Tranh cãi chuyện dịch Covid-19 liệu có hết vào mùa hè
Một số chuyên gia cho rằng, Covid-19 không chịu được thời tiết nắng nóng và sẽ biến mất vào mùa hè, tuy nhiên, nhiều người khác lại không nghĩ vậy.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học từ Đại học Sun Yat-sen thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Covid-19 lây lan mạnh nhất ở 8,72 độ C. Vì vậy, những nước ở khu vực lạnh cần tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ nhất.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sun Yat-sen cho rằng, nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động và sự lây lan của Covid-19.
“Loại virus này rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Các nước ở khu vực nóng có thể ngăn chặn nó lây lan, trong khi những nước có thời tiết lạnh cần tăng cường đề phòng”, nghiên cứu cho biết.
Nhiều cơ quan y tế trên thế giới hiện nay vẫn đang đi tìm câu trả lời rằng liệu Covid-19 có bị hạn chế khả năng hoạt động khi thời tiết ấm lên, điều xảy ra tương tự với các loại virus cúm mùa và cảm lạnh thông thường.
Nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng thời tiết nóng sẽ khiến Covid-19 hoạt động yếu (ảnh: SCMP)
Một số chuyên gia cho rằng, mọi người nên tránh rơi vào “cái bẫy” khi nghĩ rằng Covid-19 sẽ biến mất khi mùa hè tới.
Nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học đến từ đại học Harvard (Mỹ) cho rằng, nếu không có sự can thiệp y tế, Covid-19 vẫn sẽ lây lan cả trong môi trường lạnh khô lẫn các khu vực nhiệt đới, điển hình là tỉnh Quảng Tây nằm ở cực Nam Trung Quốc và Singapore nằm gần xích đạo.
“Sự tăng nhiệt độ và độ ẩm vào các tháng mùa xuân và mùa hè không dẫn đến sự suy giảm số lượng của virus, nếu không có các biện pháp can thiệp của y tế”, nghiên cứu từ đại học Harvard cho hay.
Singapore – quốc gia nằm gần xích đạo với thời tiết nóng vẫn có nhiều ca nhiễm Covid-19 (ảnh: SCMP)
Video đang HOT
Trái với quan điểm này, ông Hassan Zarake, chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Beirut (Mỹ) lại cho rằng, khi thời tiết nóng hơn, Covid-19 sẽ hoạt động kém và ít có khả năng lây nhiễm.
“Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về loại virus này. Dựa trên những gì chúng tôi biết về nó, khi nhiệt độ nóng dần lên, Covid-19 sẽ hoạt động yếu và chúng ta có thể phá vỡ chuỗi lây lan”, ông Hassan Zarake cho biết.
Ông Mike Ryan, giám đốc điều hành của WHO thì kêu gọi người dân đừng “ảo tưởng” rằng dịch Covid-19 sẽ tự biến mất vào mùa hè.
“Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy Covid-19 sẽ biến mất vào mùa hè. Đó là một hy vọng sai lầm về dịch bệnh, rằng Covid-19 sẽ tự mất như virus gây bệnh cúm thông thường. Chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống Covid-19 tiếp tục có khả năng lây lan”, ông Mike Ryan nhấn mạnh.
Khi có dấu hiệu nghi nhiễm mà có yếu tố dịch tễ, cần:
- Cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi
- Tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác
- Theo dõi các dấu hiệu dưới đây: Sốt (đo nhiệt độ 2 lần một ngày), ho, khó thở. Các triệu chứng ban đầu khác cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.
- Nếu bị sốt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám, chẩn đoán chính xác, cách ly và điều trị kịp thời.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19, cần lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày để theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và đến ngay cơ sở y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin. Bộ Y tế đã công bố 2 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Covid-19: 19003228 và 19009095. (Nguồn: Bộ Y tế)
Theo danviet.vn
Dịch Corona sẽ hết vào tháng 5?
