định căn cứ trên các yêu cầu của nhà sản xuất. “Ràng buộc này nhằm đảm bảo trải nghiệm cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên và đều đã quy định rõ”, đại diện một hãng xe cho hay.
Gắn đồ chơi trên ô tô có bị hãng từ chối bảo hành?
Việc lắp thêm một số phụ kiện trên xe có khả năng bị từ chối bảo hành theo quy định của hãng xe.
Bảo hành ô tô là công việc quan trọng phải có khi mua xe, điều này thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với khách hàng, đảm bảo sản phẩm bán ra là tốt nhất và làm tăng lòng tin của người mua. Hiện nay, một số hãng xe khẳng định chất lượng xe qua chế độ bảo hành. Tuy nhiên, chủ xe cần lưu ý đối với một số trường hợp như lắp thêm một số phụ kiện, đồ chơi trên xe có khả năng sẽ bị từ chối bảo hành.
Từ chối bảo hành xe "độ"
Bảo hành giữa các hãng xe có thể khác nhau nhưng sẽ có một số đặc điểm chung về quy định các trường hợp đạt tiêu chuẩn để được bảo hành cũng như từ chối. Trong đó, nhiều chủ xe cũng hoang mang không biết trường hợp nào thì bị từ chối bảo hành.
Anh Nguyễn Hoàng Quân chia sẻ: "Tôi đang cần tư vấn về vấn đề lắp các Option như DVD, loa sub, cảm biến lùi, camera...Nói chung liên quan đến phần điện và làm tại garage bên ngoài không thuộc hãng xe quản lý. Nhưng khi mua xe bị các bác nhân viên bán hàng báo rằng lắp thêm bên ngoài sẽ không được bảo hành xe theo quy định."
Các vấn đề như dán kính, trải sàn không làm ảnh hưởng đến chế độ bảo hành của xe. Ảnh: THY NHUNG
Theo đó, một số người cho rằng đây chỉ là "chiêu trò" bán hàng của nhân viên, còn lắp đồ chơi bên ngoài không ảnh hưởng gì đến việc bảo hành xe. Tuy nhiên, cũng một số ý kiến cho rằng chủ xe nên cân nhắc và hỏi hãng xe trước khi lắp thêm nội thất.
"Tôi nghĩ là cân nhắc trước khi làm, tôi cũng có tư vấn vài một số hãng, thay vì lắp bên ngoài thi chủ xe có thể mua phụ kiện mang vào hãng lắp và vẫn được bảo hành. Đa phần xe hỏng về điện là do lắp thêm đồ chơi (phần điện) mà không tham khảo sơ đồ thiết kế của mạch điện theo xe"- Anh Ngô Quỳnh một chủ xe cho biết.
Theo khảo sát của PV, tuy theo quy định của một số hãng xe nên việc lắp thêm đồ chơi hay không còn tùy thuộc vào đồ chơi đó liên quan, ảnh hưởng đến bộ phận nào của xe. Đơn cử như các nội thất như màn hình, loa hay camera... ảnh hưởng đến hệ thống điện có khả năng hãng xe từ chối bảo hành. Tuy nhiên, không phải hãng xe nào cũng "áp đặt" quy định này.
Mỗi hãng xe quy định khác nhau
Việc lắp thêm phụ kiện có thể mất chi phí rẻ nhất khoảng 200 ngàn đồng và cao nhất lên đến hàng chục triệu đồng. Đã mất một khoản chi phí lớn để "độ" xe, thêm vào đó còn không được bảo hành thì các chủ xe cũng cần lưu ý.
Anh Chiến, Quản lý cửa hàng Mười Hùng Auto cho biết: cũng tùy vào vị trí mà chủ xe thay thế hoặc làm mới. Đơn cử như các dòng xe như Audi, Lexus, BMW, ... các dòng xe sang, kỹ thuật có tay nghề không cứng sẽ dễ bị lỗi nên các hãng từ chối bảo hành là đúng. Đối với các đơn vị làm nội thất lớn, các kỹ sư có tay nghề cao hơn thì có khả năng không ảnh hưởng.
"Các dòng xe phổ thông thì không vấn đề gì, tuy nhiên khi mua xe các nhân viên bán hàng cũng sẽ khuyến cáo cho khách hàng"- anh Chiến cho biết.
Cũng theo anh Chiến, liên quan như màn hình, đèn, âm thanh phải sử dụng dây điện thì có khả năng ảnh hưởng. Các bộ phận như sàn, da ghế hay dán kính thì không sao. Bởi vì trong quá trình làm, có những sai sót mà kỹ thuật không để ý, thì ảnh hưởng đến độ an toàn của xe, vấn đề này không ai khẳng định được. Các dòng xe phổ hông có kết cấu thông thường và không chi tiết như các dòng xe sang sẽ khó xử lý hơn.
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc một Đại lý xe trên địa bàn TP.HCM cũng chia sẻ: "Đây là quy định không phải khắt khe của các hãng xe, tuy nhiên quy định này nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho chủ xe, đặc biệt là khi di chuyển trên đường".
Nhiều cách chống nắng nóng hay cho ô tô giữa mùa Hè Những ngày nắng nóng của mùa Hè nhiệt độ ngoài trời dao động từ 38 đến 43 độ C, nhiệt độ trong cabin xe có thể lên đến 70 độ C chỉ sau vài chục phút, biến chiếc xe thành phòng "xông hơi" bất đắc dĩ. Đỗ xe vào mùa Hè nơi không có bóng mát quả thực là cơn ác mộng đối...