Dịch có thể sẽ hết vào tháng 5, thời điểm Trung Quốc và châu Á bước vào mùa hè nóng ẩm.
Báo Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) dẫn nguồn từ Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (TQ) cho biết tính đến hết ngày 5-2, nước này có 490 ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (2019-nCoV) gây ra (gọi tắt là dịch Corona). Hiện số ca tử vong bên ngoài TQ đại lục vẫn dừng lại ở hai ca, một ở Hong Kong và một ở Philippines.
Toàn cầu có 24.536 ca nhiễm (TQ đại lục có 24.324 ca, 212 ca còn lại ở 28 nước và vùng lãnh thổ khắp năm châu). Hơn 185.000 ca nghi nhiễm đang được giám sát, kiểm tra.
Số người khỏi bệnh gấp đôi số tử vong
Hiện trong số các bệnh nhân đang điều trị ở Hồ Bắc có hơn 2.500 người trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch. Tuy nhiên, cũng theo số liệu từ TQ, đã có 911 người được điều trị khỏi bệnh, nhiều hơn số người tử vong. Tỉ lệ tử vong ở Hồ Bắc đã giảm từ 3,1% ngày 4 sang 2,9% ngày 5-2. Lưu ý là tỉ lệ tử vong của tâm dịch Hồ Bắc luôn cao hơn tỉ lệ toàn quốc (hiện ở mức 2%).
Phó Giám đốc Jiao Yahui, Cục Quản lý y khoa thuộc Ủy ban Y tế quốc gia TQ, dự đoán tỉ lệ tử vong tới đây sẽ giảm, trước mắt là ở Hồ Bắc, đặc biệt ở Vũ Hán. Căn cứ để lạc quan là TQ gần đây quyết liệt hơn trong áp dụng các biện pháp chăm sóc y tế. Ngành y tế TQ đã tăng số giường bệnh cho các bệnh nhân nặng, huy động một lượng lớn y, bác sĩ kể cả quân y, triển khai nhiều đội chuyên gia có kinh nghiệm về các bệnh hô hấp nghiêm trọng hỗ trợ điều trị. Xuất hiện trên đài truyền hình trung ương CCTV ngày 5-2, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tự tin nước này đủ khả năng kiềm chế dịch.
Người tình nguyện mặc đồ bảo hộ xịt tẩy trùng tàu điện ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) ngày 4-2. Ảnh: REUTERS
Dịch sẽ hết vào tháng 5?
Trong một bài viết trên kênh tin tức Channel News Asia ngày 5-2,TS y khoa Jyoti Somani và GS y khoa Paul Tambyah thuộc ĐH Quốc gia Singapore (NUS)nhận định rằng số ca nhiễm có thể sẽ giảm mạnh cũng như dịch có thể sẽ hết vào tháng 5, thời điểm TQ và châu Á bước vào mùa hè nóng ẩm.
Theo hai chuyên gia này, một lý do khiến đà lây lan dịch mạnh có thể liên quan đến điều kiện thời tiết. Một thực tế là các đợt cúm mùa và cả dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) đều giảm quy mô thấy rõ vào thời điểm tháng 5, khi nhiệt độ ở TQ ấm lên. Dịch SARS bùng phát giữa tháng 11-2002 và kết thúc vào tháng 7-2003.
Ở các nước đặc điểm thời tiết có các mùa rõ rệt như TQ và Mỹ, mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 12, lên đỉnh điểm vào tháng 1 hoặc tháng 2, sau đó sẽ giảm dần. Ở các nước này, sự sống sót và lây lan của các virus gây bệnh đường hô hấp liên quan đến các yếu tố tác động lây nhiễm như không khí khô, nhiệt độ môi trường. Yếu tố con người cũng có thể tác động, khi mùa lạnh người ta ở trong nhà nhiều hơn, tiếp xúc với nhau nhiều hơn.
Phương thức lây nhiễm của virus 2019-nCoV cũng tương tự các virus gây bệnh hô hấp khác như cúm hay cảm lạnh - qua nước bọt hoặc đờm dãi của người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy các giọt nước bọt hay đờm dãi này sống lâu hơn và lan truyền xa hơn khi thời tiết lạnh và khô. Chẳng hạn, các virus Corona thông thường gây bệnh cảm lạnh khi ở 6 độ C có thể sống lâu gấp 30 lần so với khi ở 20 độ C và độ ẩm cao.
Chắc chắn chúng ta có cơ hội cửa sổ (có thể hiểu cơ hội vàng - PV) để hành động... Đừng để lỡ cơ hội này.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
TEDROS ADHANOM GHEBREYESUS
Chờ trời nóng lên
Lập luận này cũng khớp với kết luận gần đây của một số nhà khoa học thuộc ĐH Hong Kong, trong đó có GS Malik Peiris và GS Seto Wing Hong rằng sở dĩ đa số nước Đông Nam Á không có dịch SARS vì có thời tiết nóng ẩm, không giống như Hong Kong và Singapore vốn lệ thuộc lớn vào môi trường máy lạnh.
Một điều nữa, so với dịch SARS 17 năm trước, ngày nay năng lực y tế, đặc biệt khả năng chống bệnh truyền nhiễm của TQ và thế giới đã phát triển hơn nhiều. Thông tin ngày nay cũng cởi mở hơn, cho phép các nước kịp thời có biện pháp ngăn chặn, như nhanh chóng xét nghiệm và cách ly. Thời dịch SARS việc này chậm trễ hơn nhiều và vì thế đã bỏ lỡ một lượng lớn ca nhiễm.
Một cách tiếp cận y tế công cộng cơ bản trong bất kỳ bệnh dịch nào là xác định lịch sử tiếp xúc của người nhiễm và tiến hành cách ly. Với dịch Corona hiện nay công tác này được làm tốt hơn nhiều thời dịch sốt xuất huyết Ebola năm 2014.
Bộ Ngoại giao TQ ngày 4-2 đánh giá cao cách quản lý khủng hoảng của Nhật trong đợt dịch Corona. Người phát ngôn Hoa Xuân Doanh nói TQ "cảm động sâu sắc" trước việc chính phủ và người dân Nhật đã thể hiện sự thông cảm và ủng hộ TQ. Bà Hoa nhắc đến việc Nhật quyên góp khẩu trang, kính bảo hộ, đồ bảo hộ - rất khan hiếm ở TQ, cũng như có nhiều hành động biểu tượng cầu nguyện cho TQ vượt qua nạn dịch.
Thái độ với Nhật hoàn toàn khác thái độ của TQ với Mỹ. Vài ngày trước TQ cáo buộc Mỹ chẳng giúp gì thực chất mà còn gieo rắc sợ hãi. Trong tuyên bố chỉ trích, bà Hoa nhắc đến việc Mỹ là nước đầu tiên rút nhân viên lãnh sự khỏi Vũ Hán, đóng cửa biên giới với người từ TQ qua. Mỹ nói phía TQ dù nói đồng ý cho chuyên gia y tế Mỹ nhập cảnh để giúp chống dịch nhưng lại không mặn mà xúc tiến. Bà Hoa thừa nhận Mỹ nhiều lần bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ TQ nhưng TQ hy vọng sự hỗ trợ này sẽ được cụ thể hóa sớm.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Hết cháy rừng, koala lại oằn mình chống lũ lụt Mưa lớn trở thành cứu tinh đối với Australia sau nhiều tháng cháy rừng không dứt, nhưng nó cũng khiến koala và nhiều động vật khác phải oằn mình chống lại lũ lụt. Sau nhiều tháng hạn hán kéo dài ở Australia, trong tuần này những trận mưa lớn đổ xuống một số khu vực bị thảm kịch cháy rừng tồi tệ nhất